Nắm vững và vận dụng thành thạo các thủ thuật tăng cường hiệu quả lập luận 1

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng lập luận và tranh luận: Phần 1 - PGS.TS Lê Thanh Sơn (Trang 174 - 206)

RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LẬP LUẬN

3.4. Nắm vững và vận dụng thành thạo các thủ thuật tăng cường hiệu quả lập luận 1

3.4.1. Các thủ thuật tăng cường sức mạnh của luận cứ Lập luận là sử dụng lý lẽ (luận cứ) một cách có hệ thống để trình bày, phân tích, đánh giá nhằm chứng minh cho một kết luận về một vấn đề nào đó. Nếu coi toàn bộ lập luận là một ngôi nhà thì luận cứ chính nền móng của ngôi nhà đó. Sự vững vàng, hiệu quả thuyết phục của một lập luận tùy thuộc vào độ vững chắc, độ tin cậy, sự chính xác và sáng tỏ của các luận cứ. Vì thế, việc tăng cường sức mạnh của luận cứ luôn luôn là thao tác hàng đầu và quan trọng nhất để nâng cao chất lượng và giá trị của lập luận. Tăng cường sức mạnh của luận cứ được coi là một nghệ thuật trong việc sử dụng hài hòa, nhuần nhuyễn các thủ thuật sau đây:

3.4.1.1. Kết hợp linh hoạt nhiều loại lý lẽ

Với lập luận logic hình thức, do luận cứ là các chân lý

1 Lê Thị Hồng Vân, sđd, tr.202.

163

khách quan, tất yếu đúng ở mọi lúc, mọi nơi nên không nhất thiết phải sử dụng nhiều luận cứ cho một lập luận. Ngược lại, trong lập luận đời thường, do các lý lẽ không phải luôn tất yếu đúng, nên thể bị bắt bẻ, bác bỏ. Vì vậy, trong trường hợp này cần thiết phải sử dụng nhiều loại lý lẽ để bổ sung, hỗ trợ cho nhau nhằm tăng cường sức mạnh của luận cứ. Hơn nữa, đứng trước một vấn đề, một sự việc, để tạo dựng niềm tin và sự thuyết phục, cần có quan điểm xem xét vấn đề, sự việc từ nhiều phía, nhiều chiều với những luận cứ khác nhau. Càng có nhiều luận cứ thuyết phục thì hiệu lực của lập luận càng cao.

Như đã nói (mục 1.8.1), trong các lý lẽ đời thường thì lý lẽ khách quan là loại lý lẽ có sức thuyết phục cao nhất, bởi đó là các bằng chứng có thật, xác thực trong thực tế, có quan hệ nhân quả trực tiếp với sự việc, chứ không phải suy diễn chủ quan, cảm tính. Loại lý lẽ này giúp cho lập luận được chặt chẽ, có cơ sở vững chắc, khó có thể bác bỏ.

Để làm ví dụ, có thể trích dẫn lời bào chữa của Luật sư Nguyễn Đăng Trừng cho bị cáo Nguyễn Tăng Trường, bị Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh truy tố về tội

“Tuyên truyền văn hóa phẩm đồi trụy”. Sau khi phân tích nguyên nhân, điều kiện, hoàn cảnh phạm tội của bị cáo, Luật sư đã sử dụng các lý lẽ khác nhau để lập luận1:

* Lý lẽ hành vi cá nhân: bị cáo lập trang web mocxi.com hoàn toàn xuất phát từ động cơ tốt là muốn hạn chế mặt tiêu cực của trang web thacloan.com trước đó, việc phạm tội là

1 http://www.hcmcbar.org

164

điều nằm ngoài ý muốn chủ quan: “Bị cáo thấy rằng đây là hướng có thể thu hút nhiều người truy cập nhưng bị cáo cũng cảm thấy phát triển sâu theo hướng này cũng rất nguy hiểm, có nguy cơ dẫn đến vi phạm pháp luật Nhà nước. Từ đó bị cáo đã lập ra website mocxi.com, lúc đầu bị cáo có ý định hạn chế mặt tiêu cực của trang web thacloan.com phát triển nhiều các thông tin về giới tính. Nhưng tình hình các thông tin trên mạng về giới tính, sức khỏe tình dục và sex đồi trụy rất phức tạp, khó phân biệt, ranh giới rất mong manh…

Chính trong hoàn cảnh, điều kiện đó bị cáo Nguyễn Tăng Trường đã phạm tội”.

* Lý lẽ khách quan: là các chứng cứ, vật chứng thể hiện sự thành khẩn của bị cáo trước cơ quan điều tra:

- “… ngày 29/8/2008, Nguyễn Tăng Trường đã tự nguyện giao nộp các tài liệu được in từ khoản admin website mocxi.com và 01 đĩa CD dữ liệu file backup của website mocxi.com do Trường quản lý và sở hữu (Cáo trạng 1)… Theo tôi việc bị cáo Nguyễn Tăng Trường tự nguyện giao nộp các tài liệu trên đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho cơ quan điều tra tiến hành xác minh để có cơ sở ban đầu vững chắc làm căn cứ pháp lý khởi tố vụ án”.

- “… Thực ra, nỗ lực khắc phục hậu quả của bị cáo Nguyễn Tăng Trường còn thể hiện trong một bản tường trình tại CQĐT, bị cáo đã viết như sau: “Tôi mong muốn và đề nghị nhận được sự hậu thuẫn của một trong những cơ quan Nhà nước trong việc “điều hướng phát triển một cộng đồng”,

165

tức là loại bỏ dần những mặt xấu xa của trang web mocxi.com (Bút lục số 40 hồ sơ vụ án)”.

Dẫn ra các bằng chứng nêu trên, Luật sư không chỉ đưa ra những lý lẽ khách quan để chứng minh cho thái độ thành khẩn của bị cáo mà còn chứng minh cho chất “thiện” trong con người của bị cáo, nghĩa là trong lập luận còn chứa đựng cả lý lẽ hành vi cá nhân. Những lý lẽ đó là sự khẳng định việc phạm tội của bị cáo chỉ xuất phát từ nguyên nhân “… tuổi còn trẻ, chưa trải nghiệm cuộc đời bao nhiêu, thiếu bản lĩnh”.

* Lý lẽ nhân thân:

- “Bị cáo nhân thân tốt, tuổi còn trẻ, chưa có tiền án, tiền sự, có nhiều khả năng cải tạo giáo dục để trở thành người có ích cho xã hội”.

- “… gia đình bị cáo là một gia đình tốt: cha bị cáo là Đảng viên, mẹ bị cáo công nhân…, ông nội, ông ngoại bị cáo đều tham gia cách mạng lâu năm. Riêng ông nội bị cáo là Đảng viên đã được tặng Huy hiệu 50 tuổi Đảng. Cả ông nội và ông ngoại bị cáo đều được tặng thưởng nhiều Huân chương cao quý của Nhà nước và là những tấm gương mẫu mực vì đạo đức trong gia đình. Cả chú và cậu bị cáo cũng là Đảng viên. Với một môi trường gia đình như vậy tôi tin rằng bị cáo có điều kiện được giúp đỡ để tự cải tạo mà không cần phải cách ly với cộng đồng và xã hội”.

3.4.1.2. Nghệ thuật sắp xếp, liên kết các lý lẽ

Bên cạnh việc huy động và sử dụng hợp lý nhiều loại lý lẽ thì việc sắp xếp, liên kết các lý lẽ sao cho giữa luận cứ với

166

luận cứ và luận cứ với kết luận đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ, logic và liền lạc là một chiến thuật không kém phần quan trọng làm tăng hiệu quả thuyết phục của lập luận.

Với lập luận có nhiều luận cứ, để gia tăng sự thuyết phục cho lập luận, nên đặt luận cứ có hiệu lực lập luận mạnh hơn sát phần kết luận, đó là cách sử dụng luận cứ với sức mạnh tăng dần để nâng cao sức mạnh của lập luận.

Ví dụ: “Việc dùng Camera quay lén là việc làm xâm phạm đến quyền riêng tư của mỗi cá nhân, thể hiện thái độ ứng xử thiếu văn minh, không phù hợp với các chuẩn mực của xã hội. Hơn nữa, đó là hành vi vi phạm pháp luật. Vì thế, hành vi này phải được xử lý thích đáng”.

Tuy nhiên, việc tăng cường hiệu quả lập luận bằng cách sắp xếp các lý lẽ theo chiều hướng tăng tiến như trên chỉ là cách thường dùng trong các văn bản đơn thoại. Đối với hội thoại/tranh luận thì có thể sử dụng ba loại chiến thuật:

(i). Sức mạnh lý lẽ tăng dần.

(ii). Sức mạnh lý lẽ giảm dần.

(iii). Sức mạnh lý lẽ “xuống dốc – lên dốc”.

Nhược điểm cơ bản của chiến thuật (i) là ngay từ đầu người nói không gây được ấn tượng, không thu hút người nghe, không làm cho người nghe thấy được vai trò của mình nên không quan tâm đến ý kiến của mình. Ngược lại, chiến thuật (ii) lại hạn chế ở khâu kết thúc, không gây được ấn tượng mạnh ở người nghe khi kết thúc lập luận, do đó hiệu lực thuyết phục bị suy giảm. Vì vậy, nhiều nhà hùng biện có

167

kinh nghiệm thường sử dụng chiến thuật (iii) để vừa gây ấn tượng lức mở đầu, lại có sức nặng thuyết phục khi kết thúc.

3.4.1.3. Sử dụng phép so sánh

Để tăng cường sức mạnh của luận cứ, có thể sử dụng phép so sánh với các sự việc tương tự hoặc có mối liên hệ tương tự. Cách làm này sẽ làm cho luận cứ được đưa ra rõ ràng, cụ thể và sáng tỏ hơn, từ đó sẽ có tác động tích cực đến tâm lý, nhận thức của người nghe, làm cho lập luận có sức thuyết phục mạnh hơn.

Ví dụ: bày tỏ sự đồng tình với việc không áp dụng án tử hình đối với Lê Văn Luyện, để làm tăng tính thuyết phục trong lập luận của mình, Luật sư Hoàng Cao Sang đã trích dẫn khoản 5 Điều 69 BLHS quy định: “không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội”; khoản 1 Điều 74 BLHS quy định: “đối với người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù” và so sánh với Điều 6 Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em: “Các Quốc gia thành viên công nhận rằng tất cả trẻ em đều có quyền cố hữu được sống. Các quốc gia thành viên phải bảo đảm đến mức tối đa có thể được sự sống còn và phát triển của trẻ em”1.

Tuy nhiên, cần thận trọng khi thực hiện phép so sánh để tránh sự “khập khiễng”, bởi phép so sánh là con dao hai lưỡi.

Nếu các luận cứ được sử dụng để so sánh không phù hợp,

1 Hoàng Cao Sang, “Án phạt nào cho Lê Văn Luyện”, http://www.hcmcbar.org

168

không “ăn khớp” với nhau thì lập luận sẽ rất dễ bị bác bỏ, khi đó sức mạnh thuyết phục của lập luận không những không được gia tăng mà còn bị suy giảm và vấn đề sẽ trở nên rắc rối hơn.

Ví dụ: Trong vụ án Minh Phụng – Epco, để khẳng định

“Việc thành lập Hội đồng giám định là kết quả của việc làm tùy tiện”, luật sư biện hộ cho bị cáo Tăng Minh Phụng đã lập luận “khập khiễng” bằng cách ví von, so sánh: “Tôi cho rằng UBND thành phố Hồ Chí Minh đã cấp giấy phép lái máy bay chở khách cho một phi công lái máy bay chiến đấu, và trên giấy phép đó còn ghi: nếu thấy không lái được thì có thể nhờ phi công lái trực thăng lái giùm. Trên thực tế thì Hội đồng định giá như là người lái máy bay tiêm kích, đã nhờ phi công trực thăng lên buồng lái của máy bay chở khách”1.

3.4.1.4. Trích dẫn các luận cứ

Thông qua việc trích dẫn các câu châm ngôn, danh ngôn, các thành ngữ, các văn bản có giá trị pháp lý hiển nhiên… để làm luận cứ cũng là một phương thức để nâng cao hiệu quả thuyết phục của lập luận.

Cần lưu ý rằng việc trích dẫn phải đảm bảo yêu cầu:

chính xác, cụ thể và đặc biệt là nội dung trích dẫn của luận cứ phải phù hợp, gây ấn tượng, nghĩa là luận cứ được trích dẫn phải có sức nặng thuyết phục cho lập luận.

Dưới đây là ví dụ về sự vận dụng các châm ngôn, thành ngữ qua lời bào chữa của Luật sư Nguyễn Văn Trung cho bị

1 Báo Tuổi trẻ, ngày 27/7/1999.

169

cáo Phạm Công Danh tại phiên tòa phúc thẩm vụ án Ngân hàng BIDV1:

“Sau khi đề xuất thành lập Ngân hàng Xây dựng không được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận, “Ma đưa lối, quỷ dẫn đường”, Phạm Công Danh đã gặp Hà Văn Thắm và sau đó là Hứa Thị Phấn, để rồi “cứ nhằm những nẻo đoạn trường mà đi” dẫn đến hậu quả bi đát hôm nay!”.

“… Thế nhưng, tất cả các nguồn huy động dưới mọi hình thức đều như “muối bỏ biển”, “gió vào nhà trống” để rồi tất cả nỗ lực của bản thân, của gia đình Phạm Công Danh, của Tập đoàn Tiên Thanh phải trả giá chẳng những bằng con số “không đồng” mà còn đánh đổi cả cuộc đời còn lại với mức hình phạt 30 năm tù theo bản án sơ thẩm! Nguyên nhân không phải xuất phát từ Phạm Công Danh, nhưng toàn bộ hậu quả chỉ có Phạm Công Danh và các bị cáo hôm nay gánh chịu! Khác nào “Trăm dâu đổ đầu tằm”.

3.4.1.5. Dùng câu hỏi để lập luận

Một điểm khác biệt giữa lập luận đời thường so với lập luận logic hình thức là thay vì dùng những mệnh đề là câu trần thuật để khẳng định/phủ định trực tiếp cùng với phép suy luận logic, người lập luận còn sử dụng câu hỏi như một phương pháp, một nghệ thuật đem lại hiệu quả cao cho lập luận.

Dùng câu hỏi nhằm nâng cao hiệu quả lập luận thường được sử dụng trong các trường hợp:

1 Bài bào chữa của Luật sư Nguyễn Văn Trung cho bị cáo Phạm Công Danh - (http://www.hcmcbar.org).

170

a/. Hỏi để xác nhận các luận cứ, để định hướng kết luận (buộc người đọc/nghe phải tự rút ra kết luận theo hướng mà người viết/nói muốn đạt đến), cũng tức là để phủ định, bác bỏ ý kiến đối phương và khẳng định quan điểm của mình.

Ví dụ sau cho thấy tác dụng của việc dùng một loạt câu hỏi để bác bỏ nhận định mang tính chủ quan, võ đoán, không phù hợp với các tình tiết khách quan, với các nguyên tắc nhận định và đánh giá chứng cứ: “Ở đây thử hỏi ông Nam được ủy quyền của ai? Của bà Anh hay của ông Khảm? Ủy quyền về vấn đề gì? Văn bản ủy quyền ở đâu? Và quan trọng nhất là pháp luật có thừa nhận việc ủy quyền miệng hay không? Nếu đã không thừa nhận thì tại sao lại dựa vào lời khai của đương sự (mà đôi khi chỉ là sự nhầm lẫn trong cách dùng từ) để cho rằng ông Nam là người được ủy quyền, còn người nhận tài sản chính thức là ông Khảm? Trong khi theo Hợp đồng tặng cho nhà thì ông Nam là người được nhận căn nhà từ bên tặng cho là ông Khảm”1.

b/. Hỏi để khẳng định, nhấn mạnh ý kiến của mình Ví dụ: “Theo quy định của Pháp luật tố tụng, HĐXX phúc thẩm có được phép vừa quyết định bác kháng cáo kêu oan, vừa quyết định sửa bản án sơ thẩm theo hướng giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo hay không?”2.

1 Hồ Ngọc Diệp (2010), Bình luận án, NXB Phương Đông, tr.106.

2 Hồ Ngọc Diệp (2010), Tình huống pháp lý và thực tiễn tố tụng, NXB Phương Đông, tr.42.

171

c/. Hỏi còn là một nghệ thuật lập luận khéo léo, tế nhị khi muốn bày tỏ quan điểm đối lập với người khác, hoặc muốn góp ý hay khuyên can ai đó mà không làm họ phật lòng. Ví dụ: ý kiến của Luật sư Trần Công Ly Tao - Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.Hồ Chí Minh khi đề cập đến những bất cập trong hoạt động xét xử, đã chia sẻ bằng câu hỏi: “Nếu cấp trên mở lượng khoan hồng, dung thứ cấp dưới thì đâu còn kỷ cương phép nước”1.

3.4.2. Các chiến thuật tăng cường hiệu quả lập luận khác Ngoài các phương thức tăng cường sức mạnh của luận cứ đã trình bày ở trên, để gia tăng tính thuyết phục của lập luận thì vai trò của các yếu tố tương tác trong giao tiếp có một vị trí rất quan trọng. Đó là thái độ, cảm xúc… được thể hiện qua lời văn (với văn bản viết) hoặc các yếu tố giao tiếp phi ngôn ngữ (giọng điệu, khẩu khí, cử chỉ…) được thể hiện trong quá trình hội thoại, tranh luận (với văn bản nói). Kết hợp khéo léo, đồng bộ các chiến thuật sẽ tạo ra sự “cộng hưởng” mạnh mẽ, có tác dụng nâng cao sức thuyết phục của lập luận.

3.4.2.1. Các yếu tố chi phối từ người nói

Dù với hình thức viết hay nói thì trong quá trình lập luận các yếu tố biểu cảm, gây xúc động từ phía người viết (thái độ, cảm xúc, giọng điệu thể hiện qua lời văn) và người nói (khẩu khí, giọng điệu, các giao tiếp hình thể: ánh mắt, cử

1 http://www.hcmbar.org

172

chỉ…) đều chi phối trực tiếp đến người đọc/nghe, góp phần không nhỏ giúp tăng cường hiệu quả thuyết phục của lập luận. Các kỹ năng này chính là những tố chất căn bản của người có tài hùng biện. Sự phối hợp nhuần nhuyễn, sinh động và linh hoạt các yếu tố trên đây có tác dụng xoáy sâu vào lòng người, lay động tình cảm, tâm lý của người nghe. Cụ thể, các yếu tố chi phối từ người nói có tác động phát huy hiệu quả lập luận gồm:

- Giọng điệu hùng hồn, đĩnh đạc, khúc triết thể hiện sự tự tin vào điều mình khẳng định; giọng điệu châm biếm, mỉa mai thể hiện sự nghi ngờ, phủ định đối với quan điểm của đối phương; giọng điệu thiết tha, tình cảm thể hiện sự đồng cảm, sẻ chia…

- Cường độ, cao độ của giọng nói, sự nhấn giọng và cả những chỗ lặng cố tình để người nghe kịp thấm thía, suy ngẫm cũng là những tác nhân quan trọng góp phần không nhỏ vào việc chinh phục người nghe.

Sự phù hợp và hòa quyện giữa những cung bậc khác nhau của giọng điệu với nội dung và mục đích của lập luận sẽ giúp nâng cao đáng kể hiệu quả thuyết phục.

3.4.2.2. Các yếu tố chi phối từ người nghe

Trong lập luận hội thoại cũng như trong giao tiếp nói chung, thông điệp mà người nói truyền đi chỉ có ý nghĩa khi được người nghe có thiện chí đón nhận. Điều đó tùy thuộc vào thái độ cởi mở và tâm thế sẵn sàng tiếp nhận, có góc nhìn tích cực với ý kiến của người giao tiếp, ngay cả khi ý kiến đó

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng lập luận và tranh luận: Phần 1 - PGS.TS Lê Thanh Sơn (Trang 174 - 206)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(206 trang)