Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI STRESS CỦA CƯ SĨ PHẬT TỬ
2.5. Các yếu tố tác động đến kỹ năng ứng phó với stress của cư sĩ phật tử
Có nhiều yếu tố tác động đến kỹ năng ứng phó với stress của cư sĩ Phật tử.
Trong đó có thể chia thành hai yếu tố chính, đó là: yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan. Trong nhóm yếu tố chủ quan bao gồm: tự đánh giá về giá trị bản thân, tinh thần lạc quan… Nhóm yếu tố khách quan: Chỗ dựa xã hội.
55 2.5.1. Nhóm các yếu tố khách quan
Kỹ năng ứng phó với stress là một quá trình, chịu ảnh hưởng rất nhiều các yếu tố khách quan như đặc điểm các tác nhân gây stress, chỗ dựa xã hội, môi trường giáo dục, văn hóa… Trong đó, đặc điểm tác nhân gây stress và chỗ dựa xã hội được nhiều nhà nghiên cứu tập quan tâm và xem như là yếu tố đặc thù tác động mạnh mẽ đến hành vi ứng phó của con người.
2.5.1.1. Chỗ dựa xã hội
Chỗ dựa xã hội được định nghĩa “là sự hỗ trợ ứng phó hay là sự trao đổi nguồn lực giữa người cung cấp và người nhận làm tăng tình trạng sức khỏe tinh thần của người nhận”[13]. Theo Phan Thị Mai Hương (2007), chỗ dựa xã hội là nơi mà con người nhận được các nguồn cảm xúc, trợ giúp…là nơi con người có thể được giúp đỡ từ vật chất lẫn tinh thần. Bên cạnh đó, chỗ dựa xã hội bao gồm gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, tổ chức tôn giáo, tín ngưỡng tâm linh. Chỗ dựa xã hội có thể giúp con người trên 03 phương diện: sự hỗ trợ về thông tin, vật chất và cảm xúc [23].
Theo tác giả Yiu (2005) khẳng định rằng, chỗ dựa xã hội có thể hỗ trợ ứng phó hiệu quả nhằm giảm stress cho cá nhân. Kết quả nghiên cứu của Elzubeir và Magzoub (2010), Mosher, Prelow, Chen và Yackel (2009) cũng cho thấy, những người có chỗ dựa xã hội tốt thường sử dụng những chiến lược ứng phó hiệu quả hơn như tập trung giải quyết vấn đề, tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác hoặc chấp nhận thực tế; trong khi đó, chối bỏ, lảng tránh, hoặc mơ tưởng viễn vông là chiến lược ứng phó mà các cá nhân thiếu sự hỗ trợ xã hội thường sử dụng[113], [73].
Chính chỗ dựa xã hội là nơi các cá nhân nhận được sự hỗ trợ khi gặp những tình huống khó khăn trong cuộc sống, cho nên chỗ dựa xã hội được thể hiện dưới nhiều sắc thái khác nhau: Sự hỗ trợ về phương tiện trong việc đưa ra cách thức giải quyết vấn đề. Sự hỗ trợ về vật chất: tiền bạc, hàng hóa, vật dụng, sức lực và các dịch vụ sẵn có từ những người khác (Cohen, McKay, 1984). Hỗ trợ tinh thần là mong muốn được người khác yêu thương, đánh giá cao và có cơ hội để trao đổi những cảm xúc của bản thân (Cobb,1976). Cũng như muốn nhận được những cảm xúc dương tính với những người mình muốn chia sẻ, nhằm xoa dịu những cảm xúc âm tính nơi bản thân [1], [62].
Ngoài ra, chỗ dựa xã hội còn được thể hiện qua sự hỗ trợ từ người khác. Như mong muốn được người khác cho ý kiến liên quan những sự kiện gây căng thẳng, stress của bản thân, hoặc những lời khuyên về chiến lược ứng phó và tính đúng đắn của các cố gắng ứng phó này [1].
Tuy nhiên, trong thực tế không phải người có nhiều chỗ dựa xã hội là tốt. Bởi vì, có quá nhiều hỗ trợ xã hội khiến tình trạng căng thẳng, áp lực của cá nhân tăng
56
lên, họ sẽ nhận được rất nhiều lời khuyên và không biết nên theo lời khuyên nào cho hợp lý
2.5.1.2. Giáo dục gia đình
Thông qua nếp sống trong gia đình, mỗi người ngay từ nhỏ đã biết điều chỉnh hành vi của bản thân trong các mối quan hệ xã hội. Một trong những con đường để hình thành nên kỹ năng ứng phó stress cho CSPT đó là bắt chước cách ứng phó của bố mẹ, dần dần sẽ trở thành nếp sống trong hành vi của tự thân.
Mặt khác, một trong những điểm đặc trưng của văn hóa Á Đông là dù con cái trưởng thành đến đâu thì gia đình vẫn luôn là tấm bình phong che chắn êm ả nhất trong vòng đời của mình. Trong nhiều nghiên cứu, gia đình là chỗ dựa xã hội quan trọng nhất giúp các thành viên ứng phó vượt qua những trắc trở trong cuộc sống.
Sự chia sẻ, tâm sự, lắng nghe những lời khuyên trong gia đình giúp các thành viên nhìn nhận vấn đề một cách lạc quan, biết đón nhận khó khăn và chấp nhận thực tế để giải quyết.
2.5.1.3. Giáo dục nhà trường
Những nội dung dạy học, giáo dục trong nhà trường có ảnh hưởng lớn đến kỹ năng ứng phó của cư sĩ Phật tử. Như giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng tự mình ứng phó trước những khó khăn, … Bên cạnh đó, có thể thông qua các hoạt động sinh hoạt tập thể tạo điều kiện cho CSPT học hỏi, rèn luyện, trang bị những tri thức cần thiết để hình thành kỹ năng ứng phó với stress trong học tập, lao động và giao tiếp nói riêng và các tình huống nói chung.
2.5.1.4. Bạn bè
Kết quả nghiên cứu của Barba và các cộng sự (2004), đã chỉ ra rằng, chỗ dựa xã hội bạn bè có quan hệ chặt chẽ với việc sử dụng cách ứng phó “tìm kiếm sự hỗ trợ xã hội” hơn là chỗ dựa gia đình. Chính điều này đã giúp con người có chỗ dựa khá vững chãi trong việc giải quyết khó khăn, căng thẳng trong cuộc sống.
Tuy nhiên công bố của Firth (1989), lại có những quan điểm khác so với những nghiên cứu trên. Firh cho rằng, vai trò của bạn bè thường chỉ dừng lại ở việc lắng nghe, chia sẻ hoàn cảnh khó khăn chứ không giúp giải quyết vấn đề một cách trực tiếp.
Lý giải điều này, nhiều tác giả cho rằng có lẽ với trải nghiệm cuộc sống còn ít, năng lực tài chính, vật chất khá hạn chế nên bạn bè khó có thể giúp loại bỏ tác nhân gây khó khăn một cách triệt để[80].
2.5.1.5. Các tổ chức Tôn giáo
Theo Đặng Phương Kiệt, nguồn lực xã hội bao gồm các mối quan hệ gần gũi riêng tư và các mạng lưới được mở rộng, kể cả sự nâng đở của nhà thờ, chùa chiền và giáo hội. Hiện nay, nhiều người cho rằng việc sử dụng các nghi lễ tôn giáo và
57
các tín ngưỡng tâm linh. là một trong những nhân tố đã bị bỏ sót trong các chiến lược ứng phó [28, tr.52].
Điều này được các nhà nghiên cứu tại Đại học Califonia (2004) kiểm chứng
“các học sinh, sinh viên có liên quan các hoạt động tôn giáo có thể có sức khỏe tâm thần và tình cảm tốt hơn những người khác”. Năm 2006, nghiên cứu được tiến hành tại Đại học Texas cho thấy rằng, các cá nhân càng thường xuyên đi nhà thờ, chùa chiền thì tuổi đời càng cao. Kết luận tương tự cũng được lặp lại với nghiên cứu trên 2000 người dân ở bang California trong vòng 5 năm trong một dự án y tế cộng đồng. Kết quả nghiên cứu này cho biết, những người đi nhà thờ, chùa chiền có tỷ lệ mắc bệnh, tử vong và chống chọi với khó khăn tốt hơn so với những người không tham gia tôn giáo, chiếm tỷ lệ 36% [41].
Clark và Lelkes (2008), trong nghiên cứu của mình đã đúc kết, người có niềm tin tôn giáo, ít có khuynh hướng căng thẳng, bi quan. Chính niềm tin tôn giáo và các nghi lễ tôn giáo đã dạy cho họ biết nhìn nhận thực tại để vượt qua những khó khăn của cuộc sống [40].
Có nhiều lý do khiến tôn giáo có nhiều lợi ích đối với sức khỏe tâm thần con người. Chaeyoon Lim (2010) cho rằng, những lúc đến nhà thờ, chùa chiền sẽ giúp con người có một mạng lưới xã hội rộng hơn, có nhiều người hỗ trợ hơn. Điều đó sẽ giúp cá nhân có cái nhìn tích cực hơn về cuộc sống cũng như cảm thấy được nâng đỡ khi cần. Qua đó để thấy được, mỗi đối tượng có cách biểu hiện, nương tựa khác nhau khi gặp những thất bại, đau buồn, khó khăn trong cuộc sống. Từ đó giúp nhà nghiên cứu có cái nhìn tổng quát trong việc đưa ra các biện pháp tác động phù hợp.
Mặt khác, từ kết quả này cho thấy, sức mạnh của tôn giáo có thể chuyển hóa đau khổ để con người tự tin đối đầu với những khó khăn phía trước[40], [93].
Rất nhiều nghiên cứu khẳng đã định, chỗ dựa xã hội có thể hỗ trợ việc ứng phó và tạo nên những hiệu quả tích cực làm giảm stress cho cá nhân. Kết quả nghiên cứu của Elzubeir và Magzoub (2010), cho rằng: Nhìn chung, những người có chỗ dựa xã hội tốt thường sử dụng các chiến lược ứng phó hiệu quả như tập trung giải quyết vấn đề, tìm kiếm sự trợ giúp của người khác hoặc chấp nhận thực tế; trong khi đó, lảng tránh, chối bỏ hoặc mơ tưởng là chiến lược mà các cá nhân thiếu sự hỗ trợ xã hội thường sử dụng. Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu khác khẳng định rằng có quá nhiều hỗ trợ xã hội có thể khiến tình trạng stress trầm trọng hơn, bởi lúc đó họ sẽ nhận rất nhiều lời khuyên và không biết nên theo lời khuyên của ai[109].
58 2.5.2. Ảnh hưởng của tác nhân gây ra stress
Tác nhân gây stress cho con người rất đa dạng và được thể hiện dưới nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau. Theo nghiên cứu của Lê Thị Kim Dung, Lã Thị Bưởi, Đinh Đăng Hòe và cộng sự (2007); Đinh Thị Hồng Vân, Nguyễn Phước Cát Tường, (2010), stress thường nảy sinh từ những vấn đề liên quan đến gia đình như sự hy vọng quá nhiều từ cha mẹ, anh em bất hòa, lối sống không phù hợp truyền thống, áp lực theo cách sắp xếp của cha mẹ... Trong khi đó, nghiên cứu của Whitesell và Harter (1996); Đinh Thị Hồng Vân, Nguyễn Phước cát Tường (2010) lại đưa ra kết quả stress cũng thường nảy sinh từ những yếu tố liên quan đến bạn bè như: mâu thuẫn với bạn, cạnh tranh lẫn nhau, mâu thuẫn trong quan điểm, chia tay…và quan hệ đến học tập, thầy cô giáo như: áp lực trong học tập, việc cho điểm không công bằng, thiếu tài liệu để học tập, phương pháp học tập nghiên cứu không hiệu quả, … [54], [62].
Bên cạnh đó, Các nghiên cứu còn nhấn mạnh kỹ năng ứng phó của cá nhân chịu sự chi phối của từng tác nhân gây ra stress. Theo tác giả Oral (1994), nghiên cứu trên đối tượng trẻ vị thành niên cho rằng, trẻ thường chấp nhận số phận, tìm kiếm chỗ dựa xã hội, thu mình khi bị mất người thân. Nghiên cứu của Snynder. C.R.
(2001), trên đối tượng thanh niên đã cho thấy, khi ứng phó với các tác nhân gây stress, thanh niên thường tập trung vào tình cảm hoặc chối bỏ. Trong khi đó, trước các tác nhân liên quan đến trường học thì họ thường sử dụng chiến lược tập trung vào vấn đề hoặc lảng tránh [104].
Từ những kết quả nghiên cứu trên chúng tôi nhận thấy, cách ứng phó chịu sự chi phối khá lớn bởi tính chất của tác nhân gây ra stress. Chính lẽ đó, việc trang bị những kỹ năng cấn thiết để giúp CSPT có khả năng đương đầu với các khó khăn, căng thẳng là việc làm hết sức cần thiết.
Như vậy, việc nghiên cứu chỗ dựa xã hội trong quá trình ứng phó của CSPT là vấn đề mang tính cấp thiết lớn về mặt lý luận cũng như thực tiễn.
2.6. Nhóm các yếu tố chủ quan
Các nghiên cứu về kỹ năng ứng phó với stress cho thấy, những đặc trưng của giới tính, lứa tuổi có ảnh hưởng nhất định về cách ứng phó của cá nhân trong việc nghiên cứu về kỹ năng ứng phó.
2.6.1. Đặc điểm nhân cách
Đây là vấn đề thu hút khá nhiều sự quan tâm của các nhà tâm lý học. Họ đã chỉ ra hành vi ứng phó chịu sự tác động bởi các đặc điểm của cá nhân, đặc biệt là các đặc điểm nhân cách.
59
Nghiên cứu của Ratsep, Kallasmaa, pulver và Pauj (2000) cho rằng, các đặc điểm nhân cách có vai trò rất quan trọng trong việc ứng phó. Nghiên cứu đã cho thấy sự tương quan giữa các đặc điểm nhân cách với các cách ứng phó. Trong đó tinh thần lạc quan- bi quan và các kiểu khí chất thường được nhiều người chú trọng[43], [62].
Các tác giả Scheier, Weintraub và Carver (1986), trong nghiên cứu của mình đã chỉ tính lạc quan có mối quan hệ với việc sử dụng cách ứng phó tập trung vào vấn đề, giải quyết vấn đề, tìm kiếm các chỗ dựa xã hội và tập trung vào mặt tích cực của các tình huống căng thẳng, khó khăn. Ngược lại, người có thái độ bi quan thường có thái độ phủ nhận, tập trung chú ý đến những cảm giác căng thẳng, diễn giải một cách chủ quan, sai lệch vấn đề xảy ra với mình [1], [13], [43].
Trong một nghiên cứu khác của Scheier và Carver (1985, 1992) lại khẳng định, những người lạc quan thường giải quyết vấn đề mang tích cực, chủ động hơn.
Còn những người bi quan, luôn nghĩ đến những phản ứng tiêu cực, bị động trước các tình huống gây căng thẳng, stress đối với bản thân [62].
Trong khi đó Ebata và Moos (1994), trong nghiên cứu của mình đã nhận thấy, những trẻ có khí chất hướng nội, có cái nhìn bi quan thường sử dụng cách ứng phó lảng tránh, buông xuôi. Ngược lại, những trẻ thường bộc lộ tính cách ra bên ngoài thường đánh giá vấn đề theo hướng tích cực, tìm kiếm sự hỗ trợ xã hội, trực tiếp giải quyết vấn đề [1], [97].
Chapman và Mullis (1999), nghiên cứu về mối quan hệ giữa lòng tự trọng và cách ứng phó của học sinh trung học đã kết luận, những trẻ có lòng tự trọng thấp thường ứng phó theo kiểu bộc lộ cảm xúc, né tránh vấn đề. Trong khi đó những học sinh có lòng tự trọng cao thường tiếp cận và giải quyết vấn đề một cách trực tiếp chủ động hơn [24].
2.6.2. Tinh thần lạc quan
Scheier và Carver (1985), định nghĩa rằng: “Tinh thần lạc quan được định nghĩa là sự mong đợi về kết quả tốt đẹp hơn là kết quả xấu sẽ xảy ra khi đối mặt với những vấn đề trong các lĩnh vực quan trọng của cuộc sống” [1].
Các nghiên cứu của Carver, Scheier và Weintraub (1989); Sheier, Weintraub và Carver (1986), và nhiều nghiên cứu khác cho thấy, những người có cuộc sống lạc quan thường sử dụng chiến lược đối đầu chủ động, tích cực trước những tình huống khó khăn như tập trung giải quyết vấn đề, cấu trúc lại nhận thức và tìm kiếm sự hỗ trợ của xã hội. Trái với những người có thái độ bi quan thường né tránh, chối bỏ hay cô lập bản thân trước các sự kiện gây khó khăn[43, [72].
60
Aubyn Lisle Mukco cho rằng, tất cả chúng ta được dạy rằng sự lạc quan là một điều tốt. Tuy nhiên, có thể tại một số thời điểm trong cuộc đời, cơ thể, tâm trí và cảm xúc chúng ta bắt đầu kháng nghị theo sự căng thẳng. Vì vậy, ở đây có một sự mâu thuẫn thú vị – ý tưởng rằng nó có thể được cả hai chán nản và lạc quan cùng một lúc, và lạc quan thực sự có thể làm trầm trọng thêm vấn đề. Có lẽ đây là khi sự lạc quan trở thành một cái gì đó khác – giống như một đốc công nghiêm ngặt đầy đủ của từ "nên" và "không nên". Trong khi bạn đang chiến đấu với một cảm giác cơ bản mạnh mẽ được kéo bạn xuống, người lạc quan trong bạn đang làm tất cả có thể để cung cấp sức mạnh, đôn đốc "nó sẽ là tốt, chỉ cần chiến đấu, bạn có thể quản lý, kéo mình lại với nhau, bạn mạnh mẽ, bạn có thể giành chiến thắng, sử dụng trí thông minh của bạn tuần tới, năm tới này sẽ thay đổi "[62].
Một số các công trình nghiên cứu khác lại khẳng định: những cá nhân lạc quan thường là những người đối đầu chủ động và tích cực với những tình huống khó khăn bằng các chiến lược ứng phó hiệu quả như giải quyết vấn đề, cấu trúc lại nhận thức hay tìm kiếm sự hỗ trợ xã hội. Trong khi đó, những người bi quan là những người dễ dàng đầu hàng và né tránh tình huống khó khăn bằng cách đổ lỗi hay cô lập bản thân.
2.6.3. Tự đánh giá về giá trị bản thân
Theo nghiên cứu của Lane, Andrew M.; Jone, Liz; Stevens (2002), tự đánh giá về giá trị bản thân cũng là một trong những đặc điểm nhân cách liên quan đến ứng phó. Những người có xu hướng đánh giá cao giá trị bản thân thường sử dụng cách ứng phó tập trung vào vấn đề (tìm kiếm chỗ dựa xã hội, lập kế hoạch…) trong khi đó những người tự đánh giá thấp giá trị bản thân thường hay sử dụng cách ứng phó kém hiệu quả như lảng tránh hoặc tự đổ lỗi[43], [62].
2.6.4. Kiểu khí chất
Nguyễn Quang Uẩn (2003), đã đưa ra khái niệm “Khí chất thuộc tâm lý của cá nhân, biểu hiện cường độ, tốc độ và nhịp độ của các hoạt động tâm lý, thể hiện sắc thái hành vi, cử chỉ, cách nói năng của cá nhân [43]. Định nghĩa này cho thấy, tâm lý con người diễn ra nhanh- chậm, mạnh- yếu, vội vàng- ung dung đều phụ thuộc vào khí chất tâm lý của cá nhân đó. Do đó, trước một tình huống, hoàn cảnh cụ thể nhưng mỗi người lại có cách phản ứng, xử lý khác nhau.
Theo test nhân cách Eysenk (NEO- PI) cho rằng, các kiểu khí chất có liên quan đến cách ứng phó. Mc. Crae và Costa (1986), Bolger (1990), Bolger và Schilling (1991) cho rằng, người hướng ngoại thường sử dụng các cách ứng phó tập trung vào vấn đề và ứng phó chủ động một cách lý trí, tìm kiếm hỗ trợ xã hội hoặc bộc lộ cảm xúc theo hướng tích cực. Cũng theo các nhà nghiên cứu trên, người có khí chất hướng nội thì có các cách ứng phó ít hiệu quả hơn như mơ tưởng, tự đổ lỗi