Một số nghiên cứu thủy phân protein thủy sản

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng enzyme protease trong chế biến bột protein thủy phân từ phụ phẩm cá tra sử dụng làm môi trường nuôi cấy vi sinh vật (Trang 58 - 62)

Cho đến nay trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu sử dụng enzyme thủy phân protein thủy sản cho thấy hiệu quả của việc sử dụng phương pháp này giúp nâng cao giá trị và chức năng so với nguyên liệu ban đầu, chẳng hạn như:

Nghiên cứu của Himonides et al. (2011) về khả năng sử dụng enzyme papain, bromelain để thủy phân phi lê cá tuyết băm nhỏ, thấy rằng papain và

Ngành Công nghệ thực phẩm 42 Khoa Nông nghiệp

bromelain có thể áp dụng để thủy phân thịt cá tuyết và ứng dụng vào quy mô sản xuất.

Alcalase đã được phát hiện là một loại enzyme hiệu quả cao trong quá trình thủy phân protein cá (Benjakul and Morrissey, 1997; Adler-Nissen, 1986;

Aspmo et al., 2005) do khả năng đạt được mức độ thủy phân cao trong một thời gian tương đối ngắn trong điều kiện ôn hòa (Aspmo et al., 2005) và có thể tạo ra sản phẩm thủy phân protein cá với các đặc tính dinh dưỡng và chức năng tốt (Benjakul and Morrissey, 1997; Amiza et al, 2011; See et al., 2011;

Kristinsson and Rasco, 2000; Wasswa et al., 2007).

Các chất thủy phân protein đã được tạo ra từ nhiều loài cá khác nhau bằng cách lên men vi khuẩn (Kristinsson and Rasco, 2000a; Sodini, Lucas, Tissier and Corrieu, 2005) hoặc bằng cách thủy phân bằng enzyme (Hathwar, Bijinu, Rai and Narayan, 2011; Nilsang, Lertsiri, Suphantharika and Assavanig, 2005).

Tanuja et al. (2012), nghiên cứu thành phần, đặc tính chức năng và hoạt tính chống oxy hóa của các chất thủy phân được chế biến từ thịt của cá da trơn sọc (Pangasianodon hypophthalmus).

Jumardi Roslan et al. (2014), nghiên cứu đặc tính của sản phẩm thủy phân protein cá từ cá rô phi (Oreochromis niloticus).

Juan Zamora-Sillero, Adem Gharsallaoui and Carlos Prentice (2017) đã nghiên cứu Peptide từ sản phẩm thủy phân protein từ cá và các đặc tính chức năng của nó: Tổng quan.

Parvathy et al. (2018), nghiên cứu đặc điểm và cấu trúc của protein thủy phân từ thịt trắng và đỏ của cá ngừ (Euthynnus affinis).

Hơn thế nữa, nhiều nghiên cứu sử dụng enzyme thủy phân protein từ phụ phẩm thủy sản nói chung hay phụ phẩn cá tra nói riêng cũng đã được thực hiện:

Enzyme alcalase và flavourzyme có khả năng thủy phân tốt protein phụ phẩm cá biển (Muzaifa et al., 2012). Tuy nhiên, protein phụ phẩm cá được thủy phân bằng enzyme alcalase có hiệu suất lớn hơn (82,66%) so với sử dụng enzyme flavourzyme (73,51%).

Theo Ramakrishnan et al. (2013), khi thủy phân phụ phẩm cá thu bằng enzyme alcalase thì hiệu suất thủy phân tăng lên cùng với sự gia tăng nồng độ enzyme (0,5-2%) và thời gian phản ứng (từ 1-4 giờ), tăng nhanh nhất là khoảng 1,5 giờ và sau đó tăng lên từ từ cho đến khi dừng lại tại 4 giờ.

Ngành Công nghệ thực phẩm 43 Khoa Nông nghiệp

Theo Je et al. (2004) và Jung et al. (2006) trong những năm gần đây, việc sản xuất peptide hoạt tính sinh học từ các sản phẩm phụ của cá đã nhận được sự quan tâm ngày càng lớn do các chức năng sinh lý của chúng như các hoạt động chống tăng huyết áp và chống oxy hóa, phù hợp cho các ứng dụng trong chăm sóc sức khỏe và dược phẩm.

Một số nghiên cứu đã được thực hiện về quá trình thủy phân bằng enzym của các sản phẩm phụ của cá bằng cách sử dụng enzym alcalase như chất thải rắn từ cá trắng ở Thái Bình Dương (Benjakul and Morrissey, 1997), xương cá da trơn (Amiza et al, 2011), da cá hồi (See et al., 2011), và sản phẩm phụ của Sardinelle (Bougatef et al., 2008).

Neutrase đã được sử dụng để thủy phân chất thải rắn rắn từ cá trắng và capelin ở Thái Bình Dương (Benjakul and Morrissey, 1997; Shahidi, Han and Synowiecki, 1995). Các protease thực vật như papain, ficin và bromelain cũng được sử dụng để thủy phân protein phi lê cá (Salampessy, Phillips, Seneweera, and Kailasapathy, 2010).

Gần đây, các chất thủy phân protein từ các nguồn phụ phẩm chế biến cá khác nhau đã được phát hiện có hoạt tính chống oxy hóa. Một số nghiên cứu đã mô tả hoạt động chống oxy hóa của các sản phẩm phân giải protein này (Je J.-Y., Park P.-J. and Kim S.-K., 2005), xương sống cá ngừ (Je J.-Y. et al., 2007), da cá giò (Yang J.-I., Ho H.-Y., and Chow C.-J., 2008), đầu và nội tạng của cá Sardinelle (A.Barkia, A. Bougatef, H.B. Khaled and M. Nasri, 2010; A.

Bougatef et al. 2010), xương cá ngừ Argentina (G.S. Centenaro, M.S. Mellado and C. Prentice-Hernández, 2010), vây ngực cá hồi (C.-B.Ahn, J.-Y. Je and Cho Y.-S., 2012; C.-B. Ahn, J.-G. Kim and J.-Y. Je, 2014), phụ phẩm cơ sẫm màu của cá ngừ J.-Y. Je et al., 2008; K.-C. Hsu, 2010; S.Saidi et al., 2014).

Xiaoqing Ren et al. (2012) nghiên cứu tối ưu hóa quá trình thủy phân bằng enzyme của xương cá da trơn kênh để chuẩn bị các chất kháng khuẩn.

Tam Dinh Le Vo et al. (2016), Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa của dịch thủy phân có nguồn gốc từ phụ phẩm cá tra sử dụng alcalase® 2,4 L FG để ứng dụng làm thành phần chống oxy hóa tự nhiên.

Aman Hassan et al. (2018) đã đánh giá các tính chất của protein nội tạng dạng sấy phun từ Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage, 1978) được chiết xuất bằng các phương pháp hóa học và enzyme.

Yuqing Tan, Sam K. C. and Chang Shi Meng (2019) đã so sánh động học của quá trình thủy phân sản phẩm phụ từ chế biến phi lê cá da trơn (Ictalurus dotatus) bằng tám loại protease. Kết quả đánh giá được đông học

Ngành Công nghệ thực phẩm 44 Khoa Nông nghiệp

của enzyme và hiệu suất thủy phân bằng các enzyme thủy phân phụ phẩm cá da trơn trong thời gian 120 phút ở nhiệt độ 300C

Theo Nguyễn Thị Mỹ Hương (2012), khi thủy phân protein từ đầu cá ngừ vây vàng bằng enzyme protamex 0,5% (protease thương mại) ở nhiệt độ 45oC và pH tự nhiên trong thời gian 6 giờ với tỉ lệ nước/nguyên liệu là 1/1, sản phẩm thủy phân protein có hàm lượng acid amin không thay thế cao và có thể được sử dụng trong sản xuất thức ăn cho người và động vật. Sau 6 giờ thủy phân, độ thủy phân đạt 30,1% và tỉ lệ thu hồi nitơ đạt 85,1%.

Ngành Công nghệ thực phẩm 45 Khoa Nông nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng enzyme protease trong chế biến bột protein thủy phân từ phụ phẩm cá tra sử dụng làm môi trường nuôi cấy vi sinh vật (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)