Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc điểm chung của lâm phần Thông mã vĩ tại khu vực nghiên cứu
3.1.2. Nghiên cứu quy luật cấu trúc và tương quan rừng Thông mã vĩ
Đề tài đã tiến hành nắn phân bố N/D1,3 cho rừng Thông tại khu vực nghiên cứu theo hàm Weibull với tham số α được ước lượng tùy theo mức độ lệch trái hay lệch phải của phân bố thực nghiệm và dừng lại ở giá trị khi bình phương thực nghiệm bé nhất. Kết quả tính toán được trình bày trong bảng 3.2.
Kết quả trong bảng 3.3 cho thấy, trong 9/9 lâm phần có giá trị nhỏ hơn tra bảng, chiếm trên 90%, như vậy phân bố Weibull là phân bố lý thuyết phù hợp dùng để mô tả phân bố số cây theo đường kính của các rừng Thông mã vĩ thuộc đối tượng nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các lâm phần Thông có tham số α biến động trong khoảng từ 2,22 - 3,21; trong đó có 3 lâm phần có dạng phân bố tiệm cận chuẩn, với α bằng 2,75 - 3,07; có 2 lâm phần có dạng phân bố lệch phải với α từ 3,17 - 3,21; còn lại 4 lâm phần có dạng phân bố lệch trái hoặc hơi lệch trái, với tham số α biến động trong khoảng từ 2,22 - 2,55.
Bảng 3.3. Quy luật phân bố N/D1,3 theo hàm Weibull
OTC λ α Xtn X0,05 Kết luận
1 0,0014 3,07 0,21 3,84 H+
2 0,0027 3,21 0,61 3,84 H+
3 0,0190 2,22 0,16 5,99 H+
4 0,0074 2,55 0,37 3,84 H+
5 0,0099 2,49 0,30 5,99 H+
6 0,0033 3,07 1,85 3,84 H+
7 0,0026 3,21 0,59 3,84 H+
8 0,0190 2,22 1,51 5,99 H+
9 0,0069 2,76 0,91 3,84 H+
Như vậy, rừng trồng Thông mã vĩ tại khu vực nghiên cứu hiện đang ứ đọng những cây ở cỡ đường kính nhỏ, nên cần tiến hành tỉa thưa nhóm cây thuộc cỡ đường kính nhỏ, phẩm chất kém để mở rộng không gian dinh dưỡng cho những cây còn lại. Để thấy rõ hơn quy luật phân bố N/D1,3 của rừng Thông mã vĩ, dưới đây là một số biểu đồ minh họa hình 3.1-3.3.
OTC 5 (α = 2,49; λ= 0,0099) OTC 3 ( α= 2,22; λ=0,0190)
Hình 3.1. Phân bố N/D1,3 có dạng hơi lệch trái
OTC 1 (α = 3,07; λ = 0,0014) OTC 7 (α = 3,21; λ = 0,0027)
Hình 3.2. Phân bố N/D1,3 có dạng tiệm cận phân bố chuẩn OTC 6 (α = 3,07; λ = 0,0033) OTC 2 (α =3,21; λ= 0,0026)
Hình 3.3. Phân bố N/D1,3 có dạng hơi lệch phải
Hình 3.1- 3.3 cho thấy, đường kính cây biến động từ 6,1 - 14,6 cm, trong đó số cây tập chung nhiều nhất ở cỡ đường kính từ 8,2 - 12,3 cm chiếm khoảng 70% số cây trong các ô tiêu chuẩn, còn lại những cỡ đường kính lớn hơn chiếm phần nhỏ. Vì vậy, trong thời gian tới cần có những biện pháp tác động tỉa thưa phù hợp để làm cho rừng có kết cấu phù hợp và ổn định cao.
3.1.2.2. Phân bố số cây theo chiều cao (N/H)
Kết quả tính toán quy luật phân bố N/Hvn được trình bày trong bảng 3.4.
Bảng 3.4. Quy luật phân bố N/Hvn theo hàm Weibull
Kết quả cho thấy, dãy phân bố thực nghiệm bắt đầu từ cỡ chiều cao 7,4 - 12,8 m, đạt cực đại khi chiều cao nằm trong khoảng 8,77 - 11,3 m, và kết thúc khi chiều cao nằm trong khoảng 10,7 - 12,1 m. Trong đó, số cây tập trung chủ yếu ở cỡ chiều cao từ 7,4 - 11,3 m (chiếm 80%). Sự phù hợp giữa phân bố lý thuyết và phân bố thực nghiệm được minh họa bằng những hình 3.4 - 3.6.
OTC 8 (α = 2,70; λ = 0,0559) OTC 6 (α = 2,92; λ = 0,0647)
OTC λ α X2tn X20,05 Kết quả
1 0,0056 3,68 0,017 5,99 H+
2 0,0353 3,13 1,834 5,99 H+
3 0,0180 3,28 0,218 3,84 H+
4 0,0431 2,98 0,102 3,84 H+
5 0,0604 3,21 4,035 3,84 H-
6 0,0647 2,92 0,399 3,84 H+
7 0,0286 3,13 1,851 3,84 H+
8 0,0559 2,70 0,661 5,99 H+
9 0,0067 3,55 0,247 3,84 H+
Hình 3.4. Quy luật phân bố N/Hvn có dạng lệch trái
OTC 2 (α = 3,13; λ = 0,0353) OTC 3 (α = 3,28; λ = 0,0180)
Hình 3.5. Quy luật phân bố N/Hvn có dạng đối xứng
OTC 7 (α = 3,31; λ = 0,0286) OTC 9 (α = 3,55; λ = 0,0067)
Hình 3.6 . Quy luật phân bố N/Hvn có dạng lệch phải
Kết quả bảng 3.3 cho thấy, 8/9 lâm phần có giá trị χ20,05 nhỏ hơn χ2 tra bảng, chiếm tỷ lệ trên 80%. Kết quả này có thể khẳng định, phân bố Weibull là phân bố lý thuyết phù hợp để mô tả phân bố số cây theo chiều cao cho rừng Thông mã vĩ thuộc đối tượng nghiên cứu. Kết quả mô hình hóa cũng cho thấy, những rừng không phù hợp với phân bố Weibull là do việc giảm hoặc tăng quá đột ngột số cây ở một cấp chiều cao nào đó như OTC 5.
3.1.2.3 Quy luật tương quan giữa chiều cao và đường kính
Các dạng phương trình tương quan Hvn/D1,3 được tổng hợp trong bảng 3.5.
Bảng 3.5. Tập hợp các dạng phương trình tương quan Hvn/D1,3
STT Dạng phương trình Các chỉ tiêu thống kê
R2 Std.E Sig.f a b c 1 Hvn = a + b*D1,3 0,85 0,121 0,00 2,38 0,38 - 2 Hvn = a + b*Ln(D1,3) 0,90 0,149 0,00 -4,31 2,23 - 3 Hvn = a + b*D1,3 + c*D21,3 0,87 0,143 0,00 2,62 0,37 0,02 4 Hvn = a * Db1,3 0,84 0,022 0,00 1,89 0,63 -
Nghiên cứu quy luật H/D là cần thiết đối với công tác điều tra kinh doanh và nuôi dưỡng rừng. Do đó, chiều cao vút ngọn của cây cũng là một trong những nhân tố cấu thành thể tích cây đứng và trữ lượng rừng. Thông qua quy luật này, kết hợp với các quy luật Hvn/Hdc và quy luật Dt/D1,3 có thể xác định các nhân tố điều tra cơ bản của rừng.
Kết quả bảng 3.5 cho thấy, có thể sử dụng cả 4 dạng phương trình như trên để mô tả quy luật tương quan Hvn/D1,3 cho rừng trồng Thông mã vĩ tại khu vực nghiên cứu với hệ số xác định R2 được tính ở mức rất chặt, dao động từ 0,84-0,9; sai tiêu chuẩn nhỏ biến động từ 0,022- 0,149, các tham số đều tồn tại trong tổng thể. Nhưng phương trình Hvn = -4,31 + 2,23*Ln(D21,3)có hệ số xác định R2 cao nhất 0,90 là phương trình thích hợp nhất đáp ứng được yêu cầu xây dựng phương trình hồi quy giữa chiều cao vút ngọn và đường kính thân cây để ứng dụng vào thực tiễn sản xuất kinh doanh và nuôi dưỡng rừng trồng Thông mã vĩ tại khu vực nghiên cứu.
3.1.2.4 Quy luật tương quan giữa đường kính tán và đường kính ngang ngực Kết quả được trình bày trong bảng 3.6.
Bảng 3.6. Tập hợp các dạng phương trình tương quan Dt/D1,3
STT Dạng phương trình Các chỉ số thống kê
R2 Std.E a b Sig.f
1 Dt = a + b*D1,3 0,85 0,12 0,07 0,28 0,00 2 Dt = a + b*Ln(D1,3) 0,83 0,18 -3,34 2,17 0,00
Kết quả bảng 3.6 cho thấy, các phương trình tương quan có hệ số xác định (R2) biến động từ 0,83-0,85, sai tiêu chuẩn nhỏ từ 0,12-0,18 và các tham số trong tổng thể đều tồn tại, nhưng phương trình đường thẳng Dt = 0,07 + 0,28*D1,3 có hệ số xác định lớn nhất với R2 = 0,85, sai số nhỏ nhất là 0,10. Vì vậy, phương trình đường thẳng là phương trình được chọn phù hợp nhất để nghiên cứu quy luật tương quan giữa Dt/D1,3 cho rừng trồng Thông Mã vĩ tại khu vực nghiên cứu.