Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam
1.2.1. Những nghiên cứu về cấu trúc rừng
a, Nghiên cứu quy luật phân bố số cây theo đường kính
Nghiên cứu quy luật phân bố số cây theo đường kính cho rừng trồng thuần loài, đều tuổi ở nước ta đã được một số tác giả nghiên cứu như: Phạm Ngọc Giao (1989,1996), Trịnh Đức Huy (1988), Vũ Văn Nhâm (1988), Lê Hồng Phúc (1996),… đều nhất trí đường biểu diễn quy luật phân bố N/D có dạng lệch trái và tùy từng đối tượng cụ thể, có thể sử dụng các hàm toán học khác nhau để biểu thị như hàm Scharlier, hàm Weibull… để mô tả quy luật này ở giai đoạn còn non và giai đoạn trung niên.
Khi nghiên cứu về phân bố đường kính của rừng Thông ba lá ở Việt Nam, Nguyễn Ngọc Lung và cs (1999) đã nhận xét: Việc dùng hàm này hay
hàm khác để biểu thị dãy phân bố kinh nghiệm N/D phụ thuộc vào kinh nghiệm từng tác giả và bản chất quy luật đo đạc được.
Khi nghiên cứu quy luật N/D cho Thông đuôi ngựa vùng Đông Bắc Việt Nam, Phạm Ngọc Giao (1996) đã xác định và phân chia cỡ kính là 2 cm để từ đó làm cơ sở cho việc xác định phân bố và sử dụng các hàm phân bố khác nhau như Meyar, Weibull để xây dựng mô hình cấu trúc đường kính cho rừng Thông mã vĩ tại khu vực nghiên cứu.
Theo Hoàng Văn Dưỡng (2001) khi nghiên cứu rừng trồng Keo lá tràm tại khu vực miền Trung, Việt Nam. Theo tác giả để xác định cỡ kính hợp lý thì phải thỏa mãn 3 yêu cầu:
- Không làm biến dạng quy luật phân bố N/D vốn có của rừng
- Diện tích mặt cắt ngang trung bình (và đường kính trung bình tương ứng) của thân cây tại một điểm thời điểm được xác định bằng thể tích thân chia cho chiều cao của cây sẽ hạn chế được sai số.
- Thuận lợi cho quá trình đo, ghi chép và tính toán.
Các nghiên cứu về mô hình tăng trưởng đường kính và chiều cao liên quan mật thiết đến mật độ, tuổi là chìa khóa để mở ra những cơ hội và sự hiểu biết về cơ chế phát triển cấu trúc không gian của toàn bộ lâm phần. Nhiều tác giả đã sử dụng các hàm toán học để mô hình hóa các quy luật phân bố của cây rừng theo đường kính và chiều cao khác nhau hoặc dùng phương pháp vẽ biểu đồ đứng để mô tả mối quan hệ để làm cơ sở cho công tác kiểm kê, chăm sóc nuôi dưỡng rừng.
b, Nghiên cứu quy luật tương quan
* Quy luật tương quan Hvn/D1,3
Vũ Đình Phương (1975) cho rằng có thể lập biểu cấp chiều cao rừng Bồ đề tự nhiên từ phương trình Parabol bậc hai mà không cần phân biệt cấp đất và tuổi.
Nguyễn Ngọc Lung và cs (1999) khi nghiên cứu tương quan H/D cho loài Thông ba lá đã thử nghiệm 8 dạng phương trình kết quả cho thấy cả 8 dạng phương trình đều phù hợp về mặt thống kê. Tuy nhiên dạng H = a(1-e-bD)m của Drakin (1940) được chọn do có hệ số tương quan cao nhất. Phương trình chung đã lập cho cả đối tượng nghiên cứu là:
H= 38,88.(1 – e -0,043D)1,509 (1.9)
R2 = 0,9567
Với rừng Thông mã vĩ khu vực Đông Bắc, kết quả nghiên cứu bước đầu của Vũ Văn Nhâm (1988) đã xây dựng mô hình đường cong chiều cao lâm phần. Một nghiên cứu khác của Phạm Ngọc Giao (1989) [3] đã khẳng định, giữa chiều cao và đường kính ngang ngực của các rừng Thông mã vĩ tồn tại chặt chẽ dưới dạng phương trình Logarit một chiều như sau:
H = a + b*logd1,3 (1.10)
Trường hợp nghiên cứu Bảo Huy (1993) đối với các loại rừng ưu thế Bằng lăng, Cẩm xe, Kháo và Chiêu liêu ở rừng rụng lá và nửa rụng lá Bằng lăng khu vực Tây Nguyên, tác giả đã thử nghiệm các hàm bậc nhất, logarit, Log để mô tả tương quan H/D và đã chọn được dạng thích hợp nhất là:
Log(H) = a + b*log(D1,3) (1.11)
Khi nghiên cứu về rừng trồng Keo ở khu vực miền trung Việt Nam, tác giả Hoàng Văn Dưỡng (2001) đã thử nghiệm bốn phương trình tương quan H/D và nhận thấy, phương trình H = a*b*log(D1,3) phù hợp hơn cho loài Keo lá tràm ở một số tỉnh miền Trung với hệ số xác định R2 ≈ 0,82 – 0,97.
* Quy luật tương quan Dt/D1,3
Cùng với những nghiên cứu về rừng trồng thuần loài đều tuổi của Hoàng Văn Dưỡng (2001) cho rừng trồng Keo thì những nghiên cứu về quy luật tương quan giữa Dt/D1,3 cho đối tượng rừng tự nhiên như Vạng trứng,
quy luật tương quan giữa Dt/D1,3 cho các đối tượng nghiên cứu ở trên (Vũ Đình Phương, 1985).