Nghiên cứu cấu trúc sinh khối khô

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và khả năng tích lũy các bon của rừng trồng thông mã vĩ (pinus massoniana lamb) tại huyện cao lộc, tỉnh lạng sơn (Trang 59 - 65)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Nghiên cứu cấu trúc sinh khối lâm phần Thông mã vĩ

3.2.2. Nghiên cứu cấu trúc sinh khối khô

Kết quả bảng 3.11 cho thấy, sinh khối khô cây tiêu chuẩn có sự biến động trong cùng vị trí và giữa các vị trí chặt hạ, trong đó:

Ở vị trí chân đồi: Sinh khối khô cây tiêu chuẩn biến động từ 44,85 - 74,72 kg/cây, trung bình là 58,85 kg/cây. Sinh khối thân bình quân đạt 33,38 kg/cây chiếm 56,7% tổng sinh khối cây tiêu chuẩn; sinh khối rễ đạt 12,55 kg/cây chiếm 21,3% tổng sinh khối khô cây tiêu chuẩn; sinh khối cành 8,14 kg/cây chiếm 13,83% so với tổng sinh khối khô và thấp nhất là sinh khối lá 4,79 kg/cây chiếm 8,13% tổng sinh khối khô.

Ở vị trí sườn đồi: Tổng sinh khối khô biến động từ 44,71 - 73,09 kg/cây, trung bình đạt 57,42 kg/cây. Sinh khối khô trong từng thành phần (thân, cành, lá, rễ) cũng có sự thay đổi, trong đó sinh khối lớn nhất tập trung ở phần thân cây chiếm khoảng 56%, tiếp đến là sinh khối rễ chiếm 21%, sinh khối cành

chiếm 14,73% và thấp nhất là sinh khối lá chiếm 8,74% so với tổng sinh khối khô cây tiêu chuẩn tại vị trí này.

Ở vị trí đỉnh đồi: Tổng sinh khối khô/cây tiêu chuẩn biến động từ 38,80 - 46,88 kg/cây, trung bình đạt 44,03 kg/cây. Nhìn chung, tương tự như vị trí chân và sườn đồi, sinh khối cây tiêu chuẩn biến động và có xu hướng giảm dần theo từng bộ phận thân > rễ > cành > lá. Trong đó, sinh khối khô của phần thân và rễ cây vẫn chiếm tỷ trọng lớn so với sinh khối khô bộ phận lá và cành của cây tiêu chuẩn.

Bảng 3.11. Cấu trúc sinh khối khô cây cá lẻ Thông mã vĩ Vị trí OTC Sinh khối khô cây tiêu chuẩn (kg)

Tổng

Thân Cành Rễ

Chân

1 24,50 6,21 3,61 10,52 67,84

2 43,29 10,11 6,51 14,82 101,83

3 32,35 8,10 4,24 12,28 81,57

Trung bình 33,38 8,14 4,79 12,54 83,75

Sườn

4 27,48 9,06 5,12 12,80 79,86

5 28,52 8,35 4,91 8,63 75,51

6 33,31 9,98 5,05 10,05 84,89

Trung bình 29,77 9,13 5,03 10,49 80,09

Đỉnh

7 23,43 8,10 4,05 10,82 69,40

8 21,57 6,87 3,53 6,83 60,50

9 25,03 8,01 4,68 9,15 70,27

Trung bình 23,34 7,66 4,09 8,93 66,72

3.2.2.2. Cấu trúc sinh khối khô tầng cây gỗ

Kết quả bảng 3.12 cho thấy, cấu trúc sinh khối khô tầng cây gỗ Thông mã vĩ tại khu vực nghiên cứu có sự biến động mạnh, trong đó:

Bảng 3.12. Cấu trúc sinh khối khô tầng cây gỗ Thông mã vĩ tại khu vực nghiên cứu

Vị trí OTC N/ha

Sinh khối trên mặt đất (tấn/ha)

Sinh khối rễ (tấn/ha)

Tổng (tấn/ha) Thân Cành Tổng

Chân

1 1390 34,06 8,63 5,02 47,70 14,63 62,34 2 1300 56,28 13,14 8,46 77,88 19,27 97,15 3 1280 41,41 10,37 5,43 57,20 15,73 72,93 Trung bình 1323,3 43,91 10,71 6,30 60,93 16,54 77,47

Sườn

4 1270 34,90 11,51 6,50 52,91 16,26 69,17 5 1320 33,69 8,38 5,54 47,61 11,40 59,01 6 1310 56,74 13,07 7,53 77,34 18,41 95,75 Trung bình 1300 41,77 10,99 6,53 59,29 15,36 74,64

Đỉnh

7 1290 30,22 10,45 5,22 45,90 13,97 59,87 8 1310 28,26 9,00 4,62 41,88 8,95 50,83 9 1250 31,29 10,01 5,85 47,15 11,44 58,59 Trung bình 1283 29,92 9,82 5,23 44,98 11,45 56,43

Ở vị trí chân đồi: Ở vị trí này mật độ bình quân là 1.323,3 cây/ha, sinh khối trên mặt đất chiếm tỷ lệ 78,5% so với tổng sinh khối lâm phần, trong đó sinh khối khô thân cây cao nhất trung bình đạt 43,91 tấn/ha, tiếp đến sinh khối cành và sinh khối lá tương ứng là 10,71 tấn/ha và 6,3 tấn/ha. Sinh khối dưới mặt đất (rễ cây) biến động từ 14,63 - 19,27 tấn/ha bình quân đạt 16,54 tấn/ha.

Tổng sinh khối tầng cây gỗ trung bình đạt 77,47 tấn/ha.

Ở vị trí sườn đồi: Mật độ trung bình đạt 1.300 cây/ha phân bố tương đối đều trên toàn bộ diện tích. Sinh khối trên mặt đất chiếm 79,3% so với

tổng sinh khối lâm phần, trong đó sinh khối khô thân cây cao nhất trung bình đạt 41,77 tấn/ha, tiếp đến sinh khối cành và sinh khối lá tương ứng là 10,99 tấn/ha và 6,53 tấn/ha. Sinh khối dưới mặt đất (rễ cây) biến động từ 11,40 - 18,41 tấn/ha bình quân đạt 15,36 tấn/ha. Tổng sinh khối tầng cây gỗ trung bình đạt 74,64 tấn/ha.

Ở vị trí đỉnh đồi: Mật độ trung bình đạt 1.283 cây/ha phân bố không đều trên toàn bộ diện tích do một số cây bị sâu bệnh và chết hoặc bị khai thác nên tạo ra những khoảng trống ở tán rừng. Sinh khối trên mặt đất chiếm 79,6% so với tổng sinh khối lâm phần, trong đó sinh khối khô thân cây cao nhất trung bình đạt 28,92 tấn/ha, tiếp đến sinh khối cành và sinh khối lá tương ứng là 9,82 tấn/ha và 5,23 tấn/ha. Sinh khối dưới mặt đất (rễ cây) biến động từ 8,95 - 13,97 tấn/ha bình quân đạt 11,45 tấn/ha. Tổng sinh khối tầng cây gỗ trung bình đạt 56,43 tấn/ha.

3.2.2.3 Cấu trúc sinh khối khô cây bụi thảm tươi và thảm mục

Kết quả bảng 3.13 cho thấy, sinh khối khô tầng cây bụi-thảm tươi và thảm mục dưới tán rừng Thông tại khu vực nghiên cứu có sự biến động như sau:

Ở vị trí chân đồi: Tổng sinh khối khô biến động từ 2,18 – 2,24 tấn/ha, trong đó sinh khố sinh khối cây bụi thảm tươi, thảm tươi bình quân là 1,88 tấn/ha chiếm 90,3%; sinh khối thảm mục bình quân đạt 0,33 tấn/ha chiếm 9,09% so với tổng sinh khối khô. Sinh khối các bộ phận cây bụi-thảm tươi giảm dần từ thân > lá > cành.

Ở vị trí sườn đồi: Tổng sinh khối khô biến động từ 2,22 – 2,28 tấn/ha, trong đó sinh khố sinh khối cây bụi thảm tươi, thảm tươi bình quân là 1,94 tấn/ha chiếm 91,6%; sinh khối thảm mục bình quân đạt 0,31 tấn/ha chiếm 18,39% so với tổng sinh khối khô.

Ở vị trí đỉnh đồi: Tổng sinh khối khô biến động từ 2,17 - 2,27 tấn/ha, trong đó sinh khối khô cây bụi-thảm tươi biến động từ 1,89 - 1,99 tấn/ha, bình quân đạt 1,93 tấn/ha. Sinh khối khô tầng thảm mục biến động từ 0,26 -

0,35 tấn/ha, trung bình đạt 0,3 tấn/ha. Như vậy, tỷ lệ sinh khối khô giữa thành phần cây bụi thảm tươi và thảm mục so với tổng sinh khối khô có sự chênh lệch đáng kế, trong đó sinh khối khô của cây bụi thảm tươi chiếm tỷ lệ cao hơn trong tổng sinh khối.

Bảng 3.13. Cấu trúc sinh khối khô cây bụi thảm tươi Vị trí OTC Sinh khối cây bụi thảm tươi,

thảm tươi (tấn/ha)

Sinh khối thảm mục

(tấn/ha)

Tổng (tấn/ha) Thân Cành Tổng

Chân

1 0,93 0,56 0,34 1,83 0,39 2,22

2 0,97 0,64 0,29 1,90 0,28 2,18

3 0,94 0,71 0,27 1,92 0,32 2,24

Trung bình 0,95 0,64 0,30 1,88 0,33 2,21

Sườn

4 0,93 0,66 0,32 1,91 0,31 2,22

5 0,87 0,78 0,34 1,99 0,29 2,28

6 0,88 0,74 0,31 1,93 0,33 2,26

Trung bình 0,89 0,73 0,32 1,94 0,31 2,25

Đỉnh

7 0,98 0,70 0,31 1,99 0,28 2,27

8 0,93 0,69 0,27 1,89 0,35 2,24

9 0,97 0,71 0,23 1,91 0,26 2,17

Trung bình 0,96 0,70 0,27 1,93 0,30 2,23

3.2.2.4. Cấu trúc sinh khối khô lâm phần Thông mã vĩ

Kết quả bảng 3.14 cho thấy, sinh khối khô toàn lâm phần rừng trồng Thông mã vị tại khu vực nghiên cứu có sự thay đổi theo từng vị trí, cụ thể như sau:

Ở vị trí chân đồi: Tổng sinh khối khô biến động từ 64,4 - 98,43 tấn/ha, bình quân là 79,03 tấn/ha. Sinh khối tầng cây gỗ chiếm tỷ trọng lớn từ 96,80 - 98,70% so với tổng sinh khối khô toàn lâm phần tương ứng từ 62,34 - 97,15 tấn/ha. Sinh khối khô cây bụi thảm tươi chiếm một tỷ lệ nhỏ so với tổng sinh

khối khô toàn lâm phần tương đương bình quân 1,41 tấn/ha chiếm 1,9%. Sinh khối khô của thảm mục chiếm tỷ lệ nhỏ nhất với trọng lượng 0,15 tấn/ha, chiếm 0,2% so với tổng sinh khối toàn lâm phần.

Bảng 3.14. Cấu trúc sinh khối khô lâm phần rừng trồng Thông mã vĩ

Vị trí

OTC

Tầng cây gỗ Cây bụi,

thảm tươi Thảm mục

Tổng (tấn/ha)

Tấn/ha % Tấn/ha % Tấn/ha %

Chân

1 62,34 96,80 1,91 2,97 0,15 0,23 64,4

2 97,15 98,70 1,1 1,12 0,18 0,18 98,43

3 72,93 98,20 1,21 1,63 0,13 0,18 74,27

Trung bình 77,47 97,90 1,41 1,90 0,15 0,20 79,03 Sườn

4 69,17 98,34 1,02 1,45 0,15 0,21 70,34

5 59,01 97,91 1,1 1,83 0,16 0,27 60,27

6 95,75 99,05 0,79 0,82 0,13 0,13 96,67

Trung bình 74,64 98,43 0,97 1,36 0,15 0,20 75,76 Đỉnh

7 59,87 98,93 0,52 0,86 0,13 0,21 60,52

8 50,83 98,57 0,6 1,16 0,14 0,27 51,57

9 58,59 98,99 0,51 0,86 0,09 0,15 59,19

Trung bình 56,43 98,83 0,54 0,96 0,12 0,21 57,09 Ở vị trí sườn đồi: Cấu trúc sinh khối khô toàn lâm phần cũng có sự biến động mạnh từ 60,27 - 96,67 tấn/ha, trong đó sinh khối tầng cây gỗ vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất trung bình với 98,43% so với tổng sinh khối khô lâm phần tương ứng trọng lượng bình quân là 74,64 tấn/ha. Ở tầng cây bụi thảm tươi và thảm mục sinh khối khô chiếm một tỷ trọng nhỏ tương ứng là 1,36% và 0,2%

so với tổng sinh khối khô toàn lâm phần. Trọng lượng sinh khối khô bình quân tương ứng là 0,97 tấn/ha và 0,15 tấn/ha.

Ở vị trí đỉnh đồi: Cùng với sự thay đổi về vị trí thì sinh khối khô của các thành phần trong những lâm phần cũng có sự biến động mạnh, trong đó sinh khối thân vẫn chiếm một tỷ lệ lớn bình quân là 98,83% so với tổng sinh khối khô tương đương 56,43 tấn/ha. Sinh khối khô cây bụi-thảm tươi chiếm tỷ trọng nhỏ hơn với 0,96% so với tổng sinh khối khô toàn lâm phần tương ứng 0,54 tấn/ha. Thấp nhất là tỷ trọng sinh khối khô của thảm mục chiếm 0,21% tương ứng là 0,12 tấn/ha. Tổng sinh khối biến động mạnh và trung bình đạt 57,09 tấn/ha. Dưới đây là biểu đồ so sánh cấu trúc sinh khối khô của lâm phần Thông mã vĩ tại khu vực nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và khả năng tích lũy các bon của rừng trồng thông mã vĩ (pinus massoniana lamb) tại huyện cao lộc, tỉnh lạng sơn (Trang 59 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)