Đổi mới chính sách huy động vốn đầu tư cho đào tạo nghề

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình (Trang 95 - 98)

PHẦN II- NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nưóc đối với đào tạo nghề huyện Minh Hoá

3.3.10. Đổi mới chính sách huy động vốn đầu tư cho đào tạo nghề

Nhu cầu về vốn cho công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Minh Hóa khá lớn, với điều kiện ngân sách còn hạn hẹp như hiện nay, thu hút đầu tư từ bên ngoài vào đào tạo nghềlà một giải pháp hữu hiệu để phát triển kinh tế, xã hội

địa phương. Tuy nhiên, tỷlệnguồn vốn đầu tư từ bên ngoài vào công tác đào tạo nghề trên địa bàn huyện hiện nay còn khá nhỏ, do vậy để có thể huy động vốn đầu tư trong tương lai, cần quan tâm tới một sốvấn đề như:

- Huy động sự đóng góp của nhân dân thông qua hình thức thu học phí, lệ phí.

Chế độ học phí được đổi mới cơ bản theo hướng ngoài phần hỗ trợcủa nhà nước theo khả năng ngân sách, học phí cần bảo đảm trang trải chi phí cần thiết cho giảng dạy, học tập và có tích lũy đầu tư phát triển cơ sở vật chất, từng bước đủ bù đắp chi phí đào tạo. Việc điều chỉnh học phí phải dựa trên cơ sở tính toán và xác định chi phí đơn vị của từng trình độ đào tạo cùng với việc điều tra mức sống của lao động nông thôn ở từng địa phương.

- Huy động nguồn vốn đầu tư từ trong nội bộ các cơ sở đào tạo nghề. Khuyến khích các cơ sở đào tạo nghềthành lập doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và thực hiện các dịch vụ; đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, mang lại nguồn thu cho cơ sở đào tạo.

-Tăng cường mối quan hệgiữa các cơ sở đào tạo nghềvới các doanh nghiệp để doanh nghiệp tham gia vào đào tạo và chia sẻ kinh phí đào tạo. Phát triểnđào tạo nghề tại các doanh nghiệp. Cơ sở đào tạo nghềthuộc doanh nghiệp có thếmạnh về vốn, về máy móc thiết bị, về đội ngũ công nhân lành nghề... có đầy đủ điều kiện để thực hiện tốt việc đào tạo. Người học nghề được học những nghề phù hợp với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp; các kiến thức và kỹ năng nghề mà người học tiếp thu được đáp ứng được lợi ích của cả người học và người sử dụng lao động; người học nghềngoài việc học lý thuyết nghề, được thực tập ngay trên các máy móc, thiết bị đang sử dụng tại doanh nghiệp; các cơ sở đào tạo sau khi dạy xong lý thuyết, gửi học sinh vào các doanh nghiệp để thực tập trên các thiết bị đang sử dụng của doanh nghiệp, làm cho người học có thểvận dụng được những kiến thức đã học, đồng thời nâng cao được kỹ năng nghề. Nhà nước cần có cơ chế chính sách ưu đãi về thuế, về đất đai, ưu đãi về vay vốn đểnhân rộng mô hình này.

- Khuyến khích sự đóng góp, tài trợ của các tổchức và cá nhân trong và ngoài tỉnh cho đầu tư phát triển đào tạo nghề. Thành lập Quỹ hỗ trợ đào tạo nghề. Quỹ này được hình thành trên cơ sở các tổ chức, cá nhân tuyển dụng lao động đã qua đào tạo đóng góp.

Thực trạng đào tạo nghề ở huyện Minh Hoá những năm qua có những chuyển biến tích cực, cơ cấu nghề nghiệp đa dạng, chất lượng được nâng lên. quản lý nhà nước trong lĩnh vực đào tạo nghề từng bước phát huy hiệu lực, hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất cập: Đào tạo nghề chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội, chưa theo kịp với sự chuyển đổi cơ cấu của nền kinh tế, nhận thức về học nghề việc làm của xã hội chưa cao; quản lý nhà nước về đào tạo nghề còn nhiều điểm chưa thật sự thúc đẩy phát triển đào tạo nghề,xã hội hoá chưa mạnh, một số nội dung còn bỏ sót...

Tìm kiếm giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nướctrong lĩnh vực đào tạo nghề nhằm đẩy mạnh phát triển đào tạo nghề của huyện Minh Hoálà vấn đề có tính thời sự cấp bách hiện nay; giải quyết tốt vấn đề này sẽ thúc đẩy phát triển lực lượng lao động, đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá diễn ra nhanh hơn, hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)