Biểu hiện kỹ năng ứng phó với stress của cư sĩ phật tử

Một phần của tài liệu Kỹ năng ứng phó với stress của cư sĩ Phật tử thành phố Huế (Trang 52 - 62)

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI STRESS CỦA CƯ SĨ PHẬT TỬ

2.4. Biểu hiện kỹ năng ứng phó với stress của cư sĩ phật tử

Dựa trên cơ sở đặc điểm hoạt động, học tập, lao động và giao tiếp của cư sĩ Phật tử. Chúng tôi xác định các nhóm kỹ năng thành phần của KNƯP với stress của CSPT là KN phức hợp bao gồm nhiều nhóm kỹ năng thành phần như: Nhóm KN nhận diện tác nhân gây stress và biểu hiện của stress trong học tập, lao động và giao tiếp; Nhóm kỹ năng xác định các phương án ứng phó với stress; Nhóm kỹ năng thực hiện phương án ứng phó nhằm giảm stress và giải quyết vấn đề stress.

2.4.1. Nhóm kỹ năng nhận diện tác nhân gây stress và biểu hiện stress của cư sĩ Phật tử

2.4.1.1. Khái niệm kỹ năng nhận diện tác nhân gây stress và biểu hiện stress của cư sĩ Phật tử

Đây là nhóm kỹ năng căn bản cực kì quan trọng để CSPT có thể thực hiện quá trình kiểm soát stress hiệu quả. Để ứng phó được những tình huống gây stress trong học tập, lao động và giao tiếp, CSPT cần nhận diện đúng những tác nhân gây stress của bản thân và những biểu hiện stress mà bản thân mắc phải trong quá trình, học tập, lao động và giao tiếp. Từ nội hàm của khái niệm kỹ năng ứng phó với stress, chúng tôi định nghĩa kỹ năng nhận diện tác nhân gây stress và biểu hiện stress trong học tập, lao động và giao tiếp của CSPT như sau:

Kỹ năng nhận diện tác nhân gây stress là sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm trong học tập, lao động và giao tiếp để hiểu rõ tác nhân gây stress và những biểu hiện khi bị stress, làm cơ sở cho quá trình ứng phó với stress trong học tập, lao động và giao tiếp.

2.4.1.2. Biểu hiện của kỹ năng nhận diện tác nhân gây stress và biểu hiện của stress trong học tập, lao động và giao tiếp

Từ định nghĩa trên, nội hàm của khái niệm bao gồm hai kĩ năng: KN nhận diện tác nhân gây stress trong học tập, lao động và giao tiếp và KN biểu hiện stress trong học tập, lao động và giao tiếp. Đây là cơ sở để xác định các phương án ứng phó nhằm giảm và giải quyết stress trong quá trình học tập, lao động và giao tiếp của CSPT.

*Kỹ năng nhận diện tác nhân gây stress trong học tập, lao động và giao tiếp

45

Trong quá trình học tập, lao động và giao tiếp, CSPT có thể gặp những tình huống gây căng thẳng. Chính vì vậy, những tình huống gây stress trong học tập, lao động và giao tiếp thường xuất phát từ những yếu tố này. Đó là stress trong lao động như: Lương thấp, áp lực công việc, kinh nghiệm non kém, khó hòa đồng; Stress trong học tập: chương trình học dày đặc, Khối lượng kiến thức cần tiếp thu nhiều, Không có đủ thời gian để học tập, nghiên cứu, Thiếu tài liệu học tập, nghiên cứu, Phương pháp học tập kém hiệu quả, môi trường học tập cạnh tranh, Việc đánh giá, cho điểm không công bằng. stress trong giao tiếp: Không hòa đồng được với bạn bè, Mâu thuẫn với các bạn, Mâu thuẫn với bạn khác giới (khác quan điểm, chia tay).

Trong đề tài luận án, chúng tôi khảo sát để đánh giá CSPT biết hay chưa biết các tác nhân gây ra stress ở chính mình trong quá trình học tập, lao động và giao tiếp.

Những biểu hiện của KN nhận diện tác nhân gây ra stress trong học tập, lao động và giao tiếp của CSPT dưới đây, sẽ giúp họ tìm được phương án phù hợp để giảm thiểu và giải quyết stress trong chính bản thân họ.

*Nhận diện tác nhân gây stress trong học tập, lao động và giao tiếp

Đứng trên quan điểm hệ thống về stress, một cá nhân bị stress là do bản chất của các sự kiện kích thích và do những yếu tố thuộc về cá nhân quyết định mức độ stress của cá nhân đó. Vì vậy có hai nhóm nguyên nhân gây stress, đó là nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan [30], [52].

*Luận điểm chung về nguyên nhân khách quan và chủ quan gây stress Nguyên nhân khách quan

Dựa trên mức độ kích thích của các tác nhân sẽ gây ra stress đó lá kích thích dưới ngưỡng và kích thích vượt ngưỡng. Bởi vì nếu kích thích dưới ngưỡng sẽ làm cho cá nhân không cảm thấy phấn khích, từ đó ảnh hưởng đến tâm trạng học tập, lao động và giao tiếp. Ngược lại, nếu kích thích quá ngưỡng sẽ làm cho cá nhân chịu đựng quá sức mức độ kích thích, ảnh hưởng đến học tập, lao động và giao tiếp của họ [52]. Theo Lazarus và Folkman, bất kì sự đe dọa hoặc gây thách thức nào cho những đối tượng được ủy thác đều luôn chất chứa tiềm năng gây nên stress. Đầu từ càng nhiều, trách nhiệm càng nặng thì stress càng xảy ra nhanh chóng và nặng nề khi mục đích, hoạt động đó bị đe dọa [91].

Nguyên nhân chủ quan bên trong

Cách suy nghĩ tiêc cực của chính chủ thế cũng góp phần gây ra stress “Cách suy nghĩ tiêu cực không chỉ là những suy nghĩ không có lợi cho mình mà còn không có lợi cho người khác, một cách nhìn nhận sai lệch quy luật cuộc sống hoặc không dám chấp nhận sự thật cũng có thể xem là tiêu cực. Stress chính là hậu quả điển hình của những suy nghĩ tiêu cực đó” [30].

46

Việc cá nhân ít có thẩm quyền quyết định trước những sự kiện quan trọng, cũng như không chắc chắn về tương lai, không dự đoán được trước những sự kiện quan trọng cũng có thể gây stress bất lợi [52].

Việc thỏa mãn các nhu cầu bị cản trở, hoặc cũng có thể bắt nguồn từ thất bại, hoặc do mất đi nguồn gây thỏa mãn, mâu thuẫn nội tâm trong mỗi người, những chấn thương tâm lý cũng là tác nhân căn bản gây stress [32, tr.207]. Ngoài ra, tự đánh giá thấp khả năng của bản thân hoặc cứ tái hiện những thất bại trong quá khứ sẽ làm gia tăng stress bất lợi [52].

Những cảm xúc tiêu cực như lo lắng, buồn rầu, thất vọng, chán nản… kéo dài sẽ dần dần đưa con người rơi vào trạng thái stress; những người có trạng thái cảm xúc không ổn định cũng là những nét nhân cách dễ bị tổn thương [20].

Bên cạnh đó, sự kì vọng của cha mẹ, công việc không như ý muốn, học hành áp lực.... cũng là nguyên nhân dẫn đến căng thẳng, stress cho cư sĩ Phật tử. Cũng ở tuổi này, các em bắt đầu quan tâm đến các vấn đề trong gia đình như tài chính, công việc của cha mẹ, sự bất ổn trong gia đình, ... có thể nói đây là một trong những áp lực lớn mà các em phải đối mặt trong gia đình.

* Kỹ năng nhận diện biểu hiện của stress trong học tập, lao động à giao tiếp Biểu hiện stress của các cá nhân thường bộc lộ theo nhiều cách khác nhau vì mỗi người phản ứng và trải nghiệm stress theo những mức độ stress không giống nhau. Những biểu hiện của stress rất đa dạng, bao gồm những biểu hiện stress về mặt cơ thể cũng như những biểu hiện về mặt tâm lý trong học tập, lao động và giao tiếp của cư sĩ Phật tử. Tuy nhiên đề tài Luận án chỉ tập trung đi sâu vào những biểu hiện tâm lý của stress.

Những biểu hiện cụ thể của stress trong học tập, lao động và giao tiếp là:

+ iểu hiện ề mặt nhận thức:

Về mặt nhận thức cảm tính: Cảm giác và tri giác kém nhạy bén, cảm nhận sự vật mơ hồ không rõ ràng, thiếu sự phối hợp giữa các cảm giác. Rối loạn cảm giác vận động, cứng nhắc và lúng túng, rối loạn sự hợp tác giữa các hoạt động.

Về mặt nhận thức lý tính: Theo Đặng Phương Kiệt “một tác nhân gây stress, một khi được diễn giải như một mối đe dọa, thì cả loạt những chức năng về trí tuệ có thể chịu ảnh hưởng một cách tiêu cực”. Đứng trên góc độ này, khi bị stress, trí nhớ ngắn hạn con người bị hạn chế. Họ không thể tập trung hay nhớ hết các chi tiết, tư duy chậm chạp, suy nghĩ không rõ, tiếng nói ngọng nghịu và quên tên các sự vật liên quan và tên người khác. Trí nhớ tưởng tượng nghèo nàn, thi thoảng xuất hiện ảo giác, mơ hồ dẫn đến các rối nhiễu về tâm lý. Tuy nhiên, không phải stress nào cũng tiêu cực, có những stress dương tính làm khả năng nhận thức con người có

47

chiều hướng sáng taọ, chính xác và tập trung cao trong việc giải quyết vấn đề theo hướng tích cực.

Xét một cách cụ thể hơn, những biểu hiện stress thường diễn ra: Khó tập trung vấn đề; Ý nghĩ quanh quẩn; Suy nghĩ chậm chạp; Bị lẫn lộn; Suy nghĩ tiêu cực;

Nghi ngờ; Hồi tưởng những sự kiện buồn phiền mới xảy ra.

+ iểu hiện ề mặt xúc cảm, tình cảm:

Mức độ stress cao làm hạn chế sự đương đầu của con người với cuộc sống theo cách phù hợp. Ngoài ra người bị nhiều stress ít có khả năng đối phó với các tác nhân gây stress mới. Khả năng chống chọi với stress sau này giảm sút do hậu quả của những stress vừa qua ( Eckenrode, 1984) (Rober S. Feldman. Vì vậy khi bị stress người ta cảm thấy cảm xúc không ổn định; cảm thấy bồi hồi, lo lắng, sợ hãi;

Mặc cảm tội lỗi; Hân hoan cao độ; Cảm thấy đánh mất giá trị bản thân; Buồn bã, vô vọng; Cảm thấy bị dồn nén, ức chế; Mất phương hướng; Dễ nỗi nóng, cáu giận, Tự đổ lỗi cho bản thân; cảm thấy dễ bị tổn thương, mất lòng tin vào chính mình và người khác[43], [62].

+ Biểu hiện về hành vi: Bên cạnh những biểu hiện về nhận thức và xúc cảm, tình cảm, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra những người bị stress thường không ý thức sự thay đổi cách ứng xử và hành vi của mình hoặc nếu có ý thức thì khả năng tự kiềm chế bản thân cũng ảnh hưởng. Kết quả nghiên cứu của Baum (1994) cho thấy, stress thường làm cho con người ta có những hoạt động có hại cho sức khỏe: Sử cụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, khó ngủ hoặc không ngủ[13], [43].

Bên cạnh đó, nhiều nghiên cữu cũng cho thấy những người bị stress thường có những hành vi phổ biến như: Nói năng khong rõ ràng, khó hiểu; ăn uống không ngon, khó ngủ; Hay tranh luận; Không muốn tiếp xúc với người khác; Uống rượu bia; Uống thuốc an thần; Không năng động; Không làm chủ được bản thân mình Do đó, stress ảnh hưởng đến đời sống và tường lai của họ nếu không có cách trị liệu tốt cho bản thân. Việc nhận diện đầy đủ về tác nhân gây stress và biểu hiện stress trong học tập, lao động và giao tiếp của mình giúp Cư sĩ Phât tử có nền tàng cơ bản để đưa ra các chiến lược ứng phó và lựa chọn cho mình những chiến lược ứng phó phù hợp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe tinh thần và thể chất của mình.

2.4.2. Nhóm kỹ năng xác định các phương án ứng phó với stress trong học tập, lao động và giao tiếp của cư sĩ Phật tử

2.4.2.1. Khái niệm kỹ năng xác định các phương án ứng phó với stress trong học tập, lao động và giao tiếp

Xác định các điều kiện khả thi hay các phương án để ứng phó với stress trong học tập, lao động và giao tiếp là nhiệm vụ cầp thiết quan trọng. Xuất phát từ cơ sở

48

của việc nhận diện những vấn đề gây stress cũng như những biểu hiện của stress trong học tập, lao động và giao tiếp. Phương án ứng phó stress là sự ứng phó một cách chủ động, có dự định trước các tình huống xảy ra [79, tr.56-59]. Trong một phương án ứng phó có nhiều cách ứng phó khác nhau.

Từ khái niệm kỹ năng và phương án ứng phó, chúng tôi xác định:

Kỹ năng xác định các phương án ứng phó với stress trong học tập, lao động và giao tiếp là sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm vào việc huy động các nguồn thông tin, tài liệu về các phương án ứng phó, phân tích, ra quyết định lựa chọn các phương án ứng phó nhằm giảm và giải quyết vấn đề stress.

2.4.2.2. Biểu hiện của kỹ năng xác định các phương án ứng phó với stress trong học tập, lao động và giao tiếp

Dựa trên khái niệm nêu trên, kỹ năng xác định các phương án ứng phó với stress trong học tập, lao động và giao tiếp có ba kỹ năng bộ phận là: KN huy động các nguồn thông tin, tài liệu về các phương án ứng phó; KN phân tích các phương án ứng phó;

KN ra quyết định lựa chọn các phương án ứng phó.

*KN huy động các nguồn thông tin, tài liệu về các phương án ứng phó

Hiện nay, có rất nhiều nghiên cứu về phương án ứng phó với stress bằng sự huy động các nguồn thông tin, tài liệu. Những tài liệu được công bố phụ thuộc vào đối tượng nghiên cứu của từng tác giả. Dưới đây là 4 tài liệu phổ biến về các phương án ứng phó.

Lazarus và Folkman cho rằng, có hai phương án ứng phó với hoàn cảnh. Đó là tập trung vào vấn đề cần giải quyết và tập trung trọng tâm vào cảm xúc. Phương án ứng phó tập trung vào vấn đề hay là những cố gắng để giải quyết vấn đề là sự cố gắng để làm một cái gì đó có tính xây dựng trước tình huống khó khăn, căng thẳng.

Phương án ứng phó tập trung vào cảm xúc là những nỗ lực của con người nhằm điều chỉnh các hệ quả của phản ứng cảm xúc trong các biến cố xảy ra [91].

Chia các loại ứng phó của con người thành 3 loại: phương án ứng phó bằng nhận thức (cognitive coping strategies), phương án ứng phó bằng hành động (behavioral coping strategies) và phương án ứng phó bằng con đường sinh lý (physiological coping strategies)

Phương án ứng phó bằng nhận thức, gồm việc thay đổi cách diễn giải những hoàn cảnh khó khăn của con người thông qua sự linh hoạt trong việc xử lý hoàn cảnh tương ứng. Phương án ứng phó bằng hành động bao gồm việc lên kế hoạch, sắp xếp lại công việc phải làm trước hoàn cảnh xảy ra, nhằm làm giảm tối thiểu những khó khăn gây ra cho bản thân. Phương án ứng phó bằng con đường sinh lý là việc phản ứng trực tiếp hướng về thể chất của bản thân trước hoàn cảnh khó khăn,

49

căng thẳng. Cách ứng phó này chỉ có tác dụng tạm thời vì nó không nhằm trực tiếp đến những vấn đề xảy ra[23].

Olson phân tích phương án ứng phó thành 3 loại: phương án ứng phó hướng đến tác nhân kích thích; phương án ứng phó hướng đến làm giảm nhẹ stress;

phương án ứng phó nhận thức.

Phương án ứng phó hướng đến tác nhân kích thích, phương án này nhằm cố gắng hạn chế tiêu cực của nguồn gây ra stress, có thể hạn chế được nguyên nhân của vấn đề, tiềm năng của sự đe dọa cũng như giảm được khả năng kéo dài của stress; đây là cách thức ứng phó xoay quanh vấn đề xảy ra; tìm hiểu kĩ lưỡng về vấn đề, các nguyên nhân phát sinh, những bước hành động để khắc phục nó, làm thay đổi hoặc phát triển theo hướng thuận lợi, hạn chế tối đa tác nhân dẫn đến stress.

Phương án ứng phó hướng đến làm giảm nhẹ phản ứng stress, là một trong những cách làm quên đi tình huống khó khăn hiện tại.

Phương án ứng phó nhận thức là việc thay đổi cách suy nghĩ về tác nhân gây stress cũng như phản ứng stress; đa số các phản ứng stress là kết quả của phản ứng cảm xúc đối với sự kiện, vấn đề xảy ra giúp con người suy nghĩ theo hướng tích cực.

Erica Frydenberg và Ramon Lewis lại đưa ra 18 phương án ứng phó mà trẻ vị thành niên hay sử dụng:

1/ Tìm kiếm chỗ dựa xã hội, 2/ Tập trung giải quyết vấn đề, 3/ Làm việc chăm chỉ và đạt được thành công, 4/ Lo lắng, 5/ Tập trung vào những người bạn thân, 6/

Tìm kiếm sự gắn bó, 7/ Mơ tưởng, 8/ Buông xuôi, 9/ Giảm thiểu căng thẳng, 10/

Hành động xã hội, 11/ Phớt lờ vấn đề, 12/ Tự trách bản thân, 13/ Không nói vấn đề của mình với ai, 14/ Tìm kiếm sự hỗ trợ về tâm linh, 15/ Tập trung vào những mặc tích cực, 16/ Tìm kiếm sự hỗ trợ chuyên nghiệp, 17/ Tìm kiếm những trò giải trí, 18/ Luyện tập thể chất [65].

Mỗi phương án ứng phó đều được xác định bởi ý nghĩa chủ quan của hoàn cảnh trải nghiệm và đều đáp lại các nhiệm vụ đặt ra theo các cách khác nhau. Giải quyết vấn đề thực tế hoặc trải nghiệm cảm xúc, thay đổi tự đánh giá hoặc điều chỉnh mối quan hệ qua lại với con người. Không có một bảng phân loại chung cho các phương án ứng phó mà chúng được xác định theo hướng đặc thù của các nhà nghiên cứu.

Ở đề tài luận án chúng tôi dựa vào cách phân loại của Lazarus và Folkman.

Bởi vì, các phương án ứng phó được nêu ra trong tài liệu 1 phù hợp với phạm vi và mục đích nghiên cứu của đề tài.

*Kỹ năng phân tích các phương án ứng phó

Sau khi có đầy đủ các tư liệu về phương án ứng phó, CSPT cần phân tích các mặt tích cực và tiêu cực và giá trị của từng phương án lựa chọn. Từ đó xác định kỹ năng phân tích các phương án ứng phó bao gồm các biểu hiện cụ thể sau:

Một phần của tài liệu Kỹ năng ứng phó với stress của cư sĩ Phật tử thành phố Huế (Trang 52 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(272 trang)