Những yêu cầu đối với người GVCN

Một phần của tài liệu Vai tro cua GVCN trong viec co van hoc tap cho hocsinh (Trang 20 - 24)

GVCN lớp là “linh hồn” của tập thể lớp, là người thay mặt hiệu trưởng giải quyết các công việc của lớp đua lớp trở thành một tập thể vững mạnh. Cho nên đối với GVCN lớp ở trường THCS những yêu cầu phạm đặt ra cho họ lại càng có ý nghĩa thực tiễn và quan trọng. Bởi lẽ, họ đang đào tạo một lớp người mới cho xã hội - một thế hệ công dân cho tương lai chuẩn bị hành trang bước

vào đời. Vì vậy, cùng với đội ngũ GVBM, GVCN lớp cần phải trau dồi thường xuyên cả về trình độ chuyên môn lẫn nghiệp vụ sư phạm.

1.4.1. GVCN phải có lý tưởng nghề nghiệp đúng đắn:

Trước hết, GVCN phải thực sự là người am hiểu, nắm vững chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ đổi mới hiện nay. Họ cần phải nhận thức, ý thức đúng đắn về nghề dạy học, có tầm nhìn tương lai để thấy rằng làm nghề dạy học, làm công tác giáo dục thực sự có ý nghĩa cho sự phát triển của đất nước.

Trên cơ sở ấy, người GVCN mới có thể xây xựng cho mình niềm tin về nghề nghiệp. Niềm tin ấy là động lực giúp cho họ dám nghĩ dám làm một cách sáng tạo trong quá trình tổ chức giáo dục học sinh .Thực tiễn cho thấy, một khi GVCN có niềm tin của học sinh của mình thì sẽ tạo cho họ có sức mạnh cảm hoá to lớn đối với đối tượng mình phụ trách. Đó sẽ là điều kiện thuận lợi để họ làm công tác giáo dục học sinh có hiệu quả.

1.4.2. GVCN phải là người có chuyên môn vững vàng, có “tay nghề cao”

Có thể đây là một trong những yêu cầu sư phạm có tính quyết định sự thành công hay thất bại của công tác chủ nhiệm. Bởi vì, có giảng dạy tốt, kiến thức chuyên môn sâu thì học sinh mới phục và chấp nhận sự giáo dục của mình.

Nhà tâm lý học Ph.N.Gônôbôlin đã đề cập đến khía cạnh này như sau:… “Muốn tổ chức được việc dạy dỗ học sinh xem như là một quá trình phát triển trí tuệ không ngừng của các em, thì bản thân giáo viên phải là người có trình độ trí tuệ phát triển cao, phải thường xuyên rèn luyện để nâng cao trình độ văn hoá của mình…”Trình độ chuyên môn càng vững vàng bao nhiêu thì người GVCN càng tự tin hơn để chủ động và sáng suốt tìm ra biện pháp tác động giáo dục học sinh của mình có hiệu quả tốt nhất. Có thể nói trình độ chuyên môn sâu và vững chắc sẽ là thước đo giá trị phẩm chất của người GVCN. Xã hội ngày một biến đổi, lượng thông tin ngày càng nhiều, học sinh ngày một thông minh, và đòi hỏi nhiều hơn ở thầy cô giáo. Nếu người GVCN không kịp thời điều chỉnh, nâng cấp trình độ kiến thức cho mình sẽ không đáp ứng được những yêu cầu của sự thay đổi bộ mặt nhà trường.

1.4.3. GVCN cần có sự khéo léo đối xử sư phạm và phải có uy tín đối với học sinh cha mẹ học sinh.

Đây là một yêu cầu sư phạm nghiêm túc mà bất kỳ một GVCN ở trường THCS nào cũng cần phải thực hiện. Các công trình nghiên cứu về tâm lý học và giáo dục học cho rằng, sự khéo đối xử sư phạm là kỹ năng duy trì các mối quan hệ tốt đối với học sinh của người GVCN. Kỹ năng tỏ thái độ quan tâm chu đáo và lịch sự đối với các em, biết đề ra những yêu cầu hợp lý, song đồng thời cũng biết tôn trọng các em.Sự khéo léo đối xử sư phạm đòi hỏi phải hiểu tâm lý học sinh, nắm chắc địa điểm lứa tuổi học sinh THCS hiện nay, hiểu những gì diễn ra trong tâm hồn các em, hiểu rằng hoạt động là một phẩm chất tự nhiên vốn có của trẻ. Vì vậy, để khéo léo đối xử sư phạm, họ cần có những phẩm chất ý chí như biết tự kiềm chế, tự chủ, kiên nhẫn. Nguồn gốc của sự khéo léo đối xử sư phạm là lòng tôn trọng yêu mến học sinh. Có thực sự tôn trọng và yêu quý học sinh GVCN mới cảm hoá được các em, sống cuộc sống của trẻ. A.X Macarenco nhấn mạnh uy tín của nghề giáo viên không phải là nhờ các thủ đoạn giả tạo nào đó mà là toàn bộ cuộc sống của người thầy.Muốn có uy tín đối với học sinh thì GVCN phải hiểu rõ học sinh, biết tổ chức học sinh hoạt động một cách tích cực, sáng tạo nhất. Như vậy, xét cho cùng, sự khéo léo đối xử sư phạm của GVCN không những mang lại hiệu quả giáo dục cao, mà qua đó uy tín của họ cũng được nâng lên.

1.4.4. Mỗi nguời thầy, cô giáo phải thực sự mẫu mực, là tấm gương cho học sinh noi theo.

Yêu cầu này đòi hỏi mỗi GVCN phải thể hiện mình như một nhân cách toàn vẹn, thể hiện từ trong nhận thức đến hành động thực tiễn, từ lời nói đến thái độ ứng xử hàng ngày. Trước những đòi hỏi ngày càng nhiều của gia đình học sinh, của xã hội và của chính học sinh, người GVCN càng phải có nghị lực để tự mình trau dồi tay nghề, nghiệp vụ sư phạm, lắng nghe ý kiến của học sinh và của cha mẹ học sinh nhằm tìm ra đựoc các giải pháp hữu hiệu nhất.

Những giáo viên có uy tín đối với học sinh và được học sinh kính trọng là những tấm gương để học sinh tin cậy và là chỗ dựa để các em có thể tâm sự

trình bày nguyện vọng, những điều riêng tư của mình. Họ thực sự là những người cha, người mẹ tốt trong cuộc sống tập thể ở nhà trường.

Như vậy, người giáo viên nói chung, GVCN bằng chính nhân cách của mình mà tác động đến sự hình thành nhân cách của học sinh. Do đó họ phải là một công dân gương mẫu, có ý thức trách nhiệm xã hội, có lòng yêu trẻ. Thực hiện đựơc những yêu cầu đó một cách nghiêm túc GVCN sẽ khẳng định được chỗ đứng trong nhà trường, khẳng định được tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp trong tình hình mới.

Một phần của tài liệu Vai tro cua GVCN trong viec co van hoc tap cho hocsinh (Trang 20 - 24)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w