Lập biểu thể tích cây đứng rừng Cao su 74

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số quy luật cấu trúc và sinh trưởng làm cơ sở xác định trữ sản lượng Cao su (Hevea brasiliensis Mull (Trang 84 - 90)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 26

3.5. MỘT SỐ ỨNG DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐÈ TÀI 72

3.5.3. Lập biểu thể tích cây đứng rừng Cao su 74

Trữ lượng là chỉ tiêu tổng quát nhất phản ánh sản lượng của lâm phần. Vì thế trữ lượng lâm phần là nhân tố quan trọng và thường là mục tiêu của công tác điều tra tài nguyên rừng.

Sản phẩm ưu tiên của cây Cao su là nên chỉ khi nào sản lượng mủ kém thì lô Cao su mới được phép thanh lý. Hiện nay những lô Cao su từ tuổi 2 đến tuổi 5 cây có nhiều biến động đường kính, chiều cao và bề dày vỏ. Ở tuổi 6, 7 bề dày vỏ ổn định hơn và cũng là thời gian bắt đầu khai thác mủ, lớp vỏ bên ngoài bị cạo dần đi;

sau một thời gian lớp vỏ đó phục hồi lại và ổn định.

Kết quả kiểm tra phương trình (3.19) không có sai số hệ thống. Đề tài quyết định chọn phương trình này để thể hiện quan hệ V - H - D và lập biểu thể tích cây đứng rừng Cao su.

Dựa vào số liệu cây giải tích có vỏ và không vỏ, đề tài lập tương quan giữa thể tích có vỏ (Vc) và thể tích không vỏ (Vg). Phương trình (3.20)

Trong nghiên cứu lập biểu thể tích, biểu lập ra cần phải được kiểm nghiệm và đánh giá khả năng phù hợp của biểu.Trong nghiên cứu này, để kiểm nghiệm, đánh giá độ chính xác của biểu thể tích lập được đã dùng số liệu tính toán của những cây giải tích không tham gia vào quá trình tính toán và xây dựng biểu.

Đã tính trữ lượng thực tế và trữ lượng theo biểu thể tích, xác định sai số tương đối về thể tích theo công thức:

V% = Vti - Vlti

.100 (3.38)

Vlti Trong đó:

Vti : Trữ lượng tính theo thực nghiệm Vlti : Trữ lượng tính theo lý thuyết

Qua kết quả kiểm nghiệm biểu thể tích cho thấy: Sai số tương đối lớn nhất bằng 19,3%, sai số tương đối nhỏ nhất bằng 0,17% và sai số trung bìnhV% = 8,32% < 10%. Điều đó có nghĩa là biểu thể tích trên có độ chính xác cần thiết và không mắc sai số hệ thống.

Kết quả tính toán và kiểm tra phương trình thể tích cho cây cá lẻ tính được sai số tương đối về trữ lượng nhỏ hơn 10% và đều nằm trong khoảng dự báo giá trị V cá biệt, chứng tỏ biểu thể tích cây đứng lập được có độ chính xác cần thiết có thể ứng dụng vào công tác điều tra kinh doanh rừng Cao su

Hiện nay, việc đưa cây Cao su trồng phổ biến ở khu vực Duyên hải miền Trung là vấn đề cần bàn kỹ về mật độ, phương thức, giống, chi phí . . . Bởi đây là nơi thường xảy ra gió lớn, bão và đất thường có độ dốc > 50. Nếu kinh doanh rừng Cao su lấy gỗ thì có thể áp dụng như trồng các cây rừng khác (mật độ ban đầu cao có thể 3300 cây/ha, trồng theo đường đồng mức, chọn dòng vô tính có khả năng chịu được gió lớn,…). Còn nếu kinh doanh rừng Cao su lấy mủ là chính thì đầu tiên phải chú ý đến tính chất cơ lí của gỗ, cây Cao su rất giòn, dễ đỗ gãy hơn các cây rừng, nên trồng với mật độ dày hơn.

3.5.4. Dự tính, dự báo sản lượng mủ Cao su

Thông qua mô hình dự báo sản lượng mủ Cao su (5.38) có thể tính toán để dự đoán được sản lượng mủ cho lâm phần Cao su cũng như cho cây cá lẻ.

Đối với các lâm phần: Để dự đoán được sản lượng mủ thì cần phải tiến hành đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng về đường kính ngang ngực và chiều cao vút ngọn của toàn lâm phần hoặc của ô tiêu chuẩn đại diện.

Qua đó xác định các chỉ tiêu chuẩn của lâm phần Dg và Hg thông qua quy luật kết cấu N/D và tưong quan H/D. Từ hai chỉ tiêu Dg và Hg của lâm phần đã xác định được để đưa ra kết quả dự đoán sản lượng mủ của lâm phần Cao su dự đoán thông qua mô hình (3.36).

Đối với cây các cá lẻ: Tương tự như việc dự đoán sản lượng cho lâm phần.

Tuy nhiên, đối với cây cá lẻ thì chỉ cần tiến hành đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng

về đường kính ngang ngực và chiều cao vút ngọn của cây cần quan tâm. Sau đó, ứng dụng mô hình (3.36) để đưa ra được giá trị về sản lượng mủ lâm phần tương ứng với cây đó. Cuối cùng, lấy giá trị tính toán từ mô hình (3.36) chia cho mật độ của lâm phần của cây cần quan tâm (cây/ha) sẽ xác định được giá trị sản lượng mủ dự đoán của cây cá lẻ trong năm.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

Từ những kết quả nghiên cứu đạt được, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Một số quy luật cấu trúc như N/D, N/H, H/D, Dt/D1.3 của các lâm phần Cao su ở các tuổi khác nhau nhìn chung tuân theo những quy luật chung của các lâm phần thuần loài đều tuổi trồng thâm canh cao ở nước ta. Bên cạnh đó, chúng vẫn có một số điểm khác biệt so với các lâm phần trồng thuần loài đều tuổi không thâm canh khác.

Các đường biểu diễn quy luật N/D ở các tuổi khác nhau có dạng một đỉnh hơi lệch trái, một số tuổi có đường cong đối xứng hoặc hơi lệch phải được mô phỏng bằng hàm Weibull với các tham số , . Sự lệch trái chủ yếu của phân bố N/D hay hơi lệch phải hoặc phân bố đối xứng ở một số tuổi là không tuân theo một quy luật nhất định nào mà mang tính chất ngẫu nhiên.

Phân bố N/H ở các tuổi chủ yếu có dạng đường cong một đỉnh hơi lệch phải cũng được mô phỏng bằng hàm Weibull. Độ lệch của phân bố N/H không theo một khuynh hướng chung theo thời gian.

Giữa chiều cao và đường kính thân cây tồn tại mối liên hệ chặt chẽ dưới dạng phương trình Lôgarit cơ số e một chiều, phương trinh (3.8). Kết quả kiểm tra thuần nhất các phương trình tương quan H/D lập cho từng tuổi cho thấy không có cơ sở xác lập phương trình chung cho Cao su. Mỗi lô đều có lí lịch lô (biết được tuổi lâm phần).

Khuynh hướng chung của hệ số hồi quy bi tăng theo thời gian là chủ yếu hay độ dốc đường cong có khuynh hướng tăng theo tuổi. Ngoài ra đường cong H/D ban đầu dịch chuyển dần lên phía trên rất nhanh, sau đó chậm dần và gần như ngừng hẳn.

Giữa đường kính tán và đường kính ngang ngực tồn tại dưới dạng phương trình đường thẳng (2.23) cho từng tuổi ở mức độ từ tương đối chặt đến rất chặt. Cũng như quy luật tương quan H/D qua kiểm tra thuần nhất cho thấy không có cơ sở lập phương trình Dt/D1.3 bình quân chung cho các lâm phần Cao su khác tuổi thuộc đối tượng nghiên cứu. Kiểm tra khuynh hướng của dãy hệ số b theo thời gian cho thấy b

có khuynh hướng giảm khi tuổi tăng lên. Chứng tỏ ảnh hưởng của D1.3 ở giai đoạn trước hoặc vừa khép tán đối với đường cong quan hệ Dt/D1.3 rõ nét hơn khi cây đã khép tán hoàn toàn.

Phương trình do Schumacher và Hall đề xuất biểu thị tốt mối quan hệ giữa thể tích thân cây không vỏ với đường kính và chiều cao vút ngọn loài Cao su với phương trình cụ thể lập được (3.19).

2. Quá trình sinh trưởng cây cá lẻ (cây không vỏ) và lâm phần Cao su khác nhau không đáng kể. Hai hàm toán học: Schumacher và Gompertz đều biểu thị tốt quy luật sinh trưởng cho cây cá lẻ và lâm phần. Cụ thể như sau:

Đối với quá trình sinh trưởng cây cá lẻ: Hàm Schumacher được sử dụng để thể hiện quy luật sinh trưởng Hvn. Hàm Gompertz được sử dụng để thể hiện quy luật sinh trưởng D1.3, V.

Đối với quá trình sinh trưởng lâm phần (có vỏ): Hàm Schumacher được sử dụng để thể hiện quy luật sinh trưởng D1.3, Hvn. Hàm Gompertz được sử dụng để thể hiện quy luật sinh trưởng thể tích.

3. Qua thăm dò và thiết lập quan hệ giữa sản lượng mủ với các nhân tố sinh trưởng và tuổi cây ở dòng vô tính GT1 với 7 dạng hàm [(3.29) - (3.35)] đã lựa chọn được mô hình dự báo sản lượng mủ theo các nhân tố sinh trưởng chiều cao vút ngọn và đường kính ngang ngực, đó là mô hình (3.36).

4. Vận dụng các quy luật cấu trúc và sinh trưởng dự đoán được trữ, sản lượng rừng Cao su. Xác định được trữ lượng lâm phần theo tuổi trên cơ sở biết được tuổi và số cây của lô qua lí lịch lô và phương trình biểu thị quá trình sinh trưởng thể tích lâm phần (3.28). Ngoài ra còn tính được lượng tăng trưởng lâm phần Cao su sau một chu kì kinh doanh ngắn dựa vào công thức (3.28) và lí lịch lô Cao su.

Lập biểu thể tích cây đứng rừng Cao su từ phương trình thể tích (3.19) cho thấy phương trình không có sai số hệ thống. Thể tích có vỏ được tính qua thể tích

Qua kiểm tra tính thích ứng của biểu cho thấy phương trình thể tích cây cá lẻ tính được sai số tương đối < 10% và đều nằm trong khoảng dự báo giá trị thể tích cá biệt; Chứng tỏ biểu thể tích cây đứng lập được có độ chính xác cần thiết và có thể sử dụng vào công tác điều tra kinh doanh rừng Cao su thuộc đối tượng nghiên cứu.

KIẾN NGHỊ

1. Cần đưa vào nghiên cứu giải tích với số lượng cây nhiều hơn nhằm nâng cao kết quả của các quy luật cấu trúc, sinh trưởng cũng như kết quả của biểu thể tích cây đứng có độ chính xác cao hơn.

2. Cần có những nghiên cứu toàn diện hơn ngoài các nghiên cứu về một số quy luật cấu trúc và sinh trưởng như đề tài đã đề cập nhằm giải quyết trọn vẹn hơn việc đưa ra các công cụ ứng dụng trong công tác điều tra quy hoạch rừng nói chung.

3. Các nghiên cứu mô hình dự báo sản lượng mủ Cao su thông qua việc thiết lập mối quan hệ của các nhân tố đã đề cập với sản lượng mủ thì cần thiết phải đưa vào nghiên cứu thêm các nhân tố khác, ví dụ: Độ dốc khác nhau, đất đai khác nhau, chế độ cạo khác nhau, kỹ thuật cạo (cạo xuôi, cạo ngược), các loại giống khác nhau,…nhằm xây dựng được mô hình dự báo sản lượng mủ Cao su có mối tương quan tốt hơn với độ chính xác cao hơn.

4. Đối với những lâm phần không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài này thì cần phải được được kiểm tra trước khi sử dụng kết quả nghiên cứu của đề tài để ứng dụng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số quy luật cấu trúc và sinh trưởng làm cơ sở xác định trữ sản lượng Cao su (Hevea brasiliensis Mull (Trang 84 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)