CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều kiện khí hậu của điểm nghiên cứu
3.2.2. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng bón lân đến chiều cao thân, chiều cao đóng quả, đường kính thân và số cành cấp 1 của đậu tương
3.2.2.1. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng bón lân đến chiều cao thân chính - Chiều cao thân chính của cây: là chỉ tiêu quan trọng phản ánh sự sinh trưởng, phát triển của cây. Chiều cao thân chính liên quan đến số đốt trên thân,
31
số đốt mang quả và khả năng chống đổ của cây, ngoài ra là yếu tố quan trọng đối với việc bố trí mật độ đảm bảo cho cây trồng nhận được ánh sáng và dinh dưỡng tốt nhất tránh cây mọc vống, đồng thời giảm sâu bệnh hại cho cây.
Chiều cao chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố ngoại cảnh như: chế độ canh tác, đặc điểm di truyền của giống.
Kết quả theo dõi về ảnh hưởng của mật độ và liều lượng bón lân đến chiều cao thân chính của đậu tương tại điểm nghiên cứu được tổng hợp tại bảng 3.3
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng bón lân đến chiều cao thân chính của đậu tương
Đơn vị tính: cm
CT Ngày sau gieo ( ngày)
16 23 30 37 44 51
M1P1 13,45 19,32 30,07 43,73 58,55 65,97 M1P2 13,22 20,03 31,10 45,62 62,42 73,92 M1P3 13,32 19,80 30,92 46,07 63,37 70,88 M1P4 13,67 20,78 31,33 46,63 60,97 71,08 M2P1 14,50 21,10 33,52 48,87 66,37 77,18 M2P2 13,48 21,37 33,90 50,22 70,82 82,45 M2P3 14,73 22,18 34,98 51,18 69,38 81,85 M2P4 14,20 21,43 33,38 50,97 68,52 80,28 LSD0,05 mật độ 0,86 1,35 1,98 2,92 2,9 3,57
LSD0,05 lân 1,22 1,92 2,8 4,13 4,1 5,05 LSD0,05 mật độ*lân 1,73 2,71 3,97 5,84 5,8 7,14
CV% 7,2 7,5 7 7 5,1 5,4
32
Hình 3 .1. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng bón lân đến chiều cao cây Kết quả trên bảng 3.3 và hình vẽ 3.1 cho thấy, trên cả 8 công thức thí nghiệm thì chiều cao cây tăng dần qua các thời kì và chiều cao cây ở 2 mật độ trồng thì mật độ trồng 40 cây/m2 có chiều cao thân chính cao hơn mật độ 30 cây/m2, các công thức bón lân khác nhau cũng có xu hướng tăng lên và mức bón lân 60kg P2O5/ha (ĐC) đạt cao nhất ở cả 2 mật độ (mật độ 30 cây/m2là 73,92cm, mật độ trồng 40 cây/m2 là 82,45cm)và chiều cao thấp nhất ở cả 2 mật độ trồng là mức bón 45kg P2O5/ha (mật độ 30 cây/m2là 65,97cm, mật độ trồng 40 cây/m2 là 77,18cm)
Giai đoạn 16 ngày sau gieo: chiều cao cây ở các công thức thí nghiệm dao động từ 13,22 đến 14,73 cm. trong đó CT M2P3 ở mật độ trồng 40 cây/m2 (liều lượng lân bón 75kg P2O5/ha)là có chiều cao cao nhất, sau đó là CT M2P1 mật độ trồng 40 cây/m2 (45kg P2O5/ha), tiếp theo đó là CT M2P4 mật độ trồng 40 cây/m2 (90kg P2O5/ha), rồi lần lượt là các CT M1P4 mật độ trồng 30 cây/m2 (90kg P2O5/ha), CT M2P2 (ĐC) mật độ trồng 40 cây/m2 (60kg P2O5/ha), CT M1P1 mật độ trồng 30 cây/m2 (45kg P2O5/ha), CT M1P1 mật độ trồng 30 cây/m2 (75kg P2O5/ha) và thấp nhất là CT M1P2 (ĐC) mật độ trồng 30 cây/m2 (60kg P2O5/ha).
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90
16 23 30 37 44 51
M1P1 M1P2 M1P3 M1P4 M2P1 M2P2 M2P3 M2P4
33
Giai đoạn từ 16 đến 30 ngày sau gieo, đây là giai đoạn từ mọc đến ra hoa, cây sinh trưởng và phát triển mạnh, cần nhiều chất dinh dưỡng đặc biệt là lân.
Vì vậy việc bố trí mật độ và bón lân với liều lượng khác nhau đã ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của đậu tương.
Kết quả cho thấy: CT M1P1 chiều cao tăng từ 13,45 – 30,07cm (tăng 16,62cm), CT M1P2 tăng từ 13,22 – 31,10cm (tăng 17,88cm), chiều cao ở CT M1P3 tăng từ 13,32 – 30,92cm (tăng 17,6cm), CT M1P4 tăng từ 13,67 – 31,33cm (tăng 17,66cm), ở CT M2P1 tăng từ 14,50 – 33,52cm (tăng 19,2cm), ở CT M2P2 tăng từ 13,48 – 33,90cm (tăng 20,42cm), CT M2P3 tăng từ 14,73 – 34,98cm (tăng 20,25cm), và cuối cùng là CT M2P4 tăng từ 14,20 – 33,38cm (tăng 19,18cm). Trong giai đoạn này ở mật độ trồng 30 cây/m2 CT M1P4 (90kg P2O5/ha) có chiều cao cao nhất 31,33cm, sau đó là CTĐC M1P2 (60kg P2O5/ha) là 31,1cm, rồi đến CT M1P3 (75kg P2O5/ha) là 30,92cm, thấp nhất là CT M1P1 (45kg P2O5/ha) là 30,07cm. Mật độ trồng 40 cây/m2, CT M2P3 (75kg P2O5/ha) là cao nhất là 34,98cm, rồi đến CTĐC M2P2 (60kg P2O5/ha) là 33,9cm, sau đó là CT M2P1 (45kg P2O5/ha) là 33,52cm và thấp nhất là CT M2P4 (90kg P2O5/ha) là 33,38cm. Với mức ý nghĩa 95%, giá trị LSD0,05 của lân là 2,8% và LSD0,05 của mật độ là 1,98%.
Giai đoạn từ 37 đến 51 ngày sau gieo: đây là giai đoạn ra hoa và tạo quả nên tốc độ phát triển chiều cao sẽ chậm hơn, ở giai đoạn này sau 51 ngày sau gieo chiều cao cây của các CT dao động từ 65,97 – 82,45cm. Ở cả 2 mật độ trồng thì chiều cao đạt cao nhất đều ở CTĐC M1P2 và M2P2 mức bón 60kg P2O5/ha (mât độ 30 cây/m2 là 73,92cm và mật độ 40 cây/m2 là 82,45cm) và thấp nhất ở 2 mật mật trồng đều ở mức 45kg P2O5/ha (mật độ 30 cây/m2 là 65,97cm và mật độ 40 cây/m2 là 82,45cm)
Ở độ tin cậy 95% với sự sai khác LSD0,05 của lân là 5,05% và LSD0,05 của mật độ là 3,57%, như vậy có thể nói mật độ trồng và liều lượng bón lân khác
34
nhau có ảnh hưởng đến chiều cao cây, chiều cao của cây tăng khi tăng mật độ trồng và liều lượng lân.
3.2.2.2. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng bón lân đến chiều cao đóng quả và đường kính thân
- Chiều cao đóng quả: có liên quan đến khả năng chống đổ, khả năng chống bệnh… chiều cao đóng quả được quyết định bởi đặc tính di truyền của giống, điều kiện chăm sóc, mật độ trồng.
Qua bảng 3.4 kết quả nghiên cứu cho thấy chiều cao đóng quả của các công thức dao động từ 19,53– 22,28cm. Mật độ trồng 40 cây/m2 có chiều cao đóng quả cao hơn mật độ trồng 30 cây/m2, và các công thức bón lân khác nhau thì chiều cao đóng quả của các công thức cũng khác nhau, cụ thể:
Ở mật độ trồng 30 cây/m2 cho thấy, CT M1P4 (90kg P2O5/ha) là cao nhất 20,29cm cao hơn CTĐC M1P2 (60kg P2O5/ha) là 20,1cm, sau đó là CT M1P1 (45kg P2O5/ha) là 20,07cm và thấp nhất là CT M1P3 (75kg P2O5/ha) là 19,53cm.
Mật độ trồng 40 cây/m2 công thức có chiều cao đóng quả cao nhất là CT M2P1 (45kg P2O5/ha) cao hơn CTĐC là 22,28cm, sau đó là CT M2P3 (75kg P2O5/ha) là 21,97cm vẫn cao hơn CTĐC M2P2 (60kg P2O5/ha) là 21,7cm, và thấp nhất là CT M2P4 (90kg P2O5/ha) là 20,72cm.
Kết quả bảng 3.4 và hình vẽ 3.2 cho thấy chiều cao đóng quả ở CT M2P1 mật độ 40 cây/m2 mức bón 45kg P2O5/ha là cao nhất, cao hơn CTĐC mức bón 60kg P2O5/ha và thấp nhất là CT M1P3 mật độ 30 cây/m2 mức bón 75kg P2O5/ha là 19,53cm. Ở độ tin cậy 95% với sự sai khác LSD0,05 của lân là 1,06% và LSD0,05 của mật độ là 0,75%
- Đường kính thân chính: cùng với chiều cao cây, chiều cao đóng quả thì đường kính là một trong những chỉ tiêu có ý nghĩa quyết định sự sinh trưởng phát triển của đậu tương, đặc biệt là khả năng chống đổ của cây. Đường kính
35
thân lớn hay bé phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống, biện pháp canh tác, chế độ dinh dưỡng…
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng bón lân đến chiều cao đóng quả và đường kính thân của đậu tương
CT CC đóng
quả (cm) R thân (mm)
M1P1 20,07 4,87
M1P2 20,1 5,61
M1P3 19,53 5,71
M1P4 20,29 5,32
M2P1 22,28 5,24
M2P2 21,7 5,4
M2P3 21,97 5,26
M2P4 20,72 5,08
LSD0.05 mật độ 0,75 0,27
LSD0.05 lân 1,06 0,39
LSD0.05 mật độ*lân 1,5 0,55
CV% 4,1 6
Hình 3. 2. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng bón lân đến chiều cao đóng quả và đường kính thân của đậu tương
0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00
M1P1 M1P2 M1P3 M1P4 M2P1 M2P2 M2P3 M2P4 CC đóng
quả (cm) R thân (mm)
36
Qua bảng số liệu 3.4 cho thấy đường kính thân ở 2 mật độ trồng và 4 mức bón lân khác nhau là khác nhau. Các CT trồng ở mật độ 30 cây/m2 có đường kính thân lớn hơn các CT trồng ở mật độ 40 cây/m2 và với các mức lân khác nhau thì đường kính thân cũng khác nhau cụ thể:
Ở mật độ trồng 30 cây/m2 thì đường kính thân đạt cao nhất ở công thức M1P3 (75kg P2O5/ha) là 5,71mm cao hơn CTĐC M1P2 (60kg P2O5/ha) là 5,61mm, sau đó là CT M1P4 (90kg P2O5/ha) là 5,2mm và đường kính thân thấp nhất là ở CT M1P1 (45kg P2O5/ha) là 4,87mm.
Ở mật độ trồng 40 cây/m2 thì đường kính thân đạt cao nhất là CTĐC M2P2 (60kg P2O5/ha) là 5,4mm, sau đó là CT M2P3 (75kg P2O5/ha) là 5,26mm, tiếp đến là CT M2P1 (45kg P2O5/ha) là 5,24mm và CT có đường kính thân thấp nhất là CT M2P4 (90kg P2O5/ha) là 5,08mm.
Với mức ý nghĩa 95%, giá trị LSD0,05 của lân là 0,39% và LSD0,05 của mật độ là 0,27%. Như vậy có thể nói mật độ trồng và liều lượng bón lân có ảnh hưởng đến đường kính thân, khi tăng mật độ trồng lên thì đường kính thân có xu hướng nhỏ đi. Mật độ trồng 30 cây/m2 đạt cao nhất ở mức bón 75kg P2O5/ha và mật độ trồng 40 cây/m2 đạt cao nhất ở CTĐC 60kg P2O5/ha thấp nhất là ở CT M1P1 (45kg P2O5/ha, mật độ trồng 30 cây/m2) là 4,87mm.
3.2.2.3. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng bón lân đến số cành cấp 1 Số cành cấp 1 có ý nghĩa quyết định đến số cành mang quả trên thân chính, đây là một chỉ tiêu có liên quan mật thiết đến năng suất vì nó là cơ sở tạo nên dạng cây, cách sắp xếp lá trên cây tạo điều kiện cho lá tiếp nhận ánh sáng nhiều nhất và là chỉ tiêu liên quan đến số quả trên cây.
Số cành cấp 1/cây chịu sự chi phối của nhiều yếu tố như bản chất di truyền của giống, kỹ thuật thâm canh, chăm sóc, nước, điều kiện ngoại cảnh.
Kết quả theo dõi ảnh hưởng của mật độ và liều lượng bón lân đến số cành cấp 1 của đậu tương được tổng hợp tại bảng 3.5
37
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng bón lân đến số cành cấp 1 của đậu tương
Đơn vị tính: cành CT Ngày sau gieo ( ngày)
30 37 44 51
M1P1 1,39 1,68 2,47 2,63
M1P2 1,65 2,34 2,39 2,66
M1P3 1,33 2,11 2,51 2,78
M1P4 1,33 2,17 2,60 3,00
M2P1 1,58 2,07 2,52 2,76
M2P2 1,45 2,15 2,36 2,39
M2P3 1,54 1,98 2,06 2,12
M2P4 1,43 1,79 2,27 2,46
Qua bảng số liệu trên cho thấy:
Giai đoạn 30 ngày sau gieo cây bắt đầu phân cành và số cành ở các CT dao động từ 1,33 – 1,65 cành. Số cành của các CT ở mật độ 40 cây/m2 cao hơn và đồng đều hơn số cành ở các CT ở mật độ 30 cây/m2. Trong đó số cành cấp 1 ở CTĐC M1P2 (60kg P2O5/ha, mật độ 30 cây/m2) là cao nhất 1,65 cành, tuy nhiên CTĐC M2P2 (60kg P2O5/ha) ở mật độ 40 cây/m2 là 1,45 cành thì có số cành thấp hơn CT M2P1 (45kg P2O5/ha) là 1,58 cành và M2P3 (75kg P2O5/ha) là 1,54 cành.
Giai đoạn từ 30 đến 51 ngày sau trồng có sự phân cành rõ rệt cụ thể: CT M1P1 tăng từ 1,39 – 2,63 (tăng 0,97 cành), CT M1P2 tăng từ 1,65 – 2,66 (tăng 1,01 cành), CT M1P3 tăng từ 1,33 – 2,78 (tăng 1,45 cành), CT M1P4 tăng từ 1,33 - 3 (tăng 1,67 cành), CT M2P1 tăng từ 1,58 - 2,76 (tăng 1,18 cành), CT M2P2 tăng từ 1,45 – 2,39 (tăng 0,94 cành), CT M2P3 tăng từ 1,54 – 2,12 (tăng 0,58 cành), CT M2P4 tăng từ 1,43 – 2,46 (tăng 1,03 cành).
Như vậy có thể thấy, sau 51 ngày sau gieo số cành cấp 1 ở mật độ trồng 30 cây/m2 cao hơn trồng ở mật độ 40 cây/m2. Cụ thể mật độ 30 CT M1P4 (90kg P2O5/ha) là cao nhất, sau đó đến CT M1P3 (75kg P2O5/ha) cả 2 CT này đều cao hơn CTĐC M1P2 (60kg P2O5/ha) và thấp nhất là CT M1P1 (45kg P2O5/ha). Mật độ 40 cây/m2 CT có số cành cấp 1 cao nhất là CT M2P1 (45kg P2O5/ha), sau đó
38
là CT M2P4 (90kg P2O5/ha) rồi đến CTĐC M2P2 (60kg P2O5/ha) và thấp nhất là CT M2P3 (75kg P2O5/ha).
Tóm lại qua kết quả theo dõi thí nghiệm cho thấy các công thức trồng ở mật độ 30 cây/m2 thì có số cành cấp 1 cao hơn các công thức trồng ở mật độ 40 cây/m2, với các công thức bón lân khác nhau thì số cành cấp 1 ở các công thức cũng khác nhau, đạt cao nhất ở mức bón 90kg P2O5/ha (mật độ 30 cây/m2), và thấp nhất ở CT bón 75kg P2O5/ha (mật độ 40 cây/m2). Tuy nhiên số cành của các công thức thí nghiệm không có sự sai khác.