ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ, QUẢN LÝ RỪNG TRỒNG BỜI LỜI ĐỎ TẠI HUYỆN HUYỆN HƯỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng thích ứng, sinh trưởng của các gia đình và xuất xứ Bời lời đỏ (Machilus odoratissima Nees) giai đoạn (Trang 50 - 54)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ, QUẢN LÝ RỪNG TRỒNG BỜI LỜI ĐỎ TẠI HUYỆN HUYỆN HƯỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ

3.2.1. Hiện trạng rừng trồng Bời lời đỏ ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.

Bời lời đỏ không thuộc danh mục loài cây được tỉnh Quảng Trị và Nhà nước định hướng gây trồng. Với giá trị kinh tế và sinh thế cao, Bời lời đỏ đã được một số người dân tiên phong tự phát mua giống gây trồng. Về mặt khoa học, chưa có một nghiên cứu nào liên quan đến loài Bời lời đỏ được gây trồng. Diện tích trồng rừng Bời lời đỏ tự phát và ngày càng tăng cao dựa trên hiệu quả kinh tế của một số hộ trồng rừng và có khai thác sản phẩm. Đứng trước bối cảnh đó, một số chương trình dự án cũng đã có những quan tâm và đầu tư vì nhu cầu người dân quá cao.

Tính đến năm 2017, diện tích rừng trồng Bời lời đỏ đã chiếm một tỷ lệ nhất định và được người dân ưu tiên lựa chọn gây trồng, đặc biệt ở các xã vùng sâu vùng xa, giao thông đi lại khó khăn. Diện tích rừng trồng Bời lời đỏ ở Quảng Trị chủ yếu tập trung ở huyện Hướng Hóa và Đakrông, phần lớn diện tích Bời lời tập trung ở Huyện Hướng Hóa được thể hiện ở bảng 3.6.

Bảng 3.6. Diện tích rừng trồng Bời lời đỏ ở huyện Hướng Hóa

TT

Năm trồng/ diện tích (ha)

Tổng cộng 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

1 Hướng Lâp 11,07 34 52 54 86 122,1 12 17 371,17

2 Tân Thành 14 11 66 34 43 32 32 200

3 Tân Long 42 4 21 12 33 14 126

4 Hướng Phùng 30,5 39 22 10 5 106,5

5 Hướng Tân 42,35 40 82,35

6 Hướng Việt 13 20,51 16 22 7 14 78,51

7 Lao Bảo 24,45 53 77,45

8 Thanh 73,7 73,7

9 Xy 22,5 40 62,5

10 Húc 20 30 50

11 A Dơi 33,3 33,3

12 Hướng Sơn 27,28 27,28

13 Thuận 26 26

14 Hướng Lộc 3,9 3,9

15 Các xã khác 14,82 14,82

Bảng số liệu trên cho ta thấy Bời lời đỏ đã được gây trồng với diện tích khá nhiều, toàn huyện Hướng Hóa tính đến năm 2017 có tổng 697,17 ha Bời lời đỏ. Nhìn chung, có trên 14 xã trong số 22 xã và thị trấn thuộc huyện Hướng Hóa có gây trồng rừng loài cây Bời lời đỏ. Trong đó, rừng trồng Bời lời đỏ tập trung chủ yếu ở 4 xã chính của huyện, chiếm trên 50% diện tích rừng trồng bời lời đỏ toàn huyện.

Hướng Lập và Tân Thành là hai xã được người dân quan tâm dẫn giống gây

trồng sớm nhất so với các xã trong huyện, có diện tích rừng trồng Bời lời đỏ theo lần lượt là 371,17 ha và 200 ha. Các xã Tân Long và Hướng Phùng cũng được quan tâm gây trồng từ vài năm trước, diện tích rừng trồng tại hai xã này là 126 ha và 106,5 ha theo thứ tự. Xã Hướng Tân, Hướng Việt, thị trấn Lao Bão, Thanh, Xy và Húc có diện tích trồng dao động tư 50 ha đến trên 80 ha. Đây là những xã đang có nhu cầu và phong trào trồng Bời lời đỏ ngày càng tăng, đặc biệt từ sau năm 2010. Qua hiệu quả kinh doanh rừng trồng Bời lời đỏ ở một số xã, người dân ở một số xã khác trong huyện như A Dơi, Hướng Sơn, Thuận và Hướng Lộc đang quan tâm và đầu tư trồng từ năm 2013. Tuy diện tích rừng trồng Bời lời đỏ ở các xã này còn rất ít, dao động từ khoảng 4 ha đến 30 ha nhưng đây là một dấu hiệu tốt biểu hiện sự quan tâm và nhu cầu trồng rừng Bời lời đỏ ở nhiều xã tại Huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.

Hình 3.3. Biểu đồ diện tích trồng Bời lời đỏ ở Huyện Hướng Hóa

Số liệu thống kê thể hiện rằng, trong 14 xã có gây trồng loài Bời lời đỏ, có đến trên 65% diện tích (873,69 ha) do người dân gây trồng tự phát và tự đầu tư. Trong đó, ở xã Hướng Lập và Tân Thành, Tân Long, Thuận và Hướng Lộc, diện tích dân tự đầu tư lên đến gần 50% so với tổng diện tích rừng trồng Bời lời đỏ toàn huyện. Đây là những xã được gây trồng từ khoảng năm 2007, giai đoạn này người dân trong vùng chưa hiểu nhiều về loài Bời lời đỏ và hiệu quả của nó. Hơn thế nữa, phía quản lý nhà nước cũng chưa có sự quan tâm và chủ yếu đầu tư trồng rừng keo (keo lai và keo tai tượng).

Qua số liệu diện tích rừng trồng Bời lời đỏ phân theo chủ đầu tư cho thấy rằng các chương 3.2.2. Hiện trạng quản lý rừng trồng Bời lời đỏ huyện Hướng Hóa, ở tỉnh Quảng Trị.

3.2.2. Phân tích quản lý giống cây Bời lời đỏ ở huyện Hướng Hoá

Nhu cầu trồng Bời lời đỏ của các hộ gia đình trên địa bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị qua điều tra phỏng vấn hộ trong những năm gần đây tăng cao. Phần lớn giá cả thị trường tăng đột biến, điều kiện sinh thái thích hợp cho loài cây này sinh

trưởng phát triển tốt, công đầu tư chăm sóc ít. Đồng thời Bời lời đỏ còn đem lại hiệu quả kinh tế cao, cải thiện được cuộc sống của người dân miền núi nên càng ngày được chú trọng, phát triển gây trồng. Tính đến số lượng cây con hằng năm trên địa bàn huyện Hướng Hóa sản xuất khoảng 2000 cây con, tiêu thụ trong khu vực khoảng 30%, số cây còn lại được xuất ra nước Lào. Nguồn giống Bời lời đỏ trên địa bàn chủ yếu do người dân tự sản xuất từ việc thu gom hạt, xử lý sau đó gieo vào bầu. Các vườn ươm không có xuất xứ rõ ràng, nhỏ lẻ ảnh hưởng đến công tác quản lý, không những thế các nguồn giống không đảm bảo dẫn đến việc thoái hóa giống, tính chống chịu và sâu bệnh hại.

Hình 3.4. Sơ đồ tổ chức quản lý tại khu vực nghiên cứu HUYỆN

HƯỚNG HÓA HẠT KIỂM LÂM

SỞ NÔNG NGHIỆP &

PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CHI CỤC KIỂM LÂM TỈNH

TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG TỈNH

PHÒNG NÔNG NGHIỆP

UBND XÃ

THÔN, BẢN HỘ GIA ĐÌNH

TRẠM KIỂM LÂM

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng thích ứng, sinh trưởng của các gia đình và xuất xứ Bời lời đỏ (Machilus odoratissima Nees) giai đoạn (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)