Thực trạng báo điện tử đối ngoại bằng tiếng Anh của Trung Quốc

Một phần của tài liệu Luận văn ThS BCH - Sự kiện “giàn khoan Hải Dương 981” dưới góc nhìn của báo điện tử đối ngoại bằng tiếng Anh của Việt Nam và Trung Quốc (Trang 70 - 82)

Thông tin nói chung và thông tin về các sự kiện ở Biển Đông nói riêng luôn được chính quyền Trung ương Trung Quốc kiểm soát hết sức chặt chẽ. Các thông tin về vấn đề được đăng tải đều nằm dưới sự kiểm duyệt và chỉ đạo của nhà nước để phục vụ mục đích chính trị. Chính vì vậy, các tin bài về sự kiện “giàn khoan Hải Dương 981” mà Trung Quốc đơn phương hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam được hai BĐT Thời báo Hoàn Cầu và China daily bằng tiếng Anh đưa tin với số lượng rất ít. Tổng cộng có 12 tin, bài, trong đó:

China Daily có 7 tin, bài; Thời báo Hoàn Cầu có 5 tin, bài (tính từ ngày 02/5/2014 đến 17/7/2014).

Bảng 2.8. Tần số tin, bài về sự kiện “giàn khoan Hải Dương 981” của BĐT China Daily bằng tiếng Anh của Trung Quốc tính từ 02/5/2014 đến 15/7/2014 TT Ngày đưa Tên bài

1. 16/5/2014 Cease provocative activities in Chinese waters 2. 17/5/2014 Vietnam rams ships 100s of times

3. 17/5/2014 Beijing urges Vietnam to stop disruptive activities 4. 22/5/2014 China urges Vietnam to stop interferences

5. 26/5/2014 Sovereignty is indisputable

6. 06/6/2014 Hanoi is risking lives to gain world’s sympathy, experts say 7. 09/6/2014 Drilling is legal and legitimate

Bảng 2.9. Các bài liên quan đến sự kiện “giàn khoan Hải Dương 981” của BĐT China Daily bằng tiếng Anh của Trung Quốc tính từ 02/5/2014 đến 17/7/2014

Bảng 2.10. Tần số tin, bài về sự kiện “giàn khoan Hải Dương 981” của BĐT Thời báo Hoàn cầu bằng tiếng Anh của Trung Quốc tính từ 02/5/2014 đến 17/7/2014

TT Ngày đưa Tên bài

1. 07/5/2014 Oil rig belongs to Xisha

2. 15/5/2014 FM urges Hanoi not to aggravate friction 3. 15/5/2014 Hanoi disrupts momentum of bilateral ties

4. 18/5/2014 Vietnam must stop provocative activities right away: expert 5. 17/7/2014 Rig removal is accordance with original plan

Bảng 2.11. Các bài liên quan đến sự kiện “giàn khoan Hải Dương 981” của Thời báo Hoàn Cầu bằng tiếng Anh của Trung Quốc tính từ 02/5/2014 đến 17/7/2014

Khảo sát tổng hợp dữ liệu về các tin bài được đăng trên hai tờ báo điện tử bằng tiếng Anh của Trung Quốc là Thời báo Hoàn Cầu và China Daily, thấy rằng, tần số đưa tin về sự kiện “giàn khoan Hải Dương 981” với liều lượng ít, không liền mạch, không thể hiện được thời gian tính và dòng mạch thông tin sự kiện. Điều này

trái ngược so với lượng thông tin phong phú và đầy đủ của hai tờ BĐT đối ngoại bằng tiếng Anh của Việt Nam là Nhân Dân điện tử và Thanh Niên online.

2.2.2. Nội dung thông tin về sự kiện “giàn khoan Hải Dương 981”

Biển Đông luôn là vấn đề mang tính “nhạy cảm” đối với báo chí Trung Quốc. Mọi tin bài được thông tin tới bạn đọc đều được biên tập nhằm tuyên truyền để phục vụ cho ý đồ mang tính chính trị của nhà nước. Do vậy, mọi thông tin đăng trên báo đều được kiểm soát rất kỹ về mặt nội dung. Nội dung mang tính chính trị cao về sự kiện “giàn khoan Hải Dương 981” được đăng tải trên cả hai trang tin đã phản ánh rõ trên báo điện tử đối ngoại bằng tiếng Anh của Trung Quốc.

Trong những ngày đầu tiên kể từ khi diễn ra sự kiện “giàn khoan Hải Dương 981”, tin bài có cụm từ Haiyang Shiyou hay Haiyang Shiyou 981 không xuất hiện trên các báo Trung Quốc. Có chăng thì chủ đề về giàn khoan chỉ xuất hiện trên diễn đàn với những lời phân tích bàn luận không chính thống.

Bài đầu tiên được đăng tải trên tờ China Daily “Cease provocative activities in Chinese waters” ngày 16/5/2014, cho thấy rõ được tính chính trị ngay từ tiêu đề.

Với cụm từ “in Chinese waters”, bài báo này đã định hướng ngay nhận thức của người đọc về chủ quyền của Trung Quốc đối với Biển Đông mà cụ thể là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là một thủ đoạn nhằm tẩy não người đọc, đánh lừa nhận thức của họ với thông tin giả, làm cho họ tin rằng đó là vùng biển chủ quyền của Trung Quốc và hiện tại ai đó đang có những hành động khiêu khích

“provocative activities” trên vùng nước chủ quyền của họ. Nội dung chính của bài báo là lên án việc Hà Nội đang có những hành động khiêu khích đối với giàn khoan đang hoạt động khai thác dầu khí trong vùng chủ quyền của Trung Quốc “Relations between China and Vietnam have undergone a subtle change following a series of provocative activities by Hanoi intended to disturb the normal drilling operations of a Chinese oil rig in the waters off China's Xisha Islands, also known as the Paracel Islands”. Hành động cụ thể này được mô tả là “In disregard of this notice, the Vietnamese authorities dispatched a large number of vessels, including armed ones, close to the site, and they have rammed China's civilian ships and disturbed

the normal operations of the Chinese drilling platform”. Đây rõ ràng là thông tin được biên tập để trắng trợn bẻ cong sự thật đang diễn ra trên thực địa.

Đối với việc Việt Nam tổ chức họp báo quốc tế để công khai sự việc cũng như các diễn tiến trên thực địa bằng các hình ảnh và băng hình ghi lại được, bài báo này đã phản bác lại bằng luận điệu “The Vietnamese authorities also filed a protest, accusing the drilling operation of falling within "disputable waters" and violating the United Nations Convention on the Law of the Sea and the Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea. Hanoi has made use of the so-called

"collision incident" in the South China Sea incited by the media, to describe itself a victim bullied by China”. Và để nhắc lại cái gọi là “chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông”, bài báo này diễn giải rằng giàn khoan Hải Dương 981 đang hoạt động trong vùng chủ quyền hợp pháp của Trung Quốc “The Chinese oil rig is operating 17 miles away from Zhongjian Island, which belongs to China's Xisha Islands, this is 150 miles away from Vietnam's coastline. It is self-evident that the site falls into China's offshore waters and that the drilling operations are completely within the range of the country's sovereignty, sovereign rights and jurisdiction and have nothing to do with Vietnam. The Xisha Islands are a part of China's inherent territory and the drilling of the Chinese enterprise in its offshore waters is an internal affair that should be free from any outside interference. The normal and legitimate drilling operations in waters under China's jurisdiction is in compliance with the UN Convention on the Law of the Sea and anything but a violation of the Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea as claimed by Vietnam. Facts prove that it is Vietnam, not China, who instigated the recent tensions in the South China Sea”. Có thể thấy rằng, các thông tin được truyền tải đều bị bóp méo, nhào lặn, biến “trắng thành đen” trước khi đi đến người đọc. Ngoài ra, bài báo“Vietnam rams ships 100s of times” còn đưa thông tin tàu Việt Nam đâm tàu Trung Quốc 169 lần chỉ trong vòng một ngày “On May 13 alone, as part of Vietnam's harassment and intimidation, the Vietnamese vessels rammed Chinese ships 169 times”.

Để củng cố luận điệu cho rằng Trung Quốc đang khai thác bình thường trong khu vực biển thuộc về chủ quyền của họ, bài “Sovereignty is indisputable” của giáo

sư Yang Zewe thuộc trường Đại học Vũ Hán Trung Quốc) đã đưa ra các lập luận và

“bằng chứng lịch sử” từ thời xa xưa các triều đại Trung Quốc đã xác lập chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Những “bằng chứng lịch sử” này được ghi lại trong văn bản từ thời Nhà Hán trước Công nguyên cho đến Nhà Nguyên Mông, Nhà Minh, Nhà Thanh sau Công nguyên:

“First, the Xisha Islands have been a Chinese territory since ancient times.

Available historical documents record that Chinese people first discovered the South China Sea islands in the Han Dynasty (202 BC-AD 220) and also gained an initial knowledge about the South China Sea. With the progress of the navigation technology and the invention and wide use of compass, the navigation and activities of Chinese people at sea tended to be more frequent from the Song Dynasty (960- 1279)... In 1279, Kublai Khan, the founding emperor of the Yuan Dynasty (1271- 1368), sent General Guo Shoujing to the South China Sea for the inspection and research of the sea's geography and landscape to offer security guarantees for the cruising imperial naval force. Afterwards, the Ming (1368-1644) and Qing (1644- 1911) dynasties both put the South China Sea islands and adjacent waters under their jurisdiction, and it has ever since become a common practice for China's naval forces to make inspection tours for coastal defense and exercise sovereignty over them. There were also countless maps, archives, documents and logs reserved from the Ming and Qing dynasties that recorded the South China Sea islands.

Tiếp đến là lập luận rằng vùng khai thác dầu khí Trung Quốc đang hạ đặt nằm trong vùng 12 hải lý tính theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển để chứng minh tính hợp pháp của giàn khoan: “In May 1996, the Chinese government issued a statement on the baseline of its territorial sea, declaring the baseline of its Xisha Islands as a straight baseline. This, together with the UN Convention and relevant laws of China's own, shows the Chinese government has the right to lay claim to the waters extending 12 nautical miles away from the straight baseline of the Xisha Islands, their contiguous zone, exclusive economic zone and continental shelf”.

Để giải thích cho sự kiện đoạn băng mà Việt Nam công bố liên quan đến tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam, tờ China Daily đã cho đăng tải bài

Hanoi is risking lives to gain world’s sympathy, experts say”. Bài báo phản ánh ý kiến của các chuyên gia cho rằng Việt Nam đang mạo hiểm dùng mạng sống của người dân để đổi lấy sự cảm thông của cộng đồng quốc tế “Pan Jin'e, a Vietnam studies expert with the Chinese Academy of Social Sciences, said the Vietnamese government is playing up the incident in order to gain more sympathy from the international community”.

Tiếp tục lặp lại các luận điệu về việc khai thác và thăm dò dầu khí của giàn khoan Hải Dương 981 nằm trong vùng chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa, bài “Drilling is legal and legitimate” của Jin Yongming, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu biển Trung Quốc thuộc Học viện Khoa học Xã hội Thượng Hải nhắc lại những bằng chứng lịch sử, trong đó cố tình diễn giải sai công hàm của Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai năm 1958 công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa “In September 1958, Vietnamese Premier Pham Van Dong solemnly stated in a note to

Premier Zhou Enlai that Vietnam recognizes and supports the Declaration of the Government of the People's Republic of China on China's territorial sea that the breadth of the territorial sea of China should be 12 nautical miles and that this provision should apply to all territories of China, including the Xisha Islands and the Nansha Islands in the South China Sea. Pham Van Dong's note shows that the Vietnamese government acknowledged China's sovereignty over the Xisha Islands and Nansha Islands. Vietnam's claim to sovereignty of the Xisha Islands today is in violation of the principle of estoppel”. Và đổ lỗi rằng, chính Việt Nam là bên đang làm gia tăng căng thẳng và phức tạp thêm tình hình tranh chấp trên Biển Đông trong khi Trung Quốc đang rất kiềm chế “It is not China but Vietnam that is making trouble and wants to change the status quo”.

Đối với tờ Thời báo Hoàn Cầu bằng tiếng Anh của Trung Quốc, nội dung tin bài chủ yếu là tin tổng hợp đưa các ý kiến, phát biểu của các nhà chức trách và chuyên gia. Trong bài “FM urges Hanoi not to aggravate friction”, ngày

15/5/2014, đưa thông tin về Ngoại trưởng Trung Quốc kêu gọi Việt Nam không làm căng thẳng và phức tạp thêm tình hình, việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào khai thác tại Biển Đông là hoạt động bình thường nằm trong vùng nước chủ quyền của Trung Quốc. Cũng trong ngày, trang tin này tin về ý kiến của các chuyên gia trong đó khẳng định đây không phải là vùng biển tranh chấp, mà đó là Trung Quốc đã “lấy” lại được từ chính quyền Miền Nam Việt Nam từ năm 1974:

“It is not a disputed area as it was taken back in the 1974 Battle of the Xisha Islands from the Republic of South Vietnam”.

Phản bác lại thông tin về việc Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi quần đảo Hoàng Sa được đăng tải trên tờ BĐT Thanh Niên online của Việt Nam khi cho rằng Trung Quốc buộc phải rút giàn khoan do căng thẳng và sức ép mạnh mẽ từ phía cộng đồng quốc tế “the rig’s relocation could reduce tensions between the two countries and will also welcome by Washington, which has accussed China of provocative activities in the disputed South China Sea in recent months”, tờ Thời báo Hoàn Cầu đã đăng bài “Rig removal in accordance with original plan”. Theo bài viết, một số lý do đưa ra để biện minh đó là do lỗi kỹ thuật, nguy cơ về thiên nhiên, tài chính và sự quấy phá, can thiệp vào hoạt động của giàn khoan của một số nước: “Indeed, the deep water oil drilling rig placed by China National Offshore Oil Corporation had previously been scheduled to operate for around 100 days until mid-August. But it should be noted that the estimated time for most projects is elastic because there may occur technical failure, natural disaters including typhoon, or disturbance from other countries during the operation process”, “The companies can’t afford the enormous financial loss that would come from bending to external pressure”.

Qua khảo sát và phân tích nội dung tin bài đưa về sự kiện giàn khoan Hải Dương 981, có thể thấy rằng, nội dung đưa tin về chủ quyền bị phía Trung Quốc bóp méo sự thật, tập trung tuyên truyền củng cố bằng ý kiến của các chuyên gia, học giả với các dẫn chừng “bằng chứng lịch sử”. Ngoài ra, thông tin còn bị “đổi trắng thành đen” khi lên án, tố cáo Việt Nam sử dụng vũ lực tấn công tàu tuần tra hộ tống bảo vệ giàn khoan. Những thông tin này nhằm mục đích chủ yếu là tăng cường tuyên truyền, tạo sự “thuấn nhuần” cho người đọc và chủ yếu là người Trung Quốc

về cái gọi là “chủ quyền” của nước này tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Ngoài ra, nội dung này còn nhằm làm “xấu xí” hình ảnh của Việt Nam, làm cho người dân Trung Quốc cảm thấy “phẫn nộ” và “bài” Việt Nam.

2.2.3. Hình thức chuyển tải thông tin về sự kiện “giàn khoan Hải Dương 981”

2.2.3.1. Các thể loại báo chí

So với các hình thức chuyển tải thông tin của BĐT tiếng Anh của Việt Nam, BĐT tiếng Anh của Trung Quốc thể hiện sự khác biệt rất lớn.

Số lượng bài viết về sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 trên hai tờ BĐT tiếng Anh của Trung Quốc là China Daily và Thời báo Hoàn Cầu chỉ có 12 bài, do vậy, thể loại báo chí dùng để đưa tin bài chủ yếu là bài phản ánh, bình luận về sự kiện, không có các thể loại tin, ghi nhanh như hai tờ BĐT đối ngoại tiếng Anh của Việt Nam.

Bảng 2.12.Tỉ lệ các thể loại báo chí về sự kiện “giàn khoan Hải Dương 981” trên hai tờ BĐT tiếng Anh của Trung Quốc là China Daily và Thời báo Hoàn Cầu

Đối với tờ China Daily, trong 7 bài được đăng tải về sự kiện, có 3 bài là phản ánh và 4 bài là bình luận. Với Thời báo Hoàn Cầu, trong 5 bài được đăng tải về sự kiện, có 2 bài là phản ánh và 3 bài bình luận. Điều này cho thấy mục đích rõ ràng của việc đăng tin, bài là nhằm giải thích, thể hiện quan điểm về sự kiện chứ không nhằm mục đích thông tin về những diễn biến của sự kiện tới người đọc. Do đó, thông tin không mang tính khách quan mà phục vụ cho mục đích, quan điểm của người viết.

3.2.3.2. Về cách đặt tít và sapo

Về hàng tít, nhìn chung BĐT tiếng Anh của Trung Quốc cũng thể hiện được sự xúc tích ngắn ngọn về nội dung muốn truyền tải, ví dụ: Vietnam must stop provocative activities right away: expert, Rig revoval in accordanc with original plan, Cease provocative activities in Chinese waters, Drilling is legal and legitimate… Tuy nhiên, cả hai tờ China Daily và Thời báo Hoàn Cầu đều không sử dụng sapo trong các bài viết của mình, mà đi ngay vào nội dung của bài. Điều này có thể lý giải do các bài viết đều tương đối dài, phản ánh nhiều luận điểm và khía cạnh khác nhau nên khó có thể tóm lược ngắn gọn trong vài dòng sapo.

3.2.3.3. Về ảnh, video, audio

Trong 12 bài viết đã được khảo sát, chỉ duy nhất một bài Rig removal in accordance with original plan đăng ngày 17/7/2014 trên Thời báo Hoàn Cầu có kèm theo một tranh vẽ minh họa về hình dáng của giàn khoan Hải Dương 981, các bài còn lại đều không đưa kèm theo bất cứ hình ảnh, video hay audio nào. Điều này cho thấy, thông tin được cung cấp không có sự xác tín, nội dung bài viết không được chứng minh qua thực tế, dẫn đến kém tính thuyết phục đối với người đọc.

2.2.4. Tính tương tác trong các bài viết về sự kiện “giàn khoan Hải Dương 981”

Hình thức tương tác giữa báo và người đọc trên BĐT tiếng Anh China Daily khá giống với báo Nhân Dân điện tử bằng tiếng Anh của Việt Nam. Các nút công cụ tương tác mạng xã hội chỉ được đặt duy nhất tại vị trí cuối nội dung bài viết. Các nút này được bổ sung thêm một số mạng xã hội của Trung Quốc như Baidu…

Ngoài ra, bên dưới các nút công cụ tương tác là mục Comments để người đọc đưa ra ý kiến cá nhân. Tuy nhiên, điều bất tiện của mục Comments này là người đọc phải tạo một tài khoản riêng sau đó đăng nhập bằng tài khoản cá nhân đó mới có thể đưa ra các bình luận của mình. Điều này sẽ gây khó khăn cho người đọc khi muốn tương tác, bởi: nhiều thao tác, mất nhiều thời gian.

Hình 2.3. Cách bố trí, sắp đặt vị trí các nút, công cụ tương tác mạng xã hội trên BĐT China Daily bằng tiếng Anh

Trái ngược lại với China Daily, Thời báo Hoàn Cầu bằng tiếng Anh, cũng giống như báo Thanh Niên online bằng tiếng Anh, được đầu tư nhiều hơn về hình thức tương tác với người đọc. Đối với các nút công cụ tương tác mạng xã hội, báo

Một phần của tài liệu Luận văn ThS BCH - Sự kiện “giàn khoan Hải Dương 981” dưới góc nhìn của báo điện tử đối ngoại bằng tiếng Anh của Việt Nam và Trung Quốc (Trang 70 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w