Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.4. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VÀ SINH TRƯỞNG CỦA CÁC XUẤT XỨ BỜI LỜI ĐỎ Ở VƯỜN GIỐNG
3.4.1. Đánh giá khả năng thích ứng của các xuất xứ Bời lời đỏ ở vườn giống Bảng 3.19. Tỉ lệ sống và phẩm chất cây của các xuất xứ Bời lời đỏ giai đoạn vườn
giống 12 tháng tuổi
Đơn vị: %
Xuất xứ Tỉ lệ sống % cây tốt
ĐC 73.33 81.33
Quảng Trị 83.80 93.33
Thừa Thiên Huế 82.93 94.67
Quảng Nam 81.47 94.67
Kon Tum 82.67 95.55
Gia Lai 83.98 96.67
8.42 11.07
Qua bảng 3.13 cho thấy: Các xuất xứ khác nhau có sự khác nhau về tỷ lệ sống, trong đó xuất xứ có tỉ lệ sống cao nhất là Gia Lai (83.98 %) tiếp đến Quảng Trị (83.80
%) và thấp nhất là ĐC (73,33 %). Kết quả dùng tiêu chuẩn ta thấy <
, chứng tỏ không có sự sai khác giữa tỉ lệ sống của các xuất xứ này vì nguồn giống được lấy từ các cây trội được lựa chọn và công nhận từ các xuất xứ này. Về tỷ lệ cây tốt của các xuất xứ khác nhau cũng khác nhau trong đó xuất xứ Gia Lai có tỷ lệ cây tốt cao nhất 96.67%, tiếp đến là xuất xứ Kon Tum, Thừa Thiên Huế, và Quảng Trị. Thấp nhất là lô đối chứng 81.33%. Tỷ lệ cây tốt của các xuất xứ khá cao (>90%).
3.4.2. Đánh giá khả năng sinh trưởng của các xuất xứ Bời lời đỏ ở vườn giống Khả năng sinh trưởng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự vượt trội của các gia đình, làm cơ sở để chọn xuất ưu tú ngay ở giai đoạn vườn giống phục vụ công tác phát triển giống cho địa phương và khu vực. Nhằm đánh giá sinh trưởng của các xuất xứ, tiến hành thu thập số liệu sinh trưởng Hvn, D0 của các xuất xứ Bời lời đỏ và xử lý, phân tích để chọn ra xuất xứ tốt nhất.
Bảng 3.20. Sinh trưởng đường kính của các xuất xứ Bời lời đỏ giai đoạn 12 tháng tuổi tại vườn giống
Đơn vị: mm
Xuất xứ LL1 LL2 LL3 Trung bình Ftính; F05
Ttính; T05
ĐC 6.6 7.1 7.3 7.00
Ftính = 33.81 > F05 =3.11
Ttính = 0.80 < T05 = 2.77 Quảng Trị 8.6 8.37 8.62 8.53
Thừa Thiên Huế 8.32 8.44 8.52 8.43 Quảng Nam 8.08 8.14 8.48 8.23
Kon Tum 8.66 8.61 8.58 8.62
Gia Lai 8.62 8.675 8.625 8.64
Qua bảng 3.20, các xuất xứ khác nhau có sinh trưởng đường kính gốc khác nhau, cao nhất là Gia Lai (8.64mm) tiếp đến là Kon Tum (8.62mm) và thấp nhất là ĐC (7.00 mm). Kết quả phân tích phương sai 1 nhân tố Anova singer factor ta thấy: >
chứng tỏ các xuất xứ khác nhau có sự sai khác rõ rệt về sinh trưởng đường kính gốc.
Để tìm ra xuất xứ có sinh trưởng đường kính gốc cao nhất sử dụng tiêu chuẩn t của student. Kết quả, < chứng tỏ không có sự sai khác giữa 2 xuất xứ này hay nói cách khác sinh trưởng đường kính gốc của 2 xuất xứ Gia Lai và Kon Tum là như nhau.
Bảng 3.21. Sinh trưởng chiều cao vút ngọn của các xuất xứ Bời lời đỏ giai đoạn 12 tháng tuổi ở vườn giống
Đơn vị: cm
Xuất xứ LL1
LL2 LL3 Trung
bình
Ftính; F05
Ttính; T05
ĐC 74.20 70.30 69.20 71.23
Ftính = 37.27 > F05
=3.11
Ttính = 0.90 < T05 = 2.77
Quảng Trị 82.00 82.88 83.58 82.82
Thừa Thiên Huế 83.10 81.18 82.54 82.27
Quảng Nam 81.40 80.18 80.48 80.69
Kon Tum 81.67 82.34 82.89 82.30
Gia Lai 82.19 81.39 82.51 82.03
Qua bảng 3.21, các xuất xứ khác nhau có sinh trưởng chiều cao vút ngọn khác nhau, cao nhất là Quảng Trị (82.82cm) tiếp đến là Kon Tum (82.30 cm) và thấp nhất là ĐC (71.23 cm). Kết quả phân tích phương sai 1 nhân tố Anova singer factor ta thấy:
> chứng tỏ các xuất xứ khác nhau có sự sai khác rõ rệt về sinh trưởng chiều cao vút ngọn. Để tìm ra xuất xứ có sinh trưởng chiều cao vút ngọn nhất sử dụng tiêu chuẩn t của student. Kết quả, < chứng tỏ không có sự sai khác giữa 2 xuất xứ này hay nói cách khác sinh trưởng chiều cao vút ngọn của 2 xuất xứ Kon Tum và Quảng Trị là như nhau.
3.4.3. Phân tích và lựa chọn các xuất xứ cho khu vực nghiên cứu
Xuất xứ là tên địa phương của nơi lấy vật liệu giống (hạt, hom, cành, mô…). Có 2 dạng xuất xứ: xuất xứ nguyên sinh là nơi lấy giống từ rừng tự nhiên, xuất xứ thứ sinh là nơi lấy giống từ rừng trồng. Các xuất xứ khác nhau thường gắn với các điều kiện sinh thái địa lý khác nhau. Chọn xuất xứ đơn giản là chọn những xuất xứ thích hợp nhất trong số các xuất xứ đưa vào khảo nghiệm.
Các loài cây rừng trải qua hàng ngàn năm sinh sống ở các vùng khác nhau đã phát triển một vốn biến dị phong phú. Nhiệm vụ của nhà chọn giống là biết chọn lọc trong đó những biến dị di truyền thích hợp nhất với điều kiện sinh thái của mỗi vùng.
Loài có phạm vi phân bố càng rộng thì càng có nhiều dạng biến dị di truyền và do đó càng dễ chọn xuất xứ hơn. Những loài có phạm vi phân bố hẹp ít có khả năng chọn được xuất xứ có giá trị.
Qua khảo nghiệm, những xuất xứ nào có năng suất cao nhất và thích hợp nhất với điều kiện sinh thái của từng vùng sẽ được chọn và đưa vào sản xuất. Các xuất xứ tốt thường được dùng để xây dựng rừng giống nhằm cung cấp vật liệu giống cho sau này. Đây cũng là những quần thể làm cơ sở cho việc chọn lọc cây trội và tiếp tục cải thiện giống về sau.
Kết quả đánh giá theo từng chỉ tiêu riêng biệt về: tỷ lệ sống, đường kính gốc, chiều cao vút ngọn của các xuất xứ đề tài tiến hành đánh giá bằng phương pháp tổng hợp phân tích đa tiêu chí kết qủa được như sau:
Bảng 3.22. Tổng hợp điểm của các xuất xứ Bời lời đỏ ở vườn giống
Gia đình
Điểm của các chỉ tiêu Điểm x hệ số
Tổng điểm Tỷ lệ sống D0 Hvn Tỷ lệ sống D0 Hvn
ĐC 1 1 1 4 2 2 8
Quảng Nam 2 2 2 8 4 4 16
Kon Tum 3 5 5 12 10 10 32
Thừa Thiên
Huế 4 3 4 16 6 8 30
Quảng Trị 5 4 6 20 8 12 40
Gia Lai 6 6 5 24 12 10 46
Đề tài đã chọn được 2 xuất xứ Gia Lai và Quảng Trị có số điểm cao nhất biến động từ 40-46 điểm. Thực tế cho thấy, 2 xuất xứ này là 2 nơi có diện tích trồng Bời lời đỏ lớn nhất và có cây trội nhiều nhất, là nguồn giống trội cung cấp giống cho cả khu vực miền Trung và Tây Nguyên.