Stress và ứng phó với stress

Một phần của tài liệu Kỹ năng ứng phó với stress của cư sĩ Phật tử thành phố Huế (Trang 27 - 38)

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI STRESS CỦA CƯ SĨ PHẬT TỬ

2.1. Stress và ứng phó với stress

Stress là một khái niệm đa bình diện (multilevel), được tiếp cận dưới góc độ sinh lý học, xã hội học và tâm lý học. Dưới mỗi góc độ, khái niệm stress được hiểu theo những cách khác nhau.

Hướng 1: Xem stress là một trạng thái căng thẳng, do nhiều tác nhân gây ra Trong The American Heritage Dictionary of the Enghlish language, định nghĩa stress là “một tình trạng gây khó chịu hoặc gây thương tổn về cảm xúc, tinh thần, xảy ra khi cơ thể phản ứng lại những ảnh hưởng trái ngược bên ngoài và có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe thể lý dễ nhận thấy qua các dấu hiệu: tim đập nhanh, huyết áp cao, căng cơ, cảm giác khó chịu và ưu phiền” [13]. Định nghĩa này chỉ ra cả 3 khía cạnh của stress, nhất là chỉ rõ những dấu hiệu của stress về mặt cảm xúc và thể lý.

Theo từ điển Tâm lý học Vũ Dũng chủ biên “Stress là một thuật ngữ có giới hạn rộng để chỉ những trạng thái của con người xuất hiện do phản ứng với những tác động đa dạng từ bên ngoài ở các mức độ sinh lý, tâm lý, hành vi” [7, tr.241].

Nguyễn Công Khanh “Stress là trạng thái căng thẳng của cơ thể, phản ứng lại với những kích thích bên trong hoặc bên ngoài cơ thể”[ 31, tr.185].

Như vậy, Các định nghĩa trên chỉ nêu ra những biểu hiện của stress chung mà không chỉ ra được nguồn gốc, tác nhân gây stress.

Hướng thứ 2: Stress là một đáp ứng sinh lý của cơ thể

Theo Hans Selye (1930), “Stress là mọi đáp ứng của cơ thể trước mọi yêu cầu hay đòi hỏi tác động lên cơ thể đó”. Trong cuộc sống thường nhật, stress là hiện tượng sinh lý (physiologique) cần thiết cho con người. Định nghĩa này đã khai phóng một cách hiểu mới về stress, trước đây mọi người đều cho rằng stress gây ra những ảnh hưởng tiêu cực, chứ không biết rằng stress cũng có những mặt tích cực tạo động lực cho con người hoạt động có hiệu quả[13], [29].

Robert S. Feldman (1997), “Stress là phản ứng của con người trước các sự kiện đang đe dọa hay thách thức họ” [7], [11]. Định nghĩa này nhấn mạnh đến tính chất đe dọa, thách thức của sự kiện là nguồn gốc gây stress.

Stephen Worchel và Wayne Shebilsue, “Stress là một quá trình mà bằng cách đó con người phản ứng lại với các sự kiện môi trường và tâm lý mà được nhận thức

20

là đe dọa hoặc thách thức” [17, tr.429]. Với dịnh nghĩa này các tác giả đã chỉ rõ yếu tố nhận thức của cá nhân về nguồn gốc gấy stress.

Hướng thứ 3: Stress- một sự kiện từ môi trường

Dưới góc độ xã hội học cho rằng, “Stress như là một sự kiện từ môi trường đòi hỏi một cá nhân phải thử thách những tiềm năng và đáp ứng không bình thường (dẫn theo Snynder, 2001). Với luận điểm này có thể hiểu, stress là những biến động thay đổi trong đời sống cá nhân, gia đình và xã hội tác động lên con người, gây mất thăng bằng cho họ [104].

Phạm Minh Hạc, Trần Trọng Thủy và Lê Khanh đã nêu lên thành phần quan trọng của stress là xúc cảm và Tô Như Khuê: “stress là những xúc cảm nảy sinh trong những tình huống nguy hiểm, hẫng hụt, hay trong những tình huống phải chịu đựng những nặng nhọc về thể chất và tinh thần hoặc trong những điều kiện phải quyết định hành động nhanh chóng và trọng yếu” [58], [35].

Như vậy, stress hình thành do những đòi hỏi của sự kiện môi trường hơn là bên trong cá nhân người ấy. Cách hiểu này, không làm bộc lộ được bản chất của stres bởi vì xem stress đồng nhất với tác nhân gây ra stress. Tuy nhiên, với việc tìm hiểu các kích thích gây ra stress cũng là một bước ngoặc lớn trong lịch sử nghiên cứu stress. Nó làm cho việc nghiên cứu stress ngày càng trở nên hoàn thiện hơn.

Hướng thứ 4: Xem stress là một quá trình tương tác giữa cá nhân với môi trường

Theo Gatchel & Baum (1983), “stress là một tiến trình mà bằng cách đó con người phản ứng lại với các sự kiện môi trường và tâm lý được nhận thức là sự đe dọa hoặc thách thức” [28, tr.429].

R.S. Lazarus (1999), “Stress như một quá trình tương giao giữa con người và môi trường, trong đó đương sự nhận định sự kiện từ môi trường là có tính chất đe dọa và có hại, đòi hỏi đương sự phải cố gắng sử dụng các tiềm năng thích ứng của mình” [92]. Ở góc độ này stress được nhìn nhận một cách chủ quan, nên nó xuất hiện tùy theo cách nhìn của con người với sự việc. Đồng ý với quan điểm này Nguyễn khăc Viện cho rằng “Stress là một vấn đề mang tính cá nhân, ta trải nghiệm bao nhiêu stress là do bản chất của tác nhân gây stress quyết định, do cách stress được lý giải ra sao, những nguồn lực sẵn có để đối phó với tác nhân gây stress và loại căng thẳng nào ta chịu ảnh hưởng”. Cũng theo Tô Như Khuê, “Stress tâm lý chính là những phản ứng không đặc hiệu xảy ra một cách chung khắp, do các yếu tố có hại về tâm lý xuất hiện trong các tình thế mà con người chủ quan thấy là bất lợi hoặc rủi ro, ở đây vai trò quyết định không chủ yếu do tác nhân kích thích mà do sự đánh giá chủ quan về tác nhân đó” [30], [35].

21

Hướng thứ 5: Một quan điểm hệ thống về stress: Nhận thức- hành vi - cảm xúc của cá nhân

Quan điểm này được xây dựng bằng cách tích hợp các bình diện sinh học, tâm lý, môi trường và đặc biệt là yếu tố nhận thức của cá nhân về stress. Vì thế, “stress là một đáp ứng tích hợp sinh học - tâm lý- xã hội với những sự kiện được xem là có hại, đòi hỏi những ký năng ứng phó của đương sự” [120]. Dưới góc độ tâm lý học, stress được khái quát là “trạng thái (state) hay cảm xúc (feeling) mà chủ thể trải nghiệm khi họ nhận định rằng các yêu cầu đòi hỏi từ bên ngoài và bên trong có tính chất đe dọa, có hại, vượt qua nguồn lực cá nhân và xã hội mà họ có thể huy động được” (Lazarus, 1999) [92, tr124]. Đến thời điểm bây giờ, định nghĩa này được xem là phổ biến nhất khi nghiên cứu về stress (Snynder, 2001) [104]. Định nghĩa trên đã khái quát và làm rõ các vấn đề sau:

Thứ nhất, bản thân stress không phải do một yếu tố đơn lẻ tạo ra mà nó bao hàm cả sự kiện gây ra căng thẳng và cả trong đáp ứng của chủ thể, đặc biệt là trong nhận thức của cá nhân.

Thứ hai, tác nhân gây stress không chỉ xuất phát từ môi trường bên ngoài mà còn từ những áp lực do chính cá nhân tạo ra.

Thứ ba, stress là một lĩnh vực bao gồm một loạt các yếu tố liên quan đến xúc cảm - tình cảm. Theo Lazarus (1999), tình cảm là một khái niệm rộng lớn (superordinate) còn stress có thể được xem là một cấp bậc (subordinate) của tình cảm.

Như vậy, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về stress, có những định nghĩa về stress dựa trên bình diện sinh học, có những định nghĩa dựa trên bình diện tâm lý hoặc môi trường hoặc phối hợp cả ba bình diện đó, có những định nghĩa đơn giản, có những định nghĩa phức tạp nhưng khái quát lại các định nghĩa đó đã chỉ ra được:

- Bản chất của stress: stress là một tình trạng đang chịu một sức ép hay áp lực mạnh hoặc một trạng thái căng thẳng về nhiều mặt (sinh lý, tâm lý) biểu hiện qua các dấu hiệu cơ thể; hoặc stress như một quá trình tương tác giữa con người và môi trường; hoặc stress là nỗ lực của cơ thể để thích nghi; hoặc stress là mọi đáp ứng, phản ứng của con người xảy ra một cách chung khắp, trên nhiều bình diện với những tác động vào người đó.

- Những nguồn gốc (tác nhân, nguyên nhân) gây stress hoặc góp phần tạo nên stress: một phần do bản chất của những kích thích đa dạng từ bên ngoài hoặc do chính bản thân gây ra, một phần do nhận thức của cá nhân lý giải về nguồn gốc gây stress ra sao và nhận thức về khả năng và tiềm năng của bản thân, cũng như các nguồn lực sẵn có để ứng phó.

22

- Những ảnh hưởng, hệ quả của stress gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe con người biểu hiện ở các mặt sinh lý, tâm lý, xã hội và những hậu quả đó sẽ tùy theo khả năng ứng phó của mỗi người.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiếp cận stress tâm lý dưới quan điểm của Nguyễn Công Khanh “Stress là trạng thái căng thẳng của cơ thể, phản ứng lại với những kích thích bên trong hoặc bên ngoài cơ thể” (Nguyễn Công Khanh (2000) [ 31, tr.185].

2.1.1.1. Biểu hiện của stress

Mỗi cá nhân thường có những biểu hiện về stress khác nhau vì tình huống phản ứng và ứng phó với mức độ căng thẳng không giống nhau. Chính vì vậy các nhà nghiên cứu đã đưa ra những biểu hiện tổng quát và chung nhất. Biểu hiện càng nhiều thì mức độ stress càng nặng.

*Biểu hiện về mặt nhận thức

Stress ở mặt nhận thức làm cho cá nhân khó đưa ra quyết định, khó tập trung, giảm sút trí nhớ, … chính điều này làm hạn chế khả năng ứng phó trước những khó khăn căng thẳng một cách tối ưu.

*Biểu hiện về mặt cảm xúc

Các cá nhân khi đối diện với căng thẳng, stress thường nảy sinh những cảm xúc khó chịu. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra những kết luận về mối quan hệ tương tác giữa nhận thức về stress với những cảm xúc khác nhau (Smith và Lazarus,1993).

Và (woolfolk, Richard, 1978) đã đưa ra những biểu hiện tiêu cực của stress gồm các cảm xúc sau: [106, tr.233-269], [116].

- Khó chịu, tức giận và giận dữ: Stress thường đưa đến cảm giác tức giận trong khoảng sự khó chịu và giận dữ không thể kiểm soát.

- E sợ, lo lắng và sợ hãi: Stress có thể gây ra sự lo lắng và sợ hãi những cảm xúc khác.

- Thất vọng, buồn chán và đau khổ: Stress cũng có thể mang đến những thất vọng và những cảm xúc tiêu cực khác như: xấu hổ, ghen tức, đố kị, …

Tuy nhiên, bên cạnh những cảm xúc tiêu cực đó. Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra được những cản xúc tích cực khi cá nhân xuất hiện stress (Lazarus and Folkman,1984) [91].

Susan Folkman và Judith Moskowwitz (2000), đã đưa ra bằng chứng cho thấy những cảm xúc tích cực có thể giúp cá nhân sáng tạo và linh hoạt trong việc giải quyết vấn đề. Cảm xúc tích cực có thể làm nâng cao hệ thống miễn dịch tăng cường vốn xã hội như gia đình, bạn bè trong việc ứng phó với stress (Salovey và cộng sự, 2000) [102, tr.110-121].

23

* iểu hiện ề hành i

Những biểu hiện ở khía cạnh hành vi cũng có những hành vi tích cực và tiêu cực.

Tuy nhiên, để đương đầu ứng phó với stress có hiệu quả những hành vi tích cực liên quan đến hành vi ứng phó. Ứng phó được xem là những giải pháp tích cực nhằm quản lý, giảm hoặc chịu đựng những đòi hỏi do stress gây ra.

Bảng 2.1. Các biểu hiện của stress

Các biểu hiện về nhận thức Các biểu hiện về xúc cảm Gặp khó khăn trong các quá trình trí nhớ Ủ rũ, buồn rầu, dễ xúc động Không thể tập trung Cáu kỉnh, dễ nổi nóng

Khả năng đánh giá, nhận định kém Bức bối, không xoa dịu được căng thẳng Tư duy chậm hoặc không muốn tư duy Dễ bị lay lan tình cảm theo hướng tiêu cực Có nhiều suy nghĩ âu lo, ý tưởng luẩn quẩn Cảm thấy cô độc, bị cô lập và dễ bị tổn

thương Luôn hồi tưởng lại những điều buồn phiền

gần đây nhất

Hân hoan cao độ rồi đột ngột buồn bã tột cùng, cảm thấy vô vọng

Cảm thấy mất lòng tin, hay nghi ngờ Tự đổ lỗi cho bản thân Chỉ nhìn thấy mặt tiêu cực của mọi vấn đề,

đánh giá cao khó khăn, đánh giá thấp bản thân

Mât phương hướng

Không có khả năng đưa ra quyết định Bồn chồn, lo lắng và sợ hãi Các biểu hiện sinh lý Các biểu hiện hành vi Đau đầu, đau dạ dày, đau nửa đầu Ăn quá nhiều hoặc quá ít Đau ngực, tim đập nhanh Ngủ quá nhiều hoặc quá ít

Bị tiêu chảy hay bị táo bón Không năng động như bình thường Buồn nôn và chóng mặt Nói năng không rõ ràng, khó hiểu

Giảm hứng thú tình dục Nói liên tục về một sự việc, hay phóng đại sự việc

Ăn không ngon miệng Hay tranh luận quá khích

Vả mồ hôi Thu mình lại, rút lui, không muốn tiếp xúc

với người khác Thường xuyên ớn lạnh, run rẩy

Thường xuyên mệt mỏi

(Nguồn: Institute of Mental Health http://www.imh.com.sg)

24 2.1.1.2. Những nguyên nhân gây ra stress

* Nguyên nhân sinh lý – thể chất

Mặc dù đã có một số bằng chứng phủ định, nhưng người ta vẫn luôn cho rằng yếu tố di truyền có ảnh hưởng đến nguy cơ bị stress. Chẳng hạn, Mc. Guffin và cộng sự (1996), đã tìm ra 46% các cặp sinh đôi cùng trứng cùng bị stress. Trong khi ở các cặp sinh đôi khác trứng, tỉ lệ này là 20%. Tương tự, Wender và cộng sự (1986), đã tiến hành một nghiên cứu trên 2 nhóm khách thể: Nhóm thứ nhất là họ hàng của những người con nuôi đã trưởng thành và từng bị trầm cảm. Nhóm thứ hai là con nuôi. Nghiên cứu được tiến hành trên cơ sở tìm hiểu các thông số về tuổi tác, tình trạng kinh tế – xã hội và khoảng thời gian những người con nuôi sống với mẹ ruột không bị stress, trầm cảm. So sánh tỉ lệ stress, trầm cảm giữa hai nhóm thấy rằng, ở nhóm khách thể thứ nhất, tỉ lệ bị stress, trầm cảm nhiều gấp 8 lần và đã từng có ý định tự sát nhiều gấp 15 lần so với họ hàng ruột của chính những người con nuôi này. Không thấy có sự khác biệt giữa các nhóm khi xét đến những mức độ stress và trầm cảm nhẹ [57, tr.24-27].

Tuy nhiên các nghiên cứu liên quan đến những cá nhân có cùng hệ gen với nguy cơ mắc bệnh cao cho thấy, không phải bất cứ ai có hệ gen này đều mắc bệnh. Cho nên yếu tố di truyền đang được đưa ra bàn cãi là một trong những nguyên nhân chính gây nên stress, trầm cảm.

* Nguyên nhân tâm lý Bi quan

Nhiều nghiên cứu cho thấy những người có tính cách bi quan có nhiều khả năng dễ bị stress hơn những người sống lạc quan, vui vẻ và thích chia sẻ. Do đó, một thái độ sống tích cực, năng động và hòa đồng sẽ giúp con người tránh xa nguy cơ căng thẳng.

Những biến cố sốc

Nhiều người trở nên bị stress, trầm cảm và chán nản trong những thời điểm khó khăn nhất của cuộc sống như: thất nghiệp, mất người thân, nhận được chẩn đoán bị bệnh nghiêm trọng, ly dị, sau chấn thương, … Tất cả những biến cố này có thể khiến stress xuất hiện.

Nguyên nhân từ xã hội – gia đình – công iệc

Những sang chấn tâm lí – xã hội là nguyên nhân làm tăng nguy cơ stress. Năm 1978, Brown và Harris đã tiến hành nghiên cứu trên những phụ nữ thuộc tầng lớp lao động. Một nhóm bao gồm những người có tới 3 con nhỏ hoặc nhiều hơn, thiếu một người bạn gái thân thiết để tâm tình, không có nghề nghiệp bên ngoài và mồ côi cha từ khi còn rất nhỏ. Nhóm còn lại cũng là những phụ nữ thuộc tầng lớp lao động nhưng có

25

hoàn cảnh ngược lại. Kết quả cho thấy những phụ nữ ở nhóm thứ nhất có khả năng bị stress cao hơn so với nhóm thứ hai. Những cá nhân túng thiếu về mặt kinh tế có xu hướng trải qua nhiều sự kiện tiêu cực trong cuộc sống hơn là những người có điều kiện kinh tế được cải thiện (House và cộng sự, 1991). Nhiều cá nhân thuộc các dân tộc ít người gặp phải tình trạng kinh tế bất lợi. Thêm nữa, họ phải đấu tranh với định kiến và sự hoà nhập với dân tộc chiếm số đông, điều này có thể gây nên stress (Clarke, 2000) [1], [43],[62].

Có nhiều giải đáp khác nhau cho câu hỏi tại sao phụ nữ thường bị stress cao hơn nam giới. Ở khía cạnh xã hội người ta giải thích rằng, phụ nữ ngày nay phải gánh vác nhiều trách nhiệm hơn nhưng lại có chất lượng cuộc sống thấp hơn nam giới. Phụ nữ có xu hướng làm những việc có vị thế thấp, công việc ở công sở và trong gia đình khiến họ bị quá tải (Bird và Rieker, 1999). Điều đó có nghĩa, khác với nam giới, khi phụ nữ làm xong việc ở cơ quan, vai trò nội trợ đang chờ đợi họ ở nhà và họ phải tiếp tục làm việc[43].

Khía cạnh tâm lí học lại cho rằng, so với đàn ông phụ nữ dễ bị quy lỗi lầm cho bản tính cá nhân của họ hơn. Do đó, họ càng dễ tự buộc tội và đánh giá thấp bản thân. Thêm vào đó Holen - Hoeksema (1990) đã lí luận rằng, khi đàn ông trải qua những hoàn cảnh có thể dẫn đến stress, khả năng quên đi những ý nghĩ tiêu cực của họ tốt hơn. Trong khi đó, phụ nữ lại hay để tâm đến hậu quả và nguyên nhân. Suy nghĩ này thúc đẩy sự xuất hiện của những ý nghĩ bi quan vốn đã tiềm tàng trong đầu óc họ [1], [62].

2.1.1.3. Ảnh hưởng của stress

Hans Selye (1997) cho rằng: “Stress không phải luôn có hại và tiêu cực, nó phụ thuộc vào việc chúng ta trải nghiệm nó” (Snynder, 2001). Stress với tính chất và cường độ vừa phải là một lọai stress dương tính (eutress) có thể tạo ra sức mạnh tinh thần và thể chất tức thời. Nó có thể giúp cho cá nhân cải thiện tư duy, sáng tạo, năng động; nhận thức được những tác nhân gây stress và khả năng ứng phó của mình trước stress (Snynder, 2001) [ 104]. Ngược lại nếu stress âm tính sẽ mang lại những hiểm hoạ đáng sợ cho con người như : chất lượng cuộc sống giảm, học tập, lao động không hiệu quả, có những suy nghĩ tiêu cực, …

Như vậy, với mức độ stress vừa phải giúp cá nhân cải thiện sức khỏe và phát triển tinh thần. Tuy nhiên, khi stress vượt quá tiềm năng ứng phó có thể là nhân tố gây ra nhiều triệu chứng cho cơ thể như: mệt mỏi, cao huyết áp, suy nhược thần kinh, …

2.1.2. Lý luận về ứng phó

Hiện nay, có rất nhiều quan điểm khác nhau về ứng phó (coping), việc nghiên cứu, tìm hiểu và cung cấp đầy đủ thông tin sẽ làm hoàn thiện hơn về khái niệm này.

Một phần của tài liệu Kỹ năng ứng phó với stress của cư sĩ Phật tử thành phố Huế (Trang 27 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(272 trang)