Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng bón lân đến các yếu tố cấu thành năng suất đậu tương

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp khoa học cây trồng nghiên cứu ảnh hưởng của phân TS9 đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây lạc vụ đông 2019 tại thị trấn xuân mai, huyện chương mỹ, tp hà nội (2) (Trang 56 - 59)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng bón lân đên năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của đậu tương

3.4.1. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng bón lân đến các yếu tố cấu thành năng suất đậu tương

Năng suất đậu tương cũng như các cây trồng khác là kết quả tổng hợp của nhiều các yếu tố cấu thành năng suất như: số cây, số quả, tỷ lệ quả chắc, số quả 1 hạt, số quả 2 hạt, số quả 3 hạt và khối lượng hạt 1000 hạt. Các yếu tố này bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác như đặc tính di truyền của giống, điều kiện thâm

51

canh và điều kiện ngoại cảnh. Kết quả về các yếu tố cấu thành năng suất được trình bày qua bảng 3.11

Bảng 3. 11. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng bón lân đến các yếu tố cấu thành năng suất đậu tương

CT cây

TT

Tổng số hoa

(hoa)

Tổng số quả

(quả)

Quả1 (quả) hạt

Quả 2 (quả) hạt

Quả 3 (quả) hạt

1000 KL hạt (g) M1P1 65 17,73 34,82 4,33 19,85 10,82 199,33 M1P2 63 24,3 41,23 3,92 23,7 14,17 208,67 M1P3 66,67 26,03 45,47 4,07 25,6 16,07 206,67 M1P4 71,33 17,57 39,13 3,7 22,13 13,4 202,67 M2P1 75,67 16,97 32,6 3,37 14,7 9,93 218 M2P2 75,67 21,63 30,37 3,84 17.38 11,15 214 M2P3 78,33 23,93 35,9 5,25 21,7 13,98 217,33 M2P4 85,33 20,07 27,67 3 15,7 9,77 213,33 LSD0.05 mật độ 6,43 4,08 5,52 0,63 3,26 2,35 7,01

LSD0.05 lân 9,1 5,78 7,8 0,9 4,61 3,33 9,92 LSD0.05 mật độ*lân 12,87 8,17 11,04 1,27 6,52 4,71 14,03

CV% 10,1 22,2 17,6 18,6 18,5 21,7 3,8

* Số cây thực thu: đây là yếu tố quan trọng đến năng suất của một cây. Số cây chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố: điều kiện ngoại cảnh, giống, kỹ thuật thâm canh. Số cây thực thu ở các CT dao động từ 63 – 85,33 cây. Việc bố trí mật độ khác nhau có ảnh hưởng rõ rệt đến số cây thực thu ở các công thức. Mật độ 30 cây/m2 số cây thực thu dao động từ 63-71 cây, cao nhất là công thức M1P4 là 71,33 cây và thấp nhất là công thức M1P2 là 63 cây. Mật độ 40 cây/m2, dao động từ 75,67-85,33 cây, cây thực thu cao nhất là ở công thức M2P4 và thấp nhất là công thức M2P1

* Tổng số hoa:

Đây là yếu tố quan trọng quyết định đến số quả/cây, và cũng là yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất của cây. Số hoa nhiều cùng với thời thời ra hoa dài có khả năng hình thành quả nhiều hơn. Tuy nhiên quá trình ra hoa và đậu

52

quả rất mẫn cảm với điều kiện ngoại cảnh. Kết quả bảng 3.11 cho thấy tổng số hoa của các công thức dao động từ 16,97 – 26,03 hoa.

- Mật độ 30 cây/m2: số hoa dao động từ 17,57-26,03 hoa/cây, khi tăng liều lượng lân bón từ 45kg P2O5/ha lên 75kg P2O5/ha thì số hoa ở các công thức tăng lên, tuy nhiên ở công thức bón 90kg P2O5/ha thì số hoa lại giảm xuống. Công thức có số hoa cao nhất là công thức M1P3 với lượng lân bón là 75kg P2O5/ha và thấp nhất là công thức M1P4 (90kg P2O5/ha).

- Mật độ 40 cây/m2: số hoa dao động từ 16,97-23,93 hoa/cây, khi tăng mật độ lên thì số hoa ở các công thức có xu hướng giảm xuống. Số hoa đạt cao nhất là M2P3 (75kg P2O5/ha) và thấp nhất là công thức M2P1 (45kg P2O5/ha).

Ở độ tin cậy 95%, sự sai khác LSD0,05 về mật độ là 4,08%, sự sai khác LSD0,05 lân là 5,78%, có thể kết luận ở mật độ và liều lượng lân khác nhau thì cây đậu tương có tổng số hoa/cây khác nhau.

* Tổng số quả:

Kết quả bảng 3.11 cho thấy với mức độ bón lân khác nhau trồng với hai mật độ trồng khác nhau thì số quả cũng khác nhau. Mật độ trồng 30 cây/m2 có số quả cao hơn mật độ trồng 40 cây/m2. Mật độ trồng 30 cây/m2 CTĐC M1P2 (60kg P2O5/ha) 41,23 quả/cây có số quả thấp hơn CT M1P3 (75kg P2O5/ha) là 45,47 quả/cây, thấp nhất là công thức M1P1 (45kg P2O5/ha) là 34,82 quả/cây.

Mật độ trồng 40 cây/m2 CTĐC M2P2 (60kg P2O5/ha) là 30,37 quả/cây, có số quả thấp hơn CT M1P3 (75kg P2O5/ha) là 35,9 quả/cây và thấp nhất là CT M2P4 (90kg P2O5/ha) là 27,67 quả/cây. Xét ở độ tin cậy 95%, sự sai khác LSD0,05 về mật độ là 5,52%, sự sai khác LSD0,05 lân là 7,8%.

* Tỷ lệ quả:

Kết quả bảng 3.11 cho thấy, cây trồng ở 2 mật độ và với 4 mức phân bón khác nhau nhưng tỷ lệ quả giữa các mật độ và liều lượng lân không có sự chênh lệch đáng kể bởi chỉ tiêu này chủ yếu do bản chất di truyền của giống quyết định. Trong đó tỷ lệ quả 1 hạt thấp , tỷ lệ quả 2 hạt và 3 hạt cao sẽ có tiềm năng cho năng suất cao. Ở mật độ 30 cây/m2 thì tỷ lệ quả 2 hạt và 3 hạt cao hơn mật

53

độ trồng 40 cây/m2, cao nhất là ở công thức bón M1P3 (75kg P2O5/ha) và tỷ lệ quả 2 hạt và 3 hạt thấp nhất là ở công thức M2P4 (90kg P2O5/ha).

* Khối lượng 1000 hạt: thí nghiệm được nghiên cứu trên cùng một giống, và đây là chỉ tiêu chịu ảnh hưởng nhiều nhất của yếu tố di truyền, nên sự chênh lệnh về khối lượng 1000 hạt ở các mật độ và CT bón khác nhau là không nhiều.

Ở mật độ 30 cây/m2 dao động từ 199,33 – 208,67g, CTĐC M1P2 (60kg P2O5/ha) có khối lượng 1000 hạt đạt cao nhất là 208,67g và khối lượng 1000 hạt thấp nhất là CT M1P1 (45kg P2O5/ha) là 199,33g. Ở mật độ 40 cây/m2 dao động từ 213,33 – 218g, CTĐC M2P2 (60kg P2O5/ha) là 214g có khối lượng 1000 hạt thấp hơn CT M2P1 (45kg P2O5/ha) là 218g, CT có khối lượng 1000 hạt thấp nhất là CT M2P4 (90kg P2O5/ha) là 213,33g. Ở độ tin cậy 95%, sự sai khác LSD0,05 về mật độ là 7,01%, sự sai khác LSD0,05 lân là 9,92%.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp khoa học cây trồng nghiên cứu ảnh hưởng của phân TS9 đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây lạc vụ đông 2019 tại thị trấn xuân mai, huyện chương mỹ, tp hà nội (2) (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)