1. Vai trò của GVCN trong việc cố vấn học tập cho học sinh 1.1. Phẩm chất của người cố vấn học tập:
* Tiêu chuẩn: Người GVCN là cố vấn học tập phải đạt những tiêu chuẩn:
- Ý thức trách nhiệm cao
- Biết lắng nghe ý kiến của học sinh - Hiểu biết rộng về mọi mặt
- Có tấm lòng vị tha, thông cảm với học sinh - Hiểu biết nhanh nhẹn
- Nắm được các nguyên tắc tâm lý trong việc giúp đỡ nhưng luôn giữ tư cách một người giáo viên.
- Có kinh nghiệm khi giúp đỡ học sinh học tập.
* Yêu cầu về trình độ, kỹ năng nghề nghiệp và kinh nghiệm công tác.
Trình độ:
- GVCN phải là một nhà sư phạm có kinh nghiệm, hiểu rõ chức năng và nhiệm vụ, quyền hạn của GVCN
- GVCN là người say mê và yêu thương các con học sinh như con đẻ của mình.
- GVCN là một người say mê với các môn khoa học, phải nắm vững được yêu cầu của các bộ môn khác. Phải đọc và nghiên cứu sẵn các môn học THCS để sẵn sàng hỗ trợ cho các con.
Kinh nghiệm:
- Phải trực tiếp tham gia giảng dạy
- Xác định được nhiệm vụ học tập của học sinh xây dựng được các chương trình hỗ trợ phát triển kỹ năng học tập tương ứng.
- Biết cách sử dụng tốt các nguồn tư liệu sẵn có của nhà trường, thư viện nhà trường.
- Biết cách diễn đạt thu hút được học sinh
Kỹ năng
- Hiểu rõ môi trường học tập của học sinh
- Biết lấy học sinh làm trung tâm - Kỹ năng phỏng vấn và giao tiếp tốt - Kỹ năng giải quyết vấn đề
1.2 . Nguyên tắc:
- Quan tâm đến lợi ích của học sinh
- Không bình phẩm, đánh giá giáo viên khác trước mặt học sinh.
- Có hành động cư xử phù hợp với đạo đức nghề nghiệp.
1.3 Nhiệm vụ:
- Thảo luận và hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu về nội dung và chương trình của từng bộ môn
- Hướng dẫn học sinh phương pháp học tập và thường xuyên theo dõi kết quả học tập của học sinh.
- Nhắc nhở học sinh theo dõi các sổ ghi điểm.
- Hướng dẫn học sinh cách học, cách nghiên cứu nâng cao nhân lực học tập.
- Hướng dẫn và giúp đỡ học sinh giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong học tập.
- Giải thích cho học sinh cách tính điểm trung bình môn và trung bình của mình.
- Phối hợp với các bộ môn để cùng tạo điều kiện giúp đỡ cho học sinh.
- Giành thời gian và quy định thời gian để tư vấn, giúp đỡ học sinh.
- Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa giáo viên và học sinh.
- Thường xuyên nghiên cứu, học hỏi đồng nghiệp, sách báo và đặc biệt là biết cách sử dụng công nghệ thông tin và áp dụng vào việc tìm hiểu, học hỏi.
- Đặc biệt quan tâm đến những học sinh “ diện đặc biệt” hoặc “ có vấn đề”.
1.4. GVCN là cố vấn học tập cho học sinh phải là người như thế nào?
+ Giúp đỡ học sinh phát triển các kỹ năng.
- Phương pháp học tập.
- Kế hoạch học tập.
- Vượt qua những khó khăn và sức ép trong học tập.
- Chuẩn bị cho các bài kiểm tra.
- Cách trình bày bài kiểm tra.
+ Giúp học sinh đạt kết quả cao trong học tập:
- Giúp học sinh cách học từng bộ môn
- Tìm tài liệu, sách báo hướng dẫn học sinh cách đọc, tìm tài liệu phục vụ từng môn học
+ Trong các giờ sinh hoạt lớp hoặc có giờ sinh hoạt ngoài trời, ngoại khoá giúp học sinh có lượng kiến thức của từng môn học theo nguyên tắc “ học mà chơi, chơi mà học”… như cây hoa, học tốt - đố vui…
+ Gặp gỡ các GVBM, tìm hiểu yêu cầu của các giáo viên, lượng kiến thức cần thiết và chương trình của từng tuần từng tháng, giúp học sinh phát triển các kỹ năng cần thiết để đáp ứng yêu cầu của từng bộ môn.
+ Tư vấn trực tiếp:
+ Phân nhóm và tư vấn trực tiếp cho các em trong nhóm.
1.4.1 Công việc cụ thể của GVCN là cố vấn học tập cho học sinh:
a. Công việc này không phải là giảng bài cho học sinh mà thường là các buổi trao đổi có tính tương tác, dựa vào một hoạt động cụ thể nào đó nhằm hướng vào các kỹ năng học tập, tự học ở nhà hoặc thực hành để giúp cho học sinh tự tin và hiệu quả, các hoạt động có thể là:
+ Làm bài tập ở nhà và thời gian cần ( các nhóm học tập sẽ trao đổi về thời gian làm bài tập cần thiết, thời gian dành cho mỗi môn học )
+ Kỹ năng ghi chép.
( Các giờ trên lớp cách ghi chép để đạt hiệu quả, dễ nhớ, dễ học ) + Kỹ năng đọc:
( Cách đọc sách giáo khoa, cách đọc các tài liệu tham khảo vừa nhanh vừa hiệu quả )
+ Kỹ năng làm việc nhóm:
( Trong các giờ học tập trong lớp, các nhóm học tập như nhóm đôi, nhóm bốn, nhóm lớn sẽ làm việc như thế nào? Cách viết bảng nhóm phân công các bạn trong nhóm chuẩn bị bảng phấn, bút viết bảng và nghiên cứu viết bảng khi làm việc nhóm )
+ Hướng dẫn học sinh rèn luyện các kỹ năng học tập.
+ Giúp học sinh vui vẻ, phấn khởi, hứng thú với môn học vượt qua sức ép thi cử hoặc sức ép của việc học ( liên hệ với PHHS hoặc người giám hộ, cùng kết hợp tạo điều kiện không nên để cácem sợ điểm số hoặc căng thẳng khi học giúp các em tuỳ theo từng năng lực của từng học sinh để có những yêu cầu và hướng dẫn riêng khen thưởng động viên kịp thời sự tiến bộ của từng học sinh ).
+ Hướng dẫn các em học sinh viết đúng văn phong, nói đúng ngôn ngữ khoa học, ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc.
+ Phát triển tư duy tích cực.
( Trong các buổi sinh hoạt nhóm, cho các câu hỏi mang tính gợi mở ) + Kịp thời can thiệp khi các em không trả bài tập đúng thời gian. ( Tìm hiểu nguyên nhân? Lý do? )
b. Cầu nối
Giúp các em quen với cách học tập mới và cách giảng bài mới của các thầy cô giáo. Giúp các em giải toả các vấn đề như:
* Cá nhân: sự tự tin, tính độc lập
* Học tập: thời gian ở nhà, trên lớp
* Khối lượng bài về nhà
* Học tập không có thời gian hoặc kế hoạch ( thời gian biểu )
* Hoạt động tập thể :
- Làm việc theo nhóm (có phù hợp không, có thoải mái với nhau không) - Kết bạn mới ( chọn lọc phù hợp hoàn cảch và nhân cách sống ) - Thư giãn ( thời gian chơi thể thao, xem vô tuyến, computer )
* Hiểu biết về cá nhân mình, định hướng tương lai của mình…
c. Cố vấn trực tiếp:
* Tìm ra các học sinh tốt, có thành tích trong học tập, có nhiều sáng kiến, kinh nghiệm trong học tập, có khả năng dẫn dắt làm nhóm trưởng, các nhóm học tập và làm cầu nối với GVBM hoặc truyền tải các kỹ năng học tập chuyên sâu một cách thành thạo.
* Cùng GVBM giải quyết những vấn đề của lớp như :
- Kỹ năng đọc, ghi chép có hiệu quả
- Kỹ năng và phương hướng làm việc nhóm
- Phân tích đánh giá kết quả học tập của các bạn trong nhóm hoặc lớp, trường.
- Gặp gỡ các GVBM, cùng GVBM tìm ra những điểm mạnh, yếu của từng học sinh, nhóm và có kế hoạch giúp đỡ, tư vấn cho các em.
* Hỗ trợ học tập:
- Triển khai các buổi sinh hoạt ngoài giờ, gần gũi thân mật, giúp các em tự mình nói lên những khó khăn của mình, những vướng mắc với thầy cô, với các bạn, với thời gian và không gian.
+ Tư vấn trực tiếp + Củng cố kiến thức
+ Học kiến thức theo dạng tương tác
+ Thu nhập, đánh giá về các môn học, các giáo viên dạy và các công việc sinh hoạt tập thể khác của trường ,của lớp.
+ Xây dựng phiếu điều tra về môn học, về các thầy cô giáo bộ môn.
+ Lập phiếu điều tra về: thư viện, phòng chuyên đề.
+ Lập phiếu điều tra về các hoạt động ngoại khoá, các buổi sinh hoạt dưới cờ.