Tổng quan khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và khả năng tích lũy các bon của rừng trồng thông mã vĩ (pinus massoniana lamb) tại huyện cao lộc, tỉnh lạng sơn (Trang 29 - 34)

Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu

a) Vị trí địa lý: Cao Lộc là huyện miền núi, biên giới của tỉnh Lạng Sơn, ở vị trí địa lý 21°45' đến 22° Vĩ Bắc và 106°39' đến 107°02' Kinh Đông. Địa hình bao quanh thành phố Lạng Sơn, phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), phía Nam tiếp giáp với huyện Chi Lăng và huyện Văn Quan, phía Đông tiếp giáp với huyện Lộc Bình, phía Tây tiếp giáp với huyện Văn

Lãng. Huyện có 22 đơn vị hành chính gồm 02 thị trấn gồm Đồng Đăng và thị trấn Cao Lộc, 20 xã với 154 đơn vị cấp thôn (136 thôn bản và 18 khối phố).

b) Địa hình: Cao Lộc là huyện có địa hình cao nhất, độ cao trung bình là 260m so với mặt biển. Địa hình huyện có thể chia làm 4 vùng khác nhau:

‐ Vùng núi cao, gồm các xã: Công Sơn, Mẫu Sơn, đông bắc xã Gia Cát, đông nam các xã Hải Yến, Cao Lâu, Xuất Lễ. Trong đó cao nhất là đỉnh Phia Pò thuộc dãy núi Mẫu Sơn cao 1.541 m. Vùng này địa hình phức tạp, giao thông khó khăn nhưng có thế mạnh về lâm nghiệp, đặc biệt là du lịch. Dãy núi Mẫu Sơn, Công Sơn trập trùng là khu du lịch sinh thái.

‐ Vùng địa hình đồi núi nhấp nhô, hiện diện tất cả các xã trong huyện.

Vùng đồi thấp hình bát úp thuộc các xã ven sông Kỳ Cùng và suối lớn là Tân Liên, Gia Cát, Bình Trung. Vùng núi đất xen kẽ núi đá vôi, có các thung lũng lớn là các xã: Hồng Phong, Bình Trung, Phú Xá. Với tài nguyên đá vôi phong phú, thuận lợi cho một số ngành công nghiệp phát triển như công nghiệp xi măng, khai thác đá vôi, ngoài ra trồng trọt và chăn nuôi cũng phát triển ở các thung lũng.

c) Khí hậu, thủy văn

Huyện Cao Lộc có khí hậu mát mẻ được chia bốn mùa rõ rệt, nhiệt độ trung bình năm là 210C, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất khoảng 270-320C, nhiệt độ trung bình trong mùa đông là 130C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất xuống đến 90C, có ngày nhiệt độ xuống đến 00C, tại Mẫu Sơn có năm có băng tuyết.

Nhìn chung, địa hình và khí hậu của huyện Cao Lộc tương đối thuận lợi cho phát triển du lịch. Đặc biệt, vùng núi Cao Lộc có khí hậu lý tưởng cho phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, tạo nên sắc thái riêng trong phát triển du lịch so với các huyện khác của tỉnh Lạng Sơn.

Huyện Cao Lộc có mật độ sông, suối tương đối dày, lớn nhất con sông Kỳ Cùng chảy qua 3 xã Gia Cát, Tân Liên, Bình Trung với chiều dài khoảng 35 km là nguồn nước sản xuất và sinh hoạt quan trọng nhất của nhân dân trong huyện. Ngoài ra còn có các suối lớn như suối Bản Lề ở xã Xuất Lễ, suối Khuổi Van ở xã Cao Lâu; suối Khuổi Tao ở xã Yên Trạch; suối Đồng Đăng ở thị trấn Đồng Đăng; suối Khuổi Hái ở xã Hải Yến....

d) Tài nguyên thiên nhiên

* Tài nguyên đất: Theo thống kê đến 31/12/2020 tổng diện tích tự nhiên của huyện là 61.908,78 ha, chiếm 7,45% diện tích toàn tỉnh, được phân chia thành 22 đơn vị hành chính (tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 831.009 ha). Cụ thể sử dụng đất năm 2020 như sau:

- Đất sản xuất nông nghiệp 57.372,31 ha, chiếm 92,67% tổng diện tích tự nhiên của huyện.

- Đất phi nông nghiệp 3.652,66 ha, chiếm 5,9% tổng diện tích tự nhiên của huyện.

- Đất chưa sử dụng 883,81 ha, chiếm 1,43% tổng diện tích tự nhiên của huyện.

* Tài nguyên rừng: Tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 47.137,3 ha (chiếm 76,14% diện tích tự nhiên), trong đó rừng sản xuất là 36.822,72 ha, rừng phòng hộ là 8.636,42 ha, rừng đặc dụng là 1.678,17 ha. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 70,1%, đây là tỷ lệ cao trong toàn tỉnh. Trong đó, rừng trồng chiếm 77,48% tổng diện tích rừng toàn huyện chưa kể đến diện tích rừng trồng chưa khép tán.

Diện tích rừng trồng trong những năm gần đây tăng nhanh với các loại cây phù hợp với điều kiện của từng vùng như: thông, keo, bạch đàn… với sự hỗ trợ của các chương trình, dự án trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, chương trình 05 triệu ha rừng.

Diện tích rừng tự nhiên 8.984,4 ha với khu hệ thực vật rất đa dạng và phong phú về thành phần loài trong đó còn có một số loài dược liệu có giá trị

cao như: sa nhân, chanh rừng, bảy lá một hoa,cây cam thảo nam, khúc khắc, cây kim ngân, các loài cây rừng làm men rượu... Loại rừng chính ở đây là rừng kín, lá rộng, thường xanh, mưa ẩm nhiệt đới. Các loài thực vật rừng chính phổ biến gồm các loài cây: hồi, sở, thông, keo, bạch đàn,…Huyện có nhiều loài động vật quý mang tính đặc trưng của khu hệ động vật núi đất xen núi đá vôi vùng Đông Bắc.

1.3.2. Đặc đim kinh tế - xã hi a) Dân số

Trong giai đoạn 2011-2020, tốc độ tăng dân số huyện Cao Lộc là 0,79%, đạt 80.722 người năm 2020. Tỷ lệ nam/nữ là 50,97/49,03, huyện Cao Lộc vốn là quê hương quần tụ của đồng bào các dân tộc gồm: Nùng, Tày, Kinh, Dao, Hoa… Trong số đó dân tộc Nùng chiếm 58,86% dân số, dân tộc Tày chiếm 30,55%, dân tộc Kinh là 7,6%, dân tộc Dao là 2,47%, còn lại là các dân tộc khác.

Dân số của huyện chủ yếu là dân số nông thôn, chiếm tỷ lệ 76,55%. Tốc độ đô thị hóa của huyện Cao Lộc còn thấp, chỉ đạt 3,38% giai đoạn 2016- 2020. Đến năm 2020, dân số thành thị là 18.929 người chiếm 23,45% tổng dân số của huyện.

b) Cơ sở hạ tầng

* Giao thông: Huyện Cao Lộc có trên 74,343 km đường biên giới với Trung Quốc, có 02 cửa khẩu quốc tế (Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, Cửa khẩu ga Đồng Đăng), 02 cửa khẩu phụ (Pò Nhùng, Co Sâu) với 06 đơn vị hành chính cấp xã tiếp giáp với Trung Quốc bao gồm thị trấn Đồng Đăng, các xã:

Bảo Lâm, Thanh Lòa, Cao Lâu, Xuất Lễ và Mẫu Sơn; có các cặp chợ biên giới quan trọng; các trục giao thông đường bộ và đường sắt quốc tế, quốc lộ 1A, 1B, 4B, 4A liên kết với tất cả các huyện, với Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc bộ.

* Văn hóa - thể thao: Cao Lộc là huyện miền núi có nhiều đồng bào các dân tộc như: Nùng, Tày, Kinh, Dao, Hoa … Trong số đó dân tộc Nùng chiếm

58,86% dân số, dân tộc Tày chiếm 30,55%, dân tộc Kinh là 7,6%, dân tộc Dao là 2,47%, còn lại là các dân tộc khác. Các bản làng người Nùng, người Tày, người Kinh đã hình thành ở các thung lũng, bên lưu vực các sông, suối, sườn đồi. Với truyền thống cần cù lao động, đồng bào Tày, Nùng sớm biết trồng lúa nước, lúa cạn, trồng hoa màu, làm nương rẫy, chăn nuôi trâu, bò, ngựa và lợn, gà, ngan ngỗng… Không chỉ vậy, họ còn biết nhiều nghề thủ công như dệt vải, nhuộm chàm, dệt thổ cẩm, đan lát, làm ngói máng...

* Giáo dục - đào tạo: Công tác giáo dục, đào tạo phát triển khá toàn diện, đạt được kết quả quan trọng về quy mô và chất lượng. Chất lượng, năng lực đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ngày càng được nâng cao, cơ bản đảm bảo số lượng, từng bước đồng bộ về cơ cấu, đáp ứng được yêu cầu đổi mới.

Năm học 2020-2021 toàn huyện có tổng số 66 trường thuộc 3 cấp học MN, TH, THCS (MN: 24 trường; TH:16 trường; THCS: 22 trong đó có 1 trường PTDTNT THCS huyện; giảm 03 trường so với năm học 2019 –2020) và 6 cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập với tổng số 715 lớp, nhóm lớp/18.194 trẻ, học sinh; có 03 trường THPT và 01 Trung tâm GDNN-GDTX.

* Y tế: Chất lượng khám, chữa bệnh ngày càng nâng lên, nhiều kỹ thuật chuyên môn cao được triển khai thực hiện. Việc đổi mới phong cách, tinh thần thái độ phục vụ, nâng cao y đức, xây dựng cơ sở y tế “Xanh - Sạch - Đẹp” hướng tới sự hài lòng của người bệnh được đẩy mạnh. Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm được triển khai quyết liệt, đồng bộ, không có vụ ngộ độc thực phẩm lớn xảy ra.

Chương 2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và khả năng tích lũy các bon của rừng trồng thông mã vĩ (pinus massoniana lamb) tại huyện cao lộc, tỉnh lạng sơn (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)