Chuẩn bị nguồn lực cho đào tạo nghề

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình (Trang 24 - 27)

PHẦN II- NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

1.3. Nội dung công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn

1.3.3. Chuẩn bị nguồn lực cho đào tạo nghề

Thời gian qua, việc thực hiện các quy định về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn luôn được nhà nước và các cơ quan chức năng chú trọng, tạo mọi điều kiện thuận lợi để đội ngũ này được chuẩn hoá góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Bộ LĐTB&XH đã ra Quyết định số 57/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 26/5/2008 về việc sửdụng, bồi dưỡng giáo viên đào tạo nghềnhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ. Theo đó, khuyến khích đội ngũ này tham gia học tập nghiên cứu, nâng cao trình độ quản lý và trình độ chuyên môn, có phẩm chất đạo đức và lương tâm nghềnghiệp, đạt chuẩn trìnhđộ đào tạo vềlý thuyết và thực hành, nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng nghề, có trình độ tin học, ngoại ngữ đểáp dụng vào giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

Tiếp theo, Bộ LĐTB&XH đã ban hành Thông tư số 30/2010/TT- BLĐTBXH ngày 29/9/2010 quy định chuẩn giáo viên, giảng viên đào tạo nghề, trong đó quy định rõ bốn tiêu chí: phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, lối sống; năng lực chuyên môn; năng lực sư phạm đào tạo nghề; năng lực phát triển nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học, làm cơ sở để xây dựng mục tiêu đào tạo, chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng giáo viên, giảng viên đào tạo nghề, giúp đội ngũ này tự đánh giá về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực nghề nghiệp, từ đó xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Nhà nước bảo đảm việc đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo hướng chuẩn hoá, đủ về số lượng; có cơ cấu hợp lý theo nghềvà trình độ đào tạo. Huy động các nhà khoa học, cán bộ kỹthuật, nghệ nhân, người lao động có tay nghề cao, nông dân sản xuất giỏi tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Đồng thời, chuẩn hóa đội ngũ cán bộquản lý đào tạo nghề. Xây dựng nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý đào tạo nghề; hình thành đội ngũ cán bộquản lý đào tạo nghềcó tính chuyên nghiệp.

1.3.3.2 . Nguồn lực cơ sởvật chất và tài chính

Để thực hiện nội dung này, nhà nước đã quan tâm cấp nguồn tài chính, đầu tư phát triển và nâng cấp các cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Cùng với cung cấp nguồn tài chính, nhà nước cònđầu tư hợp lý về cơ sở hạtầng, khoa học công nghệ, trang thiết bịkỹthuật cho các cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Đối với việc đào tạo nghề, nguồn lực tài chính từ ngân sách nhà nước đóngvai trò chủ đạo trong các nguồn lực tài chính cho đào tạo nghề để thực hiện được mục tiêu đổi mới và phát triển đào tạo nghề, về nguồn đầu tư, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Nhà nước khuyến khích để huy động tối đa sự tham gia của doanh nghiệp, làng nghềtrong việc phát triển đào tạo nghề dưới các hình thức như tổchức đào tạo tại doanh nghiệp, đầu tư cơ sở đào tạo nghề.

Ngành LĐTB&XH thực hiện cơ chếphân cấp quản lý ngân sách, các nguồn đầu tư khác đảm bảo tính thống nhất từcao xuống thấp; phát huy tính chủ động, sáng tạo, trách nhiệm của bộmáy quản lý tại từng đơn vịthuộc ngành Lao động thương binh và xã hội, phục vụcho việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Song song với việc cung cấp, phân bổ kinh phí đầu tư phát triển, ngành Lao động thương binh và xã hội thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán công khai, minh bạch vềtài chính, các nguồn đầu tư tại các đơn vịthuộc ngành nhằm nâng cao tính trách nhiệm và hiệu quảsửdụng nguồn kinh phí, nguồn đầu tư đãđược nâng cấp.

1.3.4. Tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Việc tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật và các quy định về nội dung, chương trình, phương pháp và hình thức đào tạo nghề cho lao động nông thôn là vô cùng cần thiết, bởi đây chính là cơ sở quan trọng để các cơ sở đào tạo thực hiện giảng dạy, đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghềcho lao động nông thôn nói riêng.

Hiện nay, nội dung chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với đặc thù của sản xuất nông nghiệp, quy hoạch, kếhoạch phát triển sản xuất của từng địa phương, quy hoạch xây dựng nông thôn mới cấp xã. Hình thức đào tạo cần phải phong phú, đào tạo theo địa bàn, tại chỗ, theo mùa vụ, gắn với mô hình sản xuất tiến bộ, lấy thực hành là chính.

Chương trìnhđào tạo nghề cho lao động nông thôn đã góp phần to lớn vào việc trang bịkiến thức, kỹ năng, giúp người dân đẩy mạnh ứng dụng tiến bộkhoa học công nghệvào sản xuất.

Để hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn đạt kết quả tốt, các cơ sở tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn đều cần xây dựng chương trình, giáo trìnhđào tạo nghề; xây dụng chương trình, giáo trình kiến thức kinh doanh và khởi sự doanh nghiệp cho lao động nông thôn học nghề theo quy định. Năm 2013, Bộ LĐTB&XH đã ban hành Thông tư số 29/2013/TT-BLĐTBXH (ngày 22/10/2013) quy định về xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình đào tạo nghề trình độ trung cấp, trìnhđộ cao đẳng cho các nghề trọng điểm cấp độquốc gia, trong đó, quy định rõ các yêu cầu về xây dựng chương trình, về nội dung, cấu trúc chương trình, thời gian và đơn vịthời gian trong chương trình, phân bổ thời gian khoá học; nguyên tắc, yêu cầu biên soạn bộ đề thi tốt nghiệp; quy trình xây dựng, thẩm định chương trình đào tạo

nghề; yêu cầu, nội dung, cấu trúc của giáo trình đào tạo nghề; quy trình biên soạn, thẩm định giáo trình. Theo đó, các cơ sở được lựa chọn đào tạo nghềtrọng điểm cấp độquốc gia và các đơn vịliên quan cần căn cứ vào Thông tư này đểthực hiện.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)