Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ KỸ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI STRESS CỦA CƯ SĨ PHẬT TỬ THÀNH PHỐ HUẾ
4.2. Thực trạng kỹ năng ứng phó với stress của cư sĩ phật tử thành phố Huế
4.2.1. Đánh giá chung thực trạng kỹ năng ứng phó với stress của cư sĩ Phật tử thành phố Huế
Kết quả khảo sát trên tổng thể thông qua Biểu đồ 4.1 và Bảng số liệu 4.2 cho thấy, Kỹ năng ứng phó với stress của cư sĩ Phật tử thành phố Huế ở mức độ khá (chiếm 57,75% trên tổng số cư sĩ Phật tử khảo sát và điểm trung bình toàn thang đo là 3,45). Điều này có nghĩa, cư sĩ Phật tử đã thể hiện đẩy đủ những kỹ năng cần thiết khi ứng phó với những tính huống gây stress trong cuộc sống của tự thân. Cư sĩ Phật tử vận dụng kỹ năng ứng phó tương đối thành thạo nhưng chưa thật sự ổn định, bền vững.
85
Biểu đồ 4.1. Tỉ lệ mức độ kỹ năng ứng phó với stress của cư sĩ Phật tử Cư sĩ Phật tử thực hiện các nhóm kỹ năng ứng phó với stress trong học tập, lao động và giao tiếp với tần suất khác nhau. Bảng 4.2 thể hiện mức độ các nhóm kỹ năng ứng phó với stress trong học tập, lao động và giao tiếp của cư sĩ Phật tử.
Bảng 4.2. Các nhóm kỹ năng ứng phó với stress của cư sĩ Phật tử
TT Các kỹ năng Thành phần ĐTB ĐLC Mức
KN 1 Nhóm kỹ năng nhận diện tác nhân gây stress và
biểu hiện stress
3,37 0,815 Khá 2 Nhóm kỹ năng xác định các phương án ứng phó
với stress
3,49 0,765 Khá 3 Nhóm kỹ năng thực hiện các phương án ứng phó
với stress
3,42 0,845 Khá
4 Chung 3,42 0,808 Khá
Trong đó, cư sĩ Phật tử sử dụng nhóm kỹ năng xác định các phương án để ứng phó với stress trong học tập, lao động và giao tiếp với mức độ nhiều nhất (ĐTB
= 3,49). Tiếp đến, nhóm kỹ năng thực hiện các phương án ứng phó với stress trong học tập, lao động và giao tiếp ở mức độ thứ hai (ĐTB = 3,42). Nhóm kỹ năng nhận diện tác nhân gây stress trong học tập, lao động và giao tiếp ở mức độ ít nhất trong ba nhóm (ĐTB = 3,37). Để làm sáng tỏ hơn về kết quả nghiên cứu, cũng như từng nhóm kỹ năng thành phần. Chúng tôi lần lượt nghiên cứu từng nhóm kỹ năng cụ thể như sau:
86
4.2.1. Nhóm kỹ năng nhận diện tác nhân gây stress và biểu hiện của stress trong học tập, lao động và giao tiếp của cư sĩ Phật tử
4.2.1.1. Mức độ kỹ năng nhận diện tác nhân gây stress trong học tập, lao động và giao tiếp của cư sĩ Phật tử
Có 36 tác nhân gây stress trong học tập, lao động và giao tiếp của cư sĩ Phật tử được nghiên cứu. Trong đó, tác nhân gây stress trong học tập gồm TN1 đến TN10, tác nhân gây stress trong lao động gồm TN11 đến TN22 và tác nhân gây stress trong giao tiếp gồm TN23 đến TN36 (Bảng 4.3).(xem thêm Phụ lục 3. Phần 3.32) Bảng 4.3. Tự đánh giá mức độ kỹ năng nhận diện tác nhân gây stress trong học tập, lao động và giao tiếp
TT Tác
nhân ĐTB ĐLC Mức
KN TT Tác
nhân ĐTB ĐLC Mức KN 1 TN1 3,55 1,087 Khá 19 TN19 3,73 1,108 Khá 2 TN2 3,89 1,039 Khá 20 TN20 4,08 1,015 Khá 3 TN3 3,68 1,198 Khá 21 TN21 3,68 1,216 Khá 4 TN4 3,69 1,191 Khá 22 TN22 3,94 1,063 Khá 5 TN5 3,69 1,194 Khá 23 TN23 4,10 0,997 Khá 6 TN6 3,99 1,044 Khá 24 TN24 3,93 0,993 Khá 7 TN7 3,57 1,194 Khá 25 TN25 4,24 0,887 Tốt 8 TN8 3,94 1,078 Khá 26 TN26 3,87 1,135 Khá 9 TN9 4,00 1,095 Khá 27 TN27 4,12 0,944 Khá 10 TN10 3,57 1,208 Khá 28 TN28 4,25 0,882 Tốt 11 TN11 3,81 1,131 Khá 29 TN29 3,77 1,189 Khá 12 TN12 4,03 0,947 Khá 30 TN30 4,11 1,008 Khá 13 TN13 3,46 1,250 Khá 31 TN31 3,77 1,205 Khá 14 TN14 3,70 1,128 Khá 32 TN32 4,01 1,064 Khá 15 TN15 4,04 1,037 Khá 33 TN33 4,10 1,047 Khá 16 TN16 3,65 1,245 Khá 34 TN34 3,83 1,103 Khá 17 TN17 3,92 1,115 Khá 35 TN35 4,12 1,006 Khá 18 TN18 4,00 1,099 Khá 36 TN36 3,84 1,154 Khá
ĐTB = 3,88 ĐLC = 1,067
Ghi chú: TN1 – TN36 là các tác nhân của KN. Chi tiết xem phần phụ lục.
Dữ liệu Bảng 4.2 cho thấy, kỹ năng nhận diện tác nhân gây stress trong học tập, lao động và giao tiếp của cư sĩ Phật tử thành phố Huế ở mức độ khá (ĐTB = 3,88). Với kết quả này cho thấy, đa số cư sĩ Phật tử có cách nhìn nhận đúng đắn các thao tác ở mức cần thiết khi đối diện ứng phó với stress, nhưng chỉ ở mức khá ổn chưa thật sự nhuần nhuyền và thuần thục.
87
Cư sĩ phật tử nhận diện các tác nhân của từng nhóm tác nhân gây stress trong học tập, lao động và giao tiếp không đồng đều nhau. Trong đó, biểu hiện “Khối lượng kiến thức tiếp thu quá nhiều” chiếm tỷ lệ cao nhất (ĐTB = 4,25) và thấp nhất là biểu hiện “Thiếu tài liệu trong học tập” (ĐTB = 3,46). Các tác nhân trong nhóm liên quan đến giao tiếp được cư sĩ Phật tử nhận diện tốt hơn hai nhóm còn lại, chiếm điểm số trung bình chung là 4,0.
Qua quá trình tìm hiểu thực tế và bằng kinh nghiệm giảng dạy tại các cơ sở liên quan, chúng tôi xác định: Với Phương châm “Duy tuệ thị nghiệp” của giáo dục Phật giáo. Cư sĩ Phật tử trong các tổ chức luôn được đẩy mạnh giáo dục về mặt “thế học” lẫn “Phật học”. Nghĩa là song song trong các chương trình giảng dạy giáo lý cư sĩ Phật tử vẫn được đào tạo thêm chương trình thế học như: kỹ năng sống, kỹ năng tổ chức hoạt động, sơ cấp cứu, kỹ năng dẫn trình, kỹ năng làm việc nhóm, ....
Đều này cho thấy, khối lượng kiến thức và kỹ năng được cư sĩ Phật tử tiếp thu, trau dồi và thực hiện theo nhiều góc độ đa diện khác nhau.
Thực tế tại các trường phổ thông và đại học hiện nay, cư sĩ Phật tử trẻ tuổi luôn phải nỗ lực học hành liên tục để đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của chương trình. Cư sĩ Phật tử cũng thường lo lắng cho mỗi kì thi, đặc biệt khi không biết sắp xếp thời gian biểu hợp lý, từ đó sẽ dẫn đến sự lo âu căng thẳng trong học tập. Ngoài ra chưa thích nghi hoạt động học tập ở đại học, sự kì vọng của cha mẹ quá cao cũng là nguyên nhân dẫn đến căng thẳng cho cư sĩ phật tử.
Bên cạnh đó, các kỳ kiểm tra/ thi cử, khối lượng kiến thức cần tiếp thu lớn, khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức, lịch học dày đặc, nhiệm vụ học tập quá nhiều, không có đủ thời gian để ôn tập và củng cố kiến thức đã học, phương pháp học tập của cá nhân không hiệu quả. Đây cũng chính là những tác nhân gây stress, trong học tập ở mức độ cao cho học sinh sinh viên, và là những tác nhân liên quan chặt chẽ đến việc sắp xếp thời gian, lên kế hoạch lịch học tập và sinh hoạt cá nhân.
Ở Việt Nam, số lượng học sinh, sinh viên mắc rối loạn lo âu và trầm cảm có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây. Theo Hoàng Cẩm Tú và cộng sự (2007), khảo sát sức khỏe tâm thần trên 1.727 học sinh, sinh viên ở thành phố Hà Nội cho thấy, có 25,76% tổng số học sinh, sinh viên có vấn đề về sức khỏe tâm thần, trong đó số học sinh có những vấn đề cảm xúc cao nhất, chiếm tới 29,7%, tỷ lệ nữ mắc nhiều hơn nam.
Theo Nguyễn Thị Minh Hằng và Nguyễn Thị Nga (2009), có 20,65% học sinh lớp 11 có lo âu học đường ở mức độ vừa, trong đó tình huống kiểm tra kiến thức ở lớp học là nguyên nhân lớn nhất [53], [1].
Kết quả phỏng vấn cũng cho kết quả tương tự, em N.T.M.L chia sẻ: “Lịch học và trực ca liên tục, mặc dù em cũng là sinh iên năm 6 nhưng ẫn khó hài lòng với lịch sắp xếp của nhà trường cũng như yêu cầu của giảng iên”.
88
Bên cạnh đó sự lúng túng trong giao tiếp ở môi trường đại học cũng như trong công sở đã phần nào ảnh hưởng hưởng đến tâm trạng lo lắng, căng thẳng của cư sĩ Phật tử. Em L.T.T.H. Chia sẻ: “Em hay mất kiểm soát trong giao tiếp với khách hàng, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến chỉ tiêu công ty đề ra”.
Như vậy có thể thấy rằng, giải tỏa căng thẳng trong học tập; quản lý, chia thời khóa học tập khoa học, hợp lý; rèn luyện các phương pháp học tập có hiệu quả; cần bằng mọi thứ trong công việc; hài hòa giữa các mối quan hệ xã hội là những việc làm rất quan trọng mà cư sĩ Phật tử cần phải thực hiện để giảm thiểu stress cho bản thân.
4.2.1.2. Mức độ kỹ năng nhận diện biểu hiện của cư sĩ Phật tử
Các biểu hiện stress được xếp thành 3 nhóm để khảo sát cư sĩ Phật tử: Nhóm biểu hiện về mặt nhận thức: (từ BH1 đến BH25); Nhóm biểu hiện về mặt cảm xúc, tình cảm: (từ BH 26 đến BH 55); Nhóm biểu hiện về mặt hành vi: (từ BH56 đến BH 81) (Xem thêm phần phụ lục 3 phần 3.3.2).
Bảng 4.4. Tự đánh giá mức độ thực hiện kỹ năng nhận diện biểu hiện của stress trong học tập, lao động và giao tiếp
TT Kỹ năng nhận diện biểu hiện stress trong học tập, lao động và giao tiếp của cư sĩ Phật tử
ĐTB ĐLC Mức KN
1 a. Biểu hiện về mặt nhận thức 2,76 0,550 TB
2 b. Biểu hiện về mặt cảm xúc 2,96 0,585 TB
3 c. Biểu hiện về mặt hành vi 2,87 0,554 TB
Tổng 2,86 0,563 TB
Kết quả ở Bảng 4.4 cho thấy, cư sĩ Phật tử có kỹ năng nhận diện biểu hiện của stress trong học tập, lao động và giao tiếp ở mức trung bình (ĐTB = 2,86). Với mức này, cư sĩ Phật tử đã vận dụng tri thức về stress để nhận ra các biểu hiện của stress trong học tập, lao động và giao tiếp của bản thân vẫn còn giới hạn về tính hiểu biết và đầy đủ. Trong các biểu hiện trên chúng tôi nhận thấy, cư sĩ Phật tử khi bị stress thường hay có nhiều biểu hiện cơ thể không bình thường, có những suy nghĩ bi quan về cuộc sống. Trong đó biểu hiện cao nhất “không hứng thú trong học tập”
(ĐTB = 3,79), “ngủ không ngon giấc” (ĐTB = 3,79). Với kết quả này đã nói lên rằng một số CSPT đang rơi vào tình trạng thất vọng, chán nản và không tự tin đối với bản thân họ. Đây thật sự là một dấu hiệu đáng buồn và cần có biện pháp tác động kịp thời để giảm thiểu những rủi ro, đau buồn có thể xảy ra đối với CSPT. Bởi vì biểu hiện của buồn phiền và chán nản sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của chính bản thân CSPT và những người xung quanh.
89
Bên cạnh đó, biển hiện thấp nhất là “Ý nghĩ đảo lộn, quanh quẩn” (ĐTB = 2,60), “Hay lẫn lộn trong giao tiep” (ĐTB= 2,61), “Có những suy nghĩ tiêu cực trong giao tiếp” (ĐTB= 2,61). Nhìn chung, biểu hiện này tuy thấp nhưng cũng rất đáng lo ngại. Khi nhìn nhận cuộc sống với một khung trời ảm đạm, vô nghĩa thì bản thân CSPT sẽ không chịu nỗ lực sống, học tập và lao động tốt.
Trên cơ sở tiếp cận, cũng như qua quá trình sinh hoạt chúng tôi nhận thấy, sở dĩ cư sĩ Phật tử có những biểu hiện trên là vì họ chưa có nền tảng kiến thức khoa học về stress. Chính khi không hiểu về bản chất stress nên cư sĩ Phật tử có thái độ bàng quan thậm chí không để ý đến những gì đang xảy ra với bản thân mình.
Do đó để xác minh vấn đề, chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu và thu được nhiều ý kiến khác nhau: “Thời gian gần đây em thấy bản thân khó chịu, mệt mỏi và bức bối lắm. Nhưng không hiểu vì sao, cứ lo lắng là bệnh tật gì đó” (em P.T.H.T chia sẻ). Kết quả này đã góp phần minh giải về sự tự đánh giá bản thân cư sĩ Phật tử qua các dấu hiệu của stress trong học tập, lao động và giao tiếp.
Một anh quản lý trong tổ chức gia đình Phật tử chia sẻ: “Cứ vào cuối tuần sinh hoạt, một số em cứ gặp tôi tâm sự, vì sao bản thân em dạo này hay cáu gắt thế không biết, em thì bảo bản thân cảm thấy lo lắng về chỉ tiêu công việc, em thì chia sẻ về gia đình, con bĩm sữa…. nhiều lúc làm tôi choáng cả lên” (L.V.H).
Sư Thầy T.P.M nhận xét: “Tổ chức gia đình Phật tử gồm nhiều lứa tuổi khác nhau, những em lứa tuổi mới lớn khi bước ra cuộc đời thường vấp phải nhiều khó khăn, chướng ngại. Nên việc đứng trước những khó khăn đó, các em thường ít thấy được vì sao mình bức bối, vì sao mình hay cáu gắt, lo lắng, hoang mang…”
Như vậy, sự tự đánh giá của bản thân cư sĩ Phật tử với nhận thức thực tế là không sai. Bằng kinh nghiệm thực tế, cũng như quan sát, trao đổi, phỏng vấn từ nhiều phía, chúng tôi thấy sự đánh giá của các em hoàn toàn khách quan, chính xác.
Chính vì vậy, cần có biện pháp tác động kịp thời để giúp CSPT hiểu những gì đang xảy ra với bản thân. Từ đó biết thương yêu và trân trọng cuộc sống hiện hữu của chính mình.
4.2.1.3. Mức độ kỹ năng nhận diện tác nhân gây stress và biểu hiện của stress thông qua bài tập tình huống
Song song với việc đánh giá thực trạng kỹ năng nhận diện tác nhân gây stress và biểu hiện stress của cư sĩ Phật tử qua thu thập thông tin từ phiếu điều tra, chúng tôi tiến hành khảo sát qua xử lý bài tập tình huống giả định liên quan đến kỹ năng nhận diện tác nhận gây stress và biểu hiện stress. Kết quả được thể hiện qua bảng số liệu sau.
90
Bảng 4.5. Mức độ kỹ năng nhận diện tác nhân gây stress và biểu hiện của stress trong học tập, lao động và giao tiếp qua xử lý bài tập tình huống giả định
Mức kỹ năng SL %
Kém 13 2,8
Yếu 56 12,1
Trung bình 133 28,7
Khá 262 56,5
Tốt 0 0
Tổng 464 100
Số liệu ở Bảng 4.4 chỉ ra rằng, phần lớn cư sĩ Phật tử có kỹ năng nhận diện tác nhân gây stress và biểu hiện stress trong học tập, lao động và giao tiếp ở mức trên khá, chiếm 56,5%. Với tỷ lệ này, các em đã thể hiện tương đối đầy đủ các thao tác trong việc nhận diện tác nhân và biểu hiện stress trong cuộc sống.
Mức độ kỹ năng nhận diện tác nhân gây stress và biểu hiện stress trong học tập, lao động và giao tiếp của cư sĩ Phật tử không đồng đều nhau. Trong đó mức khá chiếm tỷ lệ cao nhất, mức yếu kém 14,9% và không có mức tốt (0%)
Kết quả nghiên cứu từ xử lý tình huống giả định này góp phần chứng minh và kiểm định lại kết mà cư sĩ Phật tử tự đánh giá qua bảng hỏi. Kết quả này cũng tương đối giống với kết quả nghiên cứu từ phiếu điều tra bằng bảng hỏi.
4.2.1.3. Mức độ kĩ năng nhận diện tác nhân gây stress và biểu hiện của stress trong học tập, lao động và giao tiếp của cư sĩ Phật tử theo giới tính và nghề nghiệp
a. Giới tính
Trong nghiên cứu về ứng phó hiện nay, việc xác định sự khác biệt về mức độ stress giữa nam và nữ có ý nghĩa nhất định để đề xuất các biện pháp kiểm soát stress phù hợp với từng giới. Kết quả thu được ở Biểu đồ 4.1.
Biểu đồ 4.2. Mức độ thực hiện kỹ năng nhận diện tác nhân gây stress và biểu hiện của stress trong học tập, lao động và giao tiếp theo giới tính
91
Kết quả thu được từ Biểu đồ 4.1 cho thấy, không có sự khác biệt đáng kể giữa kỹ năng nhận diện tác nhân và biểu hiện stress giữa nam và nữ cư sĩ Phật tử.
Tuy nhiên khi so sánh số lượng Cư sĩ Phật tử trong từng mức kỹ năng ứng phó stress thì có sự khác biệt nhất định giữa nam và nữ cư sĩ Phật tử. Cụ thể, ở nam cư sĩ Phật tử có kỹ năng nhận diện tác nhân stress và biểu hiện stress ở mức khá tốt cao hơn (59,2%), trong khi đó nữ cư sĩ Phật tử (48,8%). Ở mức yếu kém nam cư sĩ Phật tử (6,5%) và nữ cư sĩ Phật tử (10,1%. Kết quả này khá đồng nhất với nhiều nghiên cứu về mức độ stress, trầm cảm trên thế giới. Một nghiên cứu ở Ucraina của Tintle và cộng sự (2011) cho rằng, có trên 14,4% phụ nữ mắc bệnh stress, trầm cảm trong khi đó ở nam giới chỉ chiếm 7,1%. Ở Canada, theo Patten (2006) stress, trầm cảm ở phụ nữ (5%) cao hơn ở nam giới (2,9%). Theo Cao Tiến Đức trong nghiên cứu về một số đặc điểm lâm sàng ở 43 bệnh nhân có biểu hiện stress, trầm cảm đang điều trị tại bệnh viện thì nam chiếm 41,9%, trong khi đó nữ chiếm tỷ lệ cao hơn (58,1%)[67], [112], [62].
Các tác giả này đều lý giải rằng nữ dễ bị stress, trầm cảm hơn nam vì phái nữ có tính nhạy cảm cao, hướng nội, dễ xúc động và khó giữ được bình tĩnh trước những hoàn cảnh bất ổn nên khi ứng phó với căng thẳng thường thiên về cách ứng phó tập trung tình cảm và lảng tránh khó khăn. Về lâu dài, những chiến lược ứng phó này không giải quyết triệt để vấn đề căng thẳng, nên mức độ stress có khuynh hướng gia tăng. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học sinh lý thần kinh đã khẳng định rằng, nữ thường nhạy cảm hơn với một số hóc môn stress và ít có khả năng thích nghi với việc hóc môn tăng cao so với nam giới; theo đó, nữ thường chịu tác động lớn hơn từ stress, trầm cảm và các sang chấn tâm lý khác (Creveling, 2010).
b. Nghề nghiệp
Bên cạnh với việc nghiên cứu giới tính trong nhận diện tác nhân gây stress và biểu hiện stress, đề tài cũng đã khai thác thêm thông tin về mức độ thực hiện kỹ năng ứng phó với stress trong học tập, lao động và giao tiếp theo nghề nghiệp.
Biểu đồ 4.3. Mức độ thực hiện kỹ năng nhận diện tác nhân gây stress và biểu hiện của stress trong học tập, lao động và giao tiếp theo nghề nghiệp