Tình hình kinh tế - xã hội huyện Hướng Hóa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng thích ứng, sinh trưởng của các gia đình và xuất xứ Bời lời đỏ (Machilus odoratissima Nees) giai đoạn (Trang 41 - 49)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN HƯỚNG HOÁ TỈNH QUẢNG TRỊ

3.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội huyện Hướng Hóa

Lao động là một trong những yếu tố quyết định tới chất lượng cũng như số lượng của sản phẩm hàng hóa, vì vậy việc sử dụng nguồn lao động một cách đầy đủ, hợp lý đã trở thành nguyên tắc của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường.

Dân số huyện Hướng Hóa năm 2016 là 80.027 người, có 03 dân tộc sinh sống chủ yếu là Kinh, Pa Kô, Vân Kiều.

Bảng 3.3. Tình hình dân số, lao động huyện Hướng Hóa (2014 - 2017)

Chỉ tiêu ĐVT 2014 2015 2016 2017

1. Tổng dân số Người 78.408 78.854 79.978 80.027 1.1. Phân chia theo thành th,

nông thôn

- Thành thị Người 21.184 21.694 21.352 21.351

- Nông thôn Người 57.224 57.160 58.626 58.676

1.2. Phân theo gii tính

- Nam Người 38.914 39.044 39.714 39.426

- Nữ Người 39.494 39.810 40.264 40.602

2. Tỷ lệ gia tăng dân số % 1,82 2,28 2,22 2,01 3. Lao động đang làm việc

trong ngành kinh tế Người 38.845 40.422 41.397 43.371 - Lao động nông nghiệp Người 26.464 27.482 27.679 29.006

- Lao động lâm nghiệp Người 0 0 73 73

- Lao động thủy sản Người 0 0 5 5

- Lao động công nghiệp Người 1.967 1.949 1.931 2.033

- Lao động xây dựng Người 763 763 771 813

- Lao động dịch vụ Người 9.651 10.228 10.938 11.441 (Nguồn: Chi cục thống kê Hướng Hóa, niên giám thống kê 2018) Với tốc độ gia tăng dân số trung bình mỗi năm khoảng 2%, năm 2016 dân số của huyện đạt 80.027 người. Trong đó, số dân ở nông thôn là 58.676 người gấp 2,7 lần số dân ở thành thị, điều này thể hiện lực lượng lao động cho sản xuất nông, lâm nghiệp chiếm đa số trong cơ cấu toàn huyện (29.006 người) và có xu hướng tăng lên qua các năm. Tỷ lệ dân số nam và nữ là tương đương nhau tạo sự cân bằng về giới tính.

Trong những năm gần đây, huyện đã và đang thực hiện nhiều giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi, phát triển về lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp để tận dụng nguồn tài nguyên sẵn có nhằm tạo thêm thu nhập tại địa phương.

3.1.2.2. Đặc điểm v kinh tế - xã hi + Điều kiện về kinh tế:

Vượt qua những khó khăn thách thức, trong những năm qua tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực. Năm 2015, kinh tế - xã hội của huyện vẫn tiếp tục giữ được nhịp độ tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng bình quân 8,32%, hầu hết tất cả các chỉ tiêu đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Để đạt được kết quả đó, trong những năm qua huyện đã chú trọng đầu tư, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa; hình thành các vùng chuyên canh sản xuất các sản phẩm có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao; gắn sản xuất nông - lâm nghiệp với công nghiệp chế biến; chăn nuôi phát triển cả về số lượng lẫn chủng loại gia súc, gia cầm; Nhờ vậy, tốc độ tăng trưởng của ngành nông - lâm nghiệp đạt 5,94%, giá trị sản xuất đạt trên 685 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, huyện đã tranh thủ kêu gọi thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào các lĩnh vực có lợi thế như thủy điện, điện gió, chế biến nông sản; Tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp và xây dựng đạt 5,24 %, giá trị sản xuất đạt 1.920 tỷ đồng; Tốc độ tăng trưởng ngành thương mại - dịch vụ đạt 11%, giá trị sản xuất đạt 2.986 tỷ đồng;

Tiếp tục phát triển kinh tế chuyển dịch theo cơ cấu: Thương mại - dịch vụ; Công nghiệp - xây dựng; nông - lâm nghiệp; Thu hút đầu tư đẩy mạnh phát triển Công nghiệp -tiểu thủ công nghiệp; Phát triển nông - lâm nghiệp toàn diện bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới.

Đẩy mạnh và phát triển các loại hình thương mại, dịch vụ, du lịch tạo động lực để phát triển kinh tế; Mở rộng quy mô, hình thức và nâng cao chất lượng hiệu quả các loại hình kinh doanh dịch vụ, nhất là các lĩnh vực có lợi thế như: vận tải, kho bãi, ngân hàng, viễn thông, du lịch, khách sạn nhà hàng… Phát huy thế mạnh và khai thác hành lang Kinh tế Đông - Tây và Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo để Hướng Hoá thực sự là cửa ngõ của hội nhập và kết nối với khu kinh tế Đông Nam, khu kinh tế cửa khẩu quốc tế La Lay. Phát huy tiềm năng về thắng cảnh thiên nhiên, di tích lịch sử cách mạng và bản sắc văn hoá dân tộc để kêu gọi đầu tư xây dựng các khu du lịch sinh thái như: Khu du lịch Hồ Khe Sanh, Tân Độ, Khu du lịch Hồ Rào Quán - Động Voi Mẹp và khu dịch vụ - du lịch làng Vây để tạo điểm nhấn trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây; Nối liền Khe Sanh với Lao Bảo trở thành một chuỗi đô thị kéo dài hiện đại trong tương lai mà Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị đã xác định. Bên cạnh đó hình thành khu du lịch sinh thái, khu bảo tồn thiên nhiên gắn với tuyến du lịch đường Hồ Chí Minh, nhằm tạo ra động lực mới thúc đẩy thương mại - dịch vụ phát triển.

Năm 2017, huyện Hướng Hóa đang nỗ lực để đạt tốc độ phát triển kinh tế 9-10%, giá trị sản xuất đạt khoảng 11600 tỷ đồng, nâng thu nhập bình quân đầu người lên 32 triệu đồng. Để đạt được chỉ tiêu này, cùng với việc tập trung chỉ đạo sớm đưa thị trấn Khe Sanh và thị trấn Lao Bảo lên đô thị loại 3, huyện có các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện doanh nghiệp và người dân khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng, lợi thế phát triển thương mại dịch vụ, công nghiệp và nâng cao giá trị kinh tế trong sản xuất nông, lâm nghiệp.

Hướng Hóa là địa phương có đặc điểm tự nhiên, thổ nhưỡng thuận lợi cho phát triển vùng sinh thái nông nghiệp đa dạng. Đặc biệt, huyện có hơn 5.000 ha đất đỏ ba dan có thể đầu tư phát triển cây công nghiệp dài ngày, phát triển các vùng sản xuất chuyên canh sản phẩm nông- lâm nghiệp hàng hóa. Bên cạnh đó, nguồn lực lao động ở địa phương dồi dào với hơn 46.000 lao động trong độ tuổi. Vì vậy, những năm qua, các mô hình kinh tế gia trại, trang trại phát triển khá mạnh cả chất lượng và số lượng, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong giai đoạn 2012 - 2017, huyện xây dựng thành công nhiều mô hình phát triển nông-lâm nghiệp, điển hình như mô hình trồng lúa nước sử dụng công cụ sạ hàng (vụ đông xuân) thực hiện năm 2016 - 2017 tại thôn Hà Lệt (xã Tân Thành), thôn Cheng, Bụt Việt (xã Hướng Phùng) và thôn Coóc (xã Hướng Linh). Mô hình này được thực hiện trên diện tích 10 ha, sử dụng giống lúa Thiên Ưu 8 với 100 hộ tham gia, do Dự án JICA tài trợ.

Kết quả, tại các điểm ruộng mô hình, năng suất lúa đạt 52- 55 tạ/ha, cao hơn ruộng đại trà 8 - 10 tạ/ha. Mô hình đã làm thay đổi tập quán sản xuất lúa nước từ cấy và sạ lan chuyển dần sang áp dụng kỹ thuật sạ hàng tiên tiến; từ chỗ không bón phân lót, không sử dụng phân hữu cơ đến biết sử dụng phân bón hóa học hợp lý, đúng thời điểm, tăng cường sử dụng phân hữu cơ, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật… giúp nông dân tăng năng suất, chất lượng nông sản và tăng thu nhập, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng có giá trị kinh tế, thích ứng với biến đổi khí hậu, vụ hè thu năm 2017, huyện triển khai chuyển đổi 71,1 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng ngô. Kết quả, mô hình này cho thu nhập tăng hơn 1,5 lần, từ 36 triệu đồng/ha/ năm lên 54 triệu đồng. Ngoài ra, người dân còn thu thân ngô tươi để chế biến thức ăn cho gia súc trong mùa mưa bão.

Từ nguồn ngân sách địa phương và dự án sinh kế, các trạm khuyến nông, trồng trọt và bảo vệ thực vật, vụ đông xuân năm 2016 - 2017 huyện xây dựng mô hình thử nghiệm trồng sắn xen lạc tại các xã Hướng Tân, Tân Lập, Hướng Sơn và Hướng Việt với diện tích 4 ha, gồm 20 hộ tham gia. Kết quả, từ 27 triệu đồng/ha trồng sắn trước đây tăng lên 62 triệu đồng/ha, thu nhập tăng 2,3 lần so với trồng thuần sắn, mô hình đã tạo điều kiện cho người dân vùng khó tiếp cận khoa học kỹ thuật mới, làm tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích. Trong 3 năm, từ 2012 - 2015, huyện thực hiện mô hình thâm canh 2 ha cà phê chè tại khối 1, thị trấn Khe Sanh với 4 hộ tham gia. Mô

hình mang lại hiệu quả cao. Cây cà phê chè giống mới có ưu thế phát triển tốt, cho năng suất cao phù hợp với các điều kiện khí hậu, đất đai và trình độ canh tác của địa phương. Người trồng sớm có khả năng thu hồi vốn đầu tư, đồng thời đem lại lợi nhuận cao hơn rất nhiều so với các loại cây trồng khác, năng suất thu bói 5 - 5,5 tấn/ha. Từ năm 2014 - 2016, huyện thực hiện thí điểm xây dựng 2 mô hình đốn đau 2 ha cây cà phê chè trên địa bàn xã Tân Hợp và thị trấn Khe Sanh với 10 hộ tham gia.

Ngoài các mô hình trồng trọt, huyện còn chú trọng phát triển các mô hình chăn nuôi. Tiêu biểu như mô hình cải thiện điều kiện chăn nuôi miền núi, nuôi lợn bản (2013 - 2014) tại bản Bù, xã Tân Lập và thôn Ra Ly, Nguồn Rào, xã Hướng Sơn với 8 hộ tham gia. Mô hình này đã giúp đồng bào dân tộc thiểu số thay đổi tập quán chăn nuôi quảng canh, phương phức chăn thả truyền thống, hướng tới nuôi nhốt, đầu tư thâm canh để đạt hiệu quả cao; bảo tồn được giống lợn bản địa, tăng thu nhập. Mô hình chăn nuôi bò bán thâm canh tại xã Tân Thành và Hướng Tân cũng đã đem lại hiệu quả kinh tế cho hộ chăn nuôi, thay đổi được phương thức sản xuất cũng như tập quán chăn nuôi lạc hậu của người dân. Các mô hình nuôi cá rô đầu vuông, nuôi cá truyền thống được huyện quan tâm, khuyến khích người dân đầu tư, mở rộng. Nhiều hộ nhờ nuôi cá có thêm nguồn thu nhập khá, lãi từ 70 - 100 triệu đồng/ha…

+ Điều kiện về xã hội:

Dân số đến cuối năm 2017 là: 94,387 nghìn người, Có 03 dân tộc sinh sống chủ yếu là: Pa Kô, Vân Kiều, Kinh.

Tại huyện Hướng Hóa, những năm qua bên cạnh những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội thì huyện cũng đối mặt với nhiều thách thức, trong đó vấn đề xóa đói giảm nghèo luôn được quan tâm hàng đầu. Tăng trưởng kinh tế đã góp phần cải thiện đáng kể đời sống nhân dân, hình thành những cộng đồng dân cư có thu nhập cao, đời sống được đảm bảo bởi hệ thống cơ sở vật chất và hạ tầng, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, y tế, giáo dục phát triển tương đối khá. Tuy nhiên sự phân hóa ngay trong quá trình phát triển cũng làm xuất hiện những cộng đồng dân cư nghèo, các nhóm yếu thế tại vùng sâu, vùng xa, nơi có điều kiện tự nhiên không thuận lợi. Cộng đồng nghèo thường gắn liền với các đặc điểm: Cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội thiếu hoặc yếu; kinh tế không phát triển; nhu cầu cơ bản của người dân chưa đáp ứng đầy đủ; trình độ dân trí thấp; thiếu cơ hội tiếp cận khoa học - kỹ thuật; tâm lý thiếu tự tin hoặc trông chờ ỷ lại vào nhà nước và không được tham gia vào các quá trình ra quyết định.

- Về lao động, việc làm, an toàn lao động và dạy nghề:

Nguồn lực lao động ở địa phương dồi dào với hơn 46.000 lao động trong độ tuổi.

- Giao thông: Quảng Trị có lợi thế về địa lý - kinh tế, là đầu mối giao thông, nằm ở trung điểm đất nước, ở vị trí quan trọng - điểm đầu trên tuyến đường huyết

mạch chính của hành lang kinh tế Đông - Tây nối với Lào - Thái Lan - Mianmar qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo đến các cảng biển Miền Trung như: Cửa Việt, Chân Mây, Đà Nẵng, Vũng Áng... Đây là điều kiện rất thuận lợi để Quảng Trị mở rộng hợp tác kinh tế trong khu vực, giao thương hàng hóa, vận tải quốc tế, phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch. Quảng Trị có điều kiện giao thông khá thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt và đường thuỷ. Qua địa phận Quảng Trị có các tuyến giao thông huyết mạch như Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh (nhánh Đông và nhánh Tây), tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy dọc qua tỉnh, và Quốc lộ 9 gắn với đường xuyên Á cho phép Quảng Trị có thể giao lưu kinh tế với các tỉnh trong vùng và cả nước

- Thời gian qua, cũng như các tỉnh trong khu vực miền Trung được Nhà nước quan tâm đầu tư, cùng một số chính sách ưu đãi khác, tiềm lực kinh tế của Quảng Trị có những bước phát triển mới: Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo phát triển có nhiều khởi sắc, các khu công nghiệp Nam Đông Hà, khu công nghiệp Quán Ngang, các cụm tuyến du lịch Hiền Lương, Cửa Tùng, Khe Sanh, Lao Bảo... được đầu tư về hạ tầng, thu hút đầu tư, đang từng bước phát huy hiệu quả. Cơ sở hạ tầng giao thông, mạng lưới điện, cấp thoát nước, bưu chính viễn thông không ngừng được mở rộng; các lĩnh vực xã hội như: xóa đói giảm nghèo, y tế, giáo dục - đào tạo, văn hóa - thể thao được chú trọng phát triển.

Du lịch: Quảng Trị có nhiều tiềm năng du lịch tự nhiên và nhân văn khá phong phú, phân bố rộng khắp trên các địa bàn trong tỉnh và gần các trục giao thông chính nên rất thuận lợi cho khai thác. Đặc biệt Quảng Trị có hệ thống di tích chiến tranh cách mạng gắn liền với cuộc kháng chiến cứu nước vĩ đại của dân tộc, trong đó có những địa danh nổi tiếng thế giới như Thành cổ Quảng Trị, địa đạo Vịnh Mốc, di tích Hiền Lương, Cồn Tiên, Dốc Miếu, đường mòn Hồ Chí Minh, Khe Sanh, Làng Vây, nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn. Quảng Trị có vị trí đầu cầu trên hành lang kinh tế Đông - Tây, điểm kết nối giữa sản phẩm du lịch Đông - Tây, Con đường di sản miền Trung và Con đường huyền thoại. Ngoài ra, Quảng Trị còn có những cánh rừng nguyên sinh, suối nước nóng ở Đakrông, khu vực hồ Rào Quán - Khe Sanh... cho phép phát triển du lịch lâm sinh thái; có tiềm năng phát triển du lịch nghiên cứu văn hóa dân tộc như lễ hội dân tộc Vân Kiều, Pa Cô, lễ hội truyền thống cách mạng, du lịch nghiên cứu tâm linh như lễ kiệu La Vang... Tiềm năng du lịch cho phép Quảng Trị phát triển du lịch thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh trong giai đoạn tới.

Năm 2017, tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Hướng Hóa tiếp tục được duy trì ở mức tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, huy động các nguồn lực đầu tư đặc biệt là ở lĩnh vực nông nghiệp. Hoạt động văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân từng bước được nâng cao, an ninh chính trị và trật tự xã hội được đảm bảo.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đạt 6%, tổng giá trị sản xuất nền kinh tế (giá cố định 2017): 5.160 tỷ đồng, tổng thu ngân sách 557 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 18,7 triệu đồng/người/năm… Trong lĩnh vực nông – lâm nghiệp, giá trị sản xuất đạt 646 tỷ đồng; giá trị sản xuất công nghiệp – TTCN duy trì ổn định đạt 1.471 tỷ đồng, doanh thu thương mại – dịch vụ đạt 2.691 tỷ đồng.

Tình hình sn xut nông nghiệp trên địa bàn huyn

Với lợi thế của điều kiện khí hậu và nguồn đất đỏ bazan màu mỡ, Hướng Hóa đã tập trung phát triển cây cà phê, hồ tiêu và các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như chuối, xoài, dứa ... hình thành các vùng chuyên canh như: Phát triển cây cà phê ở các xã Hướng Phùng, Hướng Tân, Tân Hợp, thị trấn Khe Sanh, Ba Tầng; trồng cây ăn quả, nhất là cây chuối ở các xã Tân Long, Tân Thành, Hướng Lộc, Thuận; trồng cây cao su và sắn nguyên liệu ở các xã vùng Lìa. Đến nay, ở Hướng Hóa đã có 4.807 ha cà phê, 2.312 ha chuối, 920 ha cao su, mỗi năm tạo ra một khối lượng hàng hóa nông sản khá lớn, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

Mặt khác, tận dụng lợi thế của địa hình có nhiều đồi bãi và nguồn thức ăn dồi dào, Hướng Hóa đã đẩy mạnh phong trào chăn nuôi trâu bò đàn, lợn, dê và các loại gia cầm, nuôi cá nước ngọt theo hướng sản xuất hàng hóa.

Bảng 3.4. Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá hiện hành

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017

Tổng số 799.452 878.907 964.994 910.388

1. Trồng trọt 547.696 563.497 643.475 597.049

2. Chăn nuôi 114.857 115.605 136.400 161.427

3. Dịch vụ 136.898 199.805 185.118 151.911

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hướng Hóa năm 2017) Số liệu ở bảng 3.4 cho thấy, giá trị sản xuất ngành trồng trọt chiếm phần lớn trong tổng giá trị ngành nông nghiệp mang lại. Điều này cho thấy trồng trọt là lĩnh vực chủ chốt trong việc phát triển kinh tế của huyện và có xu hướng ngày càng được mở rộng quy mô nhằm tận dụng được các lợi thế sẵn có của vùng. Tuy nhiên, năm 2016 ngành trồng trọt và dịch vụ có xu hướng giảm nhẹ, trong khi đó lĩnh vực chăn nuôi ngày càng gia tăng do sự thay đổi thời tiết của những năm gần đây khiến cho hoạt động trồng trọt gặp nhiều khó khăn, vì vậy một số hộ dân đã chuyển dần sang chăn nuôi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng thích ứng, sinh trưởng của các gia đình và xuất xứ Bời lời đỏ (Machilus odoratissima Nees) giai đoạn (Trang 41 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)