Các chỉ tiêu theo dõi

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp khoa học cây trồng nghiên cứu ảnh hưởng của phân TS9 đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây lạc vụ đông 2019 tại thị trấn xuân mai, huyện chương mỹ, tp hà nội (2) (Trang 27 - 30)

CHƯƠNG 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.5. Phương pháp nghiên cứu

2.5.4. Các chỉ tiêu theo dõi

2.5.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi về sinh trưởng và phát triển

 Thời gian sinh trưởng

-Thới gian gieo đến mọc mầm (ngày): xác định khi có trên 50% cây trên ô mọc có 2 lá mầm xòe ra trên mặt đất.

-Thời gian mọc mầm đến ra hoa (ngày), tính từ khi mọc mầm đến khi 50%

cây trên ô có ít nhất một hoa nở.

-Thời gian ra hoa (ngày), tính từ khi bắt đầu ra hoa đến khi kết thúc ra hoa trên cây mẫu.

-Tổng thời gian sinh trưởng (ngày), xác định khi cây mọc đến khi thu hoạch (khi 90% số quả trên ô có vỏ quả chuyển màu nâu hoặc đen).

 Chỉ tiêu về sinh trưởng và phát triển

22

-Chiều cao thân chính (cm), đo từ gốc đến đỉnh sinh trưởng thân chính của 10 cây/ô. Đo khi cây có 2-3 lá thật (7 ngày đo 1 lần) đến khi kết thúc sinh trưởng. Kết hợp với đếm số lá và cành cấp 1.

-Chiều cao đóng quả: đo từ gốc đến đốt hình thành quả đầu tiên của 10 cây mẫu ở giai đoạn hình thành quả và hạt.

-Đường kính thân (mm), đo tại đốt trên lá mầm, đo khi thu hoạch.

- Diện tích lá (m2/cây) và chỉ số lá LAI (m2 lá/ m2 đất)

Tiến hành ở 3 thời kỳ: bắt đầu ra hoa, hoa rộ và tắt hoa. Mỗi thời kỳ lấy 3- 5 cây trên mỗi ô thí nghiệm rồi tiến hành đo bằng phương pháp cân nhanh. Sau đó tính ra chỉ số diện tích lá (m2 lá/ m2 đất) ở mỗi thời kỳ. Công thức tính:

+ Diện tích lá = khối lượng 1dm2 lá tươi

+ Chỉ số diện tích lá LAI (m2 lá/m2 đất) = (số cây/m2 x diện tích lá của 1 cây) / m2 đất.

-Khả năng tích lũy chất khô: (tiến hành cùng với đo diện tích lá, và xác định nốt sần).

Tiến hành lấy mẫu ở 3 thời kỳ: bắt đầu ra hoa, hoa rộ và kết thúc hoa. Sau khi đo đếm diện tích lá, NS thì cho cây mẫu vào tủ sấy đến khi cân với khối lượng không đổi.

-Chỉ tiêu nốt sần: Tiến hành cùng với đo diện tích lá và khả năng tích lũy chất khô

Phương pháp tiến hành: trước khi nhổ cây cần tưới đẫm nước. Sau đó dùng dầm đánh lên cho vào chậu nước rồi lọc phần nốt sần rụng. Đem đếm nốt sần rụng và nốt sần còn dính vào rễ cuối cùng cân để được khối lượng tươi.

Đếm tổng số nốt sần trên cây. Tổng số nốt sần hữu hiệu ở 3 thời kỳ bắt đầu ra hoa, hoa rộ và tắt hoa. Mỗi ô lấy 3-5 cây đại diện để xác định.

 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

-Tổng số hoa/cây: xác định khi cây bắt đầu ra hoa, đếm vào buổi sáng 7-8h mỗi ngày đếm 1 lần đến khi kết thúc hoa.

-Số cây thực thu trên ô (cây): đếm số cây thực tế mỗi ô thí nghiệm.

23

-Tổng số cành cấp 1 trên cây, xác định vào thời kỳ thu hoạch. Đếm số cành mọc từ thân chính của 10 cây mẫu/ô

-Tổng số quả /cây: đếm tổng số quả /10 cây mẫu/ô .Sau đó tính trung bình trên/ 1 cây.

-Số quả 1 hạt/ cây: đếm số quả có 1 hạt trên 10 cây mẫu/ô. Tính trung bình 1 cây.

-Số quả 2 hạt/ cây: đếm số quả có 2 hạt trên 10 cây mẫu/ô. Tính trung bình 1 cây.

-Số quả 3 hạt/cây: đếm số quả có 3 hạt trên 10 cây mẫu/ ô. Tính trung bình 1 cây

-Xác định khối lượng 1000 hạt (g). cân mỗi công thức 3 mẫu và mỗi mẫu cân 500 hạt rồi tính trung bình, cân xác định ở độ ẩm 12% và lấy 1 chữ số sau dấu phẩy.

-Năng suất hạt khô (tạ/ha): thu riêng hạt khô sạch của từng ô, tính năng suất toàn ô (gồm cả khối lượng hạt của 10 cây mẫu) ở độ ẩm 12% và quy ra năng suất trên 1ha, lấy 2 chữ số sau dấu phẩy.

-Năng suất các thể (g/cây): thu riêng 10 cây mẫu và đem sấy sau cân lên.

Năng suất các thể = P hạt 10 cây /10 -Năng suất lý thuyết (tạ/ha)

NSLT = (Năng suất cá thể * mật độ * 10.000)/100.000 -Năng suất thực thu (tạ/ha)

NSTT = (Năng suất OTN/diện tích OTN) * 10.000/100.000 2.5.3.2. Chỉ tiêu về sâu, bệnh hại

 Mức độ nhiễm sâu hại:

-Sâu cuốn lá: tỷ lệ lá bị hại = số lá bị cuốn / tổng số lá điều tra. Điều tra ít nhất 10 cây đại diện theo phương pháp 5 điểm chéo góc.

- Sâu đục quả: tỷ lệ quả bị hại = số quả bị hại/ tổng số quả điều tra. Điều tra ít nhất 10 cây đại diện theo phương pháp 5 điểm chéo góc.

- Sâu ăn lá: theo dõi như đối với sâu cuốn lá

24

 Mức độ nhiễm bệnh:

-Bệnh lở cổ rễ (%): tỷ lệ cây bị bệnh = số cây bị bệnh / tổng số cây điều tra. Điều tra toàn bộ các cây trên ô. Cây non (sau mọc = 7 ngày)

- Bệnh gỉ sắt: đánh giá theo thang 9 cấp, điều tra ít nhất 10 cây đại diện theo phương pháp 5 điểm chéo góc.

 Rất nhẹ, cấp 1 (<1% diện tích lá bị hại)

 Nhẹ, cấp 3 (1-5% diện tích lá bị hại)

 Trung bình, cấp 5 ( > 5-25% diện tích lá bị hại)

 Nặng, cấp 7 ( > 25-50% diện tích lá bị hại)

 Rất nặng, cấp 9 ( >50% diện tích lá bị hại)

-Bệnh phấn trắng: đánh giá theo thang 5 cấp. Điều tra ít nhất 10 cây đại diện theo phương thức 5 điểm chéo góc.

 Cấp 1, không nhiễm ( <5% số cây có vết bệnh)

 Cấp 2, nhiễm nhẹ (6-25% số cây có vết bệnh)

 Cấp 3, nhiễm trung bình (26-50% số cây có vết bệnh)

 Cấp 4, nhiễm nặng (51-75% số cây có vết bệnh)

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp khoa học cây trồng nghiên cứu ảnh hưởng của phân TS9 đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây lạc vụ đông 2019 tại thị trấn xuân mai, huyện chương mỹ, tp hà nội (2) (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)