CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều kiện khí hậu của điểm nghiên cứu
3.2.1. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng bón lân đến thời gian sinh trưởng của đậu tương
Thời gian sinh trưởng của đậu tương được tính từ khi gieo cho đến khi cây ngừng sinh trưởng và phát triển. Thời gian sinh trưởng của đậu tương dài hay ngắn phụ thuộc nhiều yếu tố như giống, thời vụ, điều kiện ngoại cảnh, chế độ chăm sóc… Trong công tác chọn giống thời gian sinh trưởng có ý nghĩa quan trọng trong việc bố trí mùa vụ, bố trí các cây trồng trong các công thức luân canh tăng vụ, tránh được các tác động bất lợi của điều kiện ngoại cảnh. Việc xác định được giống năng suất, chất lượng cao đồng thời có thời gian sinh trưởng ngắn có ý nghĩa hết sức quan trọng ở mỗi vùng trồng đậu tương.
Kết quả theo dõi về ảnh hưởng của mật độ và liều lượng bón lân đến thời gian sinh trưởng của đậu tương tại điểm nghiên cứu được tổng hợp tại bảng 3.2.
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng bón lân đến thời gian sinh trưởng của đậu tương
Đơn vị tính: ngày
CT Gieo - mọc
Mọc - ra 3 lá thật
Mọc - phân cành
Thời gian ra hoa - kết thúc ra hoa
Thời gian mọc - ra
hoa
Thời gian ra
hoa - chín
Tổng TGST
M1P1 6 14 33 17 32 55 87
M1P2 6 14 33 15 33 54 86
M1P3 5 13 34 15 33 54 86
M1P4 6 13 32 13 33 52 85
M2P1 5 13 34 13 32 52 86
M2P2 5 13 34 12 33 51 85
M2P3 5 13 33 14 32 52 85
M2P4 5 13 34 14 32 52 85
Kết quả bảng 3.2 cho thấy:
Thời gian từ gieo - mọc
Thời gian từ gieo đến mọc của Đậu tương được tính khi gieo hạt đến khi hạt hút nước, trương lên, mầm phôi được phát động sinh trưởng sau đó mần mọc
28
ra khỏi mặt đất, xòe lá tứ diệp. Đây là thời kỳ Đậu tương sinh trưởng chủ yếu dựa vào chất dự trữ trong hạt. Khi gieo hạt thì các yếu tố khí hậu ảnh hưởng lớn đến thời gian mọc của Đậu tương là độ ẩm và nhiệt độ. Thời gian gieo đến mọc của Đậu tương trong các công thức thí nghiệm dao động từ 5-6 ngày. Nhìn chung với các công thức gieo ở mật độ 30 cây/m2 thì đều mọc sau 6 ngày gieo, và với các công thức gieo ở mật độ 40 cây/m2 thì mọc sau 5 ngày gieo. Tuy nhiên thời gian gieo đến mọc của các CT thí nghiệm là không có sự sai khác.
Thời gian từ mọc đến ra 3 lá thật
Dao động từ 13-14 ngày, các công thức có mật độ trồng 40 cây/m2 ra lá cùng là 13 ngày. ở các công thức trồng với mật độ 30 cây/m2 thì có CT M1P3 và M1P3 là 13 ngày và 2 CT còn lại là 14 ngày. Tuy nhiên thời gian mọc đến ra 3 lá thật của các công thức thí nghiệm không có sự khác nhau.
Thời gian từ mọc đến phân cành
Trong giai đoạn này thời gian phân cành của đậu tương dao động từ 32 đến 34 ngày, các CT M1P3, M2P1, M2P2, M2P4 là 34 ngày, CT M1P1, M1P2, M2P3 là 33 ngày và thấp nhất là CT M1P4 là 32 ngày.
Thời gian từ mọc - ra hoa
Đây là thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng của cây. Đối với cây đậu tương đây là thời kỳ thân lá, bộ rễ sinh trưởng phát triển mạnh, là thời kỳ xâm nhập của vi khuẩn cộng sinh rễ từ đó hình thành nốt sần trên rễ giúp cây đậu tương cố định đạm. Trong giai đoạn này quá trình phân hóa hoa cũng được diễn ra, nên có thể nói đây là tiền đề quyết định đến số hoa, quyết định đến số quả của đậu tương.
Kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian từ mọc – ra hoa của các công thức dao động từ 32-33 ngày. Ra hoa sớm nhất là công thức M2P1, M2P3, M2P4 và công thức M1P1 với thời gian là 32 ngày và chậm nhất là các công thức M1P2, M1P3, M1P4 và M2P2 với 33 ngày.
Thời gian ra hoa đến kết thúc ra hoa
29
Thời gian này có ý nghĩa quyết định đến số quả và tỷ lệ quả chắc trên cây, đây là yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất đậu tương. Thời gian ra hoa đến kết thúc ra hoa dài hay ngắn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: phân bón, thời vụ, mật độ… Cụ thể ở các liều lượng lân khác nhau nhưng:
Mật độ 40 cây/m2 thì thời gian ra hoa dao động từ 12-14 ngày và CTĐC M2P2 (60kg P2O5/ha) có thời gian ra hoa ngắn nhất là 12 ngày, sau đó là CT M2P1 (45kg P2O5/ha) với thời gian là 13 ngày và 2 CT M2P3 (75kg P2O5/ha) và M2P4 (90kg P2O5/ha) là có thời gian ra hoa dài nhất là 14 ngày.
Mật độ 30 cây/m2 thì thời gian ra hoa dao động từ 13-17 ngày. Trong đó CT M1P4 bón ở liều lượng (90 kg P2O5/ha) là có thời ra hoa ngắn nhất là 13 ngày, CTĐC M1P2 và M1P3 thời gian ra hoa bằng nhau là 15 ngày, và thời gian ra hoa dài nhất là CT M1P1 (45kg P2O5/ha) là 17 ngày.
Thời gian ra hoa đến chín
Thời gian từ ra hoa đến chín là thời kỳ sinh trưởng sinh thực của cây. Đối với cây Đậu tương quá trình sinh trưởng sinh dưởng và sinh trưởng sinh thực đan xen nhau. Khi cây đậu tương ra hoa thì thân lá vẫn tiếp tục phát triển. Tuy nhiên thời điểm này cây chủ yếu phát triển các cơ quan sinh sản như hoa, quả, hạt. Vì vậy ở thời điểm này cây tiêu thụ rất nhiều chất dinh dưỡng cho cây, tránh hiện tượng rụng hoa, rụng quả.
Thời gian ra hoa đến chín của các công thức thí nghiệm dao động từ 51-55 ngày, cụ thể thời gian chín của đậu tương các mức độ bón lân khác nhau có xu hướng ngắn lại khi tăng lượng phân bón lên. Qua bảng kết quả, cho thấy cùng ở mật độ 30 cây/m2 nhưng ở mức liều lượng bón lân 90kg P2O5/ha có thời gian chín ngắn nhất là 52 ngày, sau đó là 2 liều lượng 60kg P2O5/ha và 75kg P2O5/ha đều là 54 ngày, và thời gian chín dài nhất là CT M1P1 liều lượng 45kg P2O5/ha là 55 ngày. Ở mật độ 40 cây/m2 thì liều lượng bón 60kg P2O5/ha là có thời gian chín ngắn nhất và 3 CT còn lại thì có thời gian chín bằng nhau đều là 52 ngày.
30
Tổng thời gian sinh trưởng
Thời gian sinh trưởng của cây đậu tương được tính từ khi gieo hạt đến khi cây có biểu hiện úa vàng, rụng lá, không hình thành hoa và không phát triển thân lá, vỏ quả có màu nâu. Tổng TGST là một chỉ tiêu quan trọng, là cơ sở để bố trí thời vụ trồng và xây dựng công thức luân canh hợp lý cho cây Đậu tương phát triển trong điều kiện thuận lợi nhất cho năng suất cao.
Qua bảng kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian sinh trưởng của giống đậu tương dao động từ 85-87 ngày. Cụ thể mật độ 30 cây/m2 có thời gian sinh trưởng dài hơn 40 cây/m2. Tuy nhiên cũng cùng với mật độ đó nhưng bón với các liều lượng bón lân khác nhau thì thời gian sinh trưởng là khác nhau, với liều lượng bón 45kg lân ở mật độ 30 cây/m2 thì TGST là 87 ngày dài hơn CTĐC, bón với liều lượng 75kg P2O5/ha thì TGST bằng với CTĐC, nhưng ở liều lượng bón 90kg P2O5/ha thì TGST lại thấp hơn TGST của CTĐC. Cũng với các liều lượng đó nhưng ở mật độ 40 cây/m2 thì TGST của CT M2P3 (75kg P2O5/ha) và CT M2P4 (90kg P2O5/ha) thì có TGST bằng với TGST của CTĐC và CT M2P1 (45kg P2O5/ha) có TGST dài hơn CTĐC.
Tóm lại tổng TGST của giống Đậu tương nghiên cứu chủ yếu là do bản chất di truyền của giống nhưng cũng chịu ảnh hưởng không ít của các yếu tố ngoại cảnh, kỹ thuật canh tác, bón phân, chăm sóc… Tuy nhiên, qua kết quả theo dõi cho thấy giữa các công thức thí nghiện thì TGST của đậu tương không có sự sai khá dao động từ 85-87 ngày và giống thuộc nhóm giống chín trung ngày (85 – 90 ngày)