Điều kiện tự nhiên huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng thích ứng, sinh trưởng của các gia đình và xuất xứ Bời lời đỏ (Machilus odoratissima Nees) giai đoạn (Trang 36 - 41)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN HƯỚNG HOÁ TỈNH QUẢNG TRỊ

3.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị

Hướng hóa là huyện miền núi, vùng cao, biên giới nằm về phía Tây của tỉnh Quảng trị, là một trong 10 đơn vị hành chính của tỉnh. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Bình, phía Nam và Tây giáp Lào, phía Đông giáp với huyện Do Linh, Vĩnh Linh và Đakrông. Toàn huyện có 22 đơn vị hành chính trong đó có 20 xã và 02 thị trấn (Khe Sanh và Lao Bảo).

Là huyện có đường biên giới dài 156km tiếp giáp với 3 huyện bạn Lào và có cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo nằm trên trục đường Quốc lộ 9 nối liền với các nước trong khu vực: Lào, Thái Lan, Mianma và Khu vực Miền trung Việt Nam.

Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Hướng Hóa 3.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Địa thế núi rừng Hướng Hoá rất đa dạng. Núi và sông xen kẽ nhau, tạo thành địa hình chia cắt, sông suối đều bắt nguồn từ núi cao.

Địa hình khá phức tạpbị chia cắt bởi nhiều sông, suối và đồi núi; hướng thấp dần từ Tây sang Đông, Đông Nam. Chia thành 4 dạng địa hình:Vùng núi cao phân bố ở phía Tây từ đỉnh dãy Trường Sơn đến miền đồi bát úp, vùng trung du và đồng bằng nhỏ hẹp chạy dọc tỉnh, kế đến là vùng cát nội đồng và ven biển. Do địa hình phía Tây núi cao, chiều ngang nhỏ hẹp nên hệ thống sông suối đều ngắn và dốc.

Phân bố ở phía Tây từ dãy Trường Sơn đến miền đồi bát úp, địa hình núi cao chiếm diện tích lớn nhất, có độ cao từ 250 - 2.000 m, độ dốc 20 - 300. Địa hình phân cắt mạnh, độ dốc lớn, quá trình xâm thực và rửa trôi mạnh. Các khối núi điển hình là Động Voi Mẹp, Động Sa Mui, Động Châu, Động Vàng. Địa hình vùng núi có thể phát triển trồng rừng, trồng cây lâu năm và chăn nuôi đại gia súc. Tuy nhiên phần lớn địa hình bị chia cắt mạnh, sông suối, đèo dốc nên đi lại khó khăn, làm hạn chế trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, mạng lưới điện... cũng như tổ chức đời sống xã hội và sản xuất. Tuy nhiên có tiềm năng thủy điện nhỏ khá phong phú.

Ảnh hưởng của địa hình đến phát triển kinh tế xã hội: Nhìn chung với địa hình đa dạng, phân hoá thành các tiểu khu vực, nhiều vùng sinh thái khác nhau tạo cho Quảng Trị có thể phát triển toàn diện các ngành kinh tế, đặc biệt là tạo nên các vùng tiểu khí hậu rất thuận lợi cho đa dạng hóa các loại cây trồng vật nuôi trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.

3.1.1.3. Điều kin thi tiết và khí hu

* Khí hậu, thời tiết:

Khí hậu mang những nét điển hình của khí hậu nhiệt đới - gió mùa, quanh năm nóng ẩm, nhiệt độ trung bình năm 22 độ C, lượng mưa bình quân 2.262 mm/năm. Có thể chia ra 3 tiểu vùng khí hậu mạng những sắc thái khác nhau: Tiểu vùng khí hậu Đông Trường Sơn: gồm các xã nằm phía Bắc của huyện (Hướng Lập, Hướng Việt, Hướng Sơn, Hướng Linh), đây là vùng chịu ảnh hưởng rỏ nét của nhiệt đới gió mùa Đông Bắc. Nền nhiệt tăng cao vào mùa nóng và chịu ảnh hưởng của gió mùa tây nam khô nóng, nhiệt độ bình quân cả năm tương đối cao (24,9 độ C). Tiểu vùng khí hậu chuyển tiếp (giáp các xã Hướng Phùng, Hướng Tân, Tân Hợp, Tân Liên, Tân Lập, Húc, thị trấn Khe Sanh). Là vùng chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu giao thoa giữa Đông và Tây Trường Sơn. Nền khí hậu tương đối ôn hoà trong năm, mang sắc thái á nhiệt đới, nhiệt độ bình quân cả năm là 22 độ C. Đặc biệt, thị trấn Khe Sanh nằm ở giữa đỉnh Trường Sơn nên có khí hậu khá lý tưởng, là lợi thế cho phát triển du lịch và

nghỉ dưỡng. Tiểu vùng khí hậu Tây Trường Sơn: còn lại nằm ở phía Tây nam của huyện. Là vùng chịu ảnh hưởng rõ nét của chế độ khí hậu nhiệt đới với nền nhiệt cao hầu như quanh năm, nhiệt độ trung bình năm là 25,3 độ C. Các tiểu vùng khí hậu đã tạo cho huyện Hướng Hoá là vùng có tài nguyên khí hậu đa dạng.

Bảng 3.1. Nhiệt độ, độ ẩm và lượng mưa các tháng trong năm 2017

Tháng Nhiệt độ TB (oC)

Ẩm độ không khí TB (%)

Lượng mưa TB (mm)

1 17,2 86 8,2

2 18,9 89 0,3

3 22,1 90 2,2

4 25,8 85 121,2

5 27,5 75 87,8

6 26,4 85 302,4

7 25,5 89 238,6

8 25,4 88 183,5

9 25,6 88 146,3

10 23,8 90 149,9

11 22,8 92 121,5

12 17,8 90 124,4

Bình quân 19,2 72,3 101,5

Nguồn: Trạm khí tượng huyện Hướng Hóa Có thể chia ra 3 tiểu vùng khí hậu mang những sắc thái khác nhau: Tiểu vùng khí hậu Đông Trường Sơn gồm các xã nằm phía Bắc của huyện (Hướng Lập, Hướng Việt, Hướng Sơn, Hướng Linh), đây là vùng chịu ảnh hưởng rõ nét của nhiệt đới gió mùa Đông Bắc. Nền nhiệt cao và mùa nóng chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam khô nóng, nhiệt độ bình quân cả năm tương đối cao (24,90C). Tiểu vùng khí hậu chuyển tiếp (giáp các xã Hướng Phùng, Hướng Tân, Tân Hợp, Tân Liên, Tân Lập, Húc, thị trấn Khe Sanh). Là vùng chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu giao thoa giữa Đông và

Tây Trường Sơn. Nền khí hậu tương đối ôn hòa trong năm, mang sắc thái á nhiệt đới, nhiệt độ bình quân cả năm là 220C. Đặc biệt, thị trấn Khe Sanh nằm ở giữa đỉnh Trường Sơn nên có khí hậu khá lý tưởng, là lợi thế cho phát triển du lịch và nghỉ dưỡng. Tiểu vùng khí hậu Tây Trường Sơn còn lại nằm ở phía Tây Nam của huyện. Là vùng chịu ảnh hưởng rõ nét của chế độ khí hậu nhiệt đới với nền nhiệt cao hầu như quanh năm, nhiệt độ trung bình năm là 25,30C. Các tiểu vùng khí hậu đã tạo cho huyện Hướng Hóa là vùng có tài nguyên khí hậu đa dạng, đây thực sự là một trong những thế mạnh để phát triển nội lực và thu hút đầu tư vào địa bàn.

* Tài nguyên đất

Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu đặc biệt và không thể thay thế trong nông nghiệp. Huyện Hướng Hóa có diện tích đất tự nhiên là 1150,86km2. Đất đai chủ yếu có hai loại: cát pha và đất đỏ bazan, thuận lợi cho việc phát triển nông – lâm nghiệp.

Bảng 3.2. Tình hình sử dụng đất của huyện Hướng Hóa (2016 - 2017)

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Đất t nhiên 115283,1 100,0 115.283,1 100,0

1. Đất nông nghiệp 90208,1 78,21 90.220,4 78,3 1.1. Đất sản xuất nông nghiệp 15.417,8 13,31 15.430,1 13,4 1.1.1. Đất trồng cây hàng năm 7.247,0 6,3 7.247,5 6,3

- Đất trồng lúa 2.160,9 1,9 2.160,9 1,9

- Đất trồng cỏ chăn nuôi 9,5 0,0 10,0 0,0

- Đất trồng cây hàng năm khác 5.076,6 4,4 5.076,6 4,4 1.1.2. Đất trồng cây lâu năm 8.083,2 7,01 8.182,6 7,1

- Đất chuối 2.212,4 1,9 2.311,8 2,0

1.2. Đất lâm nghiệp 74.663,0 64,8 78.693,0 64,8 1.3. Đất nuôi trồng thủy sản 113,9 0,1 113,9 0,1

1.4. Đất nông nghiệp khác 13,4 0,0 13,4 0,0

2. Đất phi nông nghiệp 4.286,5 3,7 4.286,5 3,7 3. Đất chưa sử dụng 20.788,8 18,09 20.776,2 18,0 3.1. Đất bằng chưa sử dụng 4.958,2 4,3 4.958,2 4,3 3.2. Đất đồi núi chưa sử dụng 15.690,6 13,69 15.678,0 13,6 3.3. Đất đá không có rừng cây 140,0 0,1 140,0 0,1

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hướng Hóa năm 2016 - 2017 Qua số liệu bảng 3.2, ta thấy diện tích sử dụng đất năm 2016 có xu hướng tăng lên nhưng không đáng kể. Diện tích đất lâm nghiệp năm 2015 là 74.663,0 ha đến năm 2016 diện tích mở rộng tăng lên 78.693,0 ha. Bên cạnh đó lượng đất đồi núi chưa sử dụng còn nhiều chiếm 13,6% so với đất tự nhiên, là điều kiện để phát triển sản xuất Bời lời tăng về diện tích và sản lượng.

Trước thực trạng trên, cần có những giải pháp cần thiết để chuyển đổi lượng diện tích đất bỏ trống đưa vào sản xuất những loại mặt hàng có giá trị kinh tế cao, nhằm cải thiện mức thu nhập và nâng cao đời sống cho người dân. Bên cạnh đó, cần lựa chọn và quy hoạch diện tích sản xuất nông nghiệp phù hợp với nhu cầu thị trường, tránh tình trạng sản xuất tràn lan làm giảm hiệu quả sản xuất.

Hệ thực vật rừng

Thảm thực vật Quảng Trị khá đa dạng, là nơi giao lưu của 2 luồng thực vật từ Bắc xuống và từ Nam lên, có thể chia ra 3 kiểu thảm chính: thảm thực vật đai thấp, đai trung bình và thảm thực vật nhân tác.

Hình 3.2. Bản đồ kiểm kê rừng của huyện Hướng Hóa

- Thảm thực vật đai thấp (< 750 m) bao gồm 3 phụ quần hệ và 12 quần xã:

Phụ quần hệ trên đất bazan có 5 quần xã chính gồm rừng rậm thường xanh nhiệt đới mưa mùa (ít bị tác động và bị tác động mạnh), trảng cây bụi thứ sinh (có cây gỗ rải rác hoặc không có) và trảng cỏ thứ sinh. Phụ quần hệ hình thành trên đá vôi có quần xã rừng rậm thường xanh và trảng cây bụi thứ sinh. Phụ quần hệ hình thành trên các đá khác có 5 quần xã chính gồm: rừng rậm thường xanh (hay bị tác động và ít bị tác động), trảng cây bụi thứ sinh (có cây gỗ rải rác và không có cây gỗ) và trảng cỏ thứ sinh.

- Thảm thực vật đai trung bình (750 – 1700 m) có 3 quần xã chính: rừng rậm thường xanh trên núi ít bị tác động, trảng cây bụi thứ sinh và trảng cỏ thứ sinh.

- Thảm thực vật nhân tác bao gồm các loại cây trồng lâu năm như cao su, cà phê, tiêu, mít, thông, phi lao, bạch đàn và các cây hàng năm như lúa, hoa màu…

Hướng Hóa là vùng đồi núi, người dân ở đây trồng nhiều loài cây trồng phủ xanh đồi núi nên có thảm thực vật phong phú, đa dạng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng thích ứng, sinh trưởng của các gia đình và xuất xứ Bời lời đỏ (Machilus odoratissima Nees) giai đoạn (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)