Lao động và cơ cấu lao động

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng hoạt động sinh kế của người dân vùng đệm đến công tác quản lý, bảo vệ rừng của Khu bảo tồn (Trang 42 - 48)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

3.2.2. Lao động và cơ cấu lao động

Tổng số người trong độ tuổi lao động trong vùng là 6.447 người, chiếm 58,89%

tổng dân số. Lực lượng lao động chủ yếu là làm nông nghiệp chiếm 87,64% tổng số lao động, Dịch vụ chiếm 7,88% tổng số lao động và rất ít dành cho Công nghiệp do ngành nghề này đòi hỏi phải có kiến thức và có hiểu biết về kỹ thuật.

Bảng 3.5. Thành phần lao động trên địa bàn các xã Vùng đệm

Đơn vị tính: Người

TT Số khẩu Số lao động

Tổng Nam Nữ

1 BHa Lêê 2.588 1.510 768 742

2 A Vương 1.942 1.189 586 603

3 A Nông 924 485 247 238

4 Tà Lu 786 539 255 314

5 Sông Kôn 2.357 1.368 724 644

6 A Ting 2.350 1.356 714 642

Tổng cộng 10.947 6.447 3.264 3.183

Nguồn: Theo Thống kê 2 huyện Đông Giang và Tây Giang, 2014) 3.2.3. Tình hình thu nhập và đời sống của người dân

3.2.3.1. Tình hình thu nhập

Nguồn thu nhập chính trong vùng chủ yếu từ các hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp, không có thu nhập từ các nghề thủ công khác. Năm 2014 bình quân lương thực các xã trong khu vực là 279,39 kg/người/năm. Thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 6,7 triệu đồng/người/năm. Hàng năm tình trạng thiếu lương thực vẫn xẩy ra ở đại bộ phận các hộ gia đình. Do sự thiếu hụt về lương thực thì người dân vùng đệm phải dựa vào tài nguyên từ thiên nhiên là điều không thể tránh khỏi. Đây chính là sức ép lớn đến nguồn tài nguyên rừng trong khu vực quy hoạch.

3.2.3.2. Đời sống của người dân

Các xã trong khu vực quy hoạch vùng đệm đều là các xã vùng núi và biên giới đặc biệt khó khăn. Mức sống trong vùng còn thấp và gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ đói nghèo áp dụng theo tiêu chuẩn nghèo toàn quốc giai đoạn (2006 ÷ 2010) còn khá cao (49,07 % tổng số hộ). Phân bố tỷ lệ hộ nghèo ở các xã rất khác nhau; xã có số hộ nghèo và cận nghèo cao nhất là xã Bhalêê 54,67 % và xã A Vương 79,44 %. Trong hai xã này có 2 thôn Aur và Atép 1 thường xuyên phải trợ cấp. Nguyên nhân chính dẫn đến nghèo đói bao gồm: Thiếu kinh nghiệm sản xuất, đông người ăn theo, thiếu đất ruộng nước, hiệu quả năng suất thấp, rủi ro và ốm đau bệnh tật, thiếu vốn, chưa khai thác hết tiềm năng đất đai.

Bảng 3.6. Tổng hợp tỷ lệ số hộ đói nghèo ở các xã Vùng đệm KBT Sao la

TT Tên xã Tổng số hộ Hộ nghèo, cận nghèo Tỉ lệ (%)

1 BHa Lêê 578 316 54,67

2 A Vương 465 313 67,31

3 Tà Lu 251 133 52,99

4 Sông Kôn 552 276 50,00

5 A Nông 181 14 7,73

6 A Ting 585 290 49,57

Tổng 2612 1342 BQ: 47,05

(Nguồn: Theo thống 2 huyện Đông Giang và Tây Giang, 2014) Các điều kiện sinh hoạt của người dân trong vùng tuy đã được cải thiện, nhưng cũng còn gặp rất nhiều khó khăn. Phần đông người dân tự xây dựng nhà cửa và vật dụng trong gia đình bằng các vật liệu từ tài nguyên thiên nhiên, các đồ dùng gia đình khác như ti vi, xe máy, các vật dụng có giá trị rất hiếm; trung bình cứ 3 ÷ 4 hộ có 1 chiếc xe máy, 2

÷ 3 hộ có một ti vi. Nguồn nước sinh hoạt trong vùng chủ yếu là nước tự nhiên chưa qua xử lý như hệ thống nước tự chảy, giếng khơi, nước mưa và nước sông suối. Tỷ lệ dùng điện sinh hoạt trong các hộ gia đình chiếm 99% tổng số hộ; những hộ chưa dùng điện chủ yếu là do nhà ở khoảng cách quá xa so với đường dây điện chính hoặc kinh tế còn quá khó khăn không có điều kiện để mắc điện.

Từ khi đường mòn Hồ Chí Minh được xây dựng lại, một số thuỷ điện được thành lập như: Thuỷ điện A Vương, Thuỷ Điện Sông Kôn, Thuỷ điện Za Hung và được sự quan tâm của nhà nước trong các chương trình dự án như 134, 135, 30a, 167… đã làm cho đời sống của người dân bớt khó khăn hơn. Nguyên nhân kinh tế chưa phát triển là do người dân thiếu đất canh tác nông nghiệp, không có đủ vốn tái đầu tư cũng như nâng cao kỹ

thuật canh tác, cộng với thiên tai hạn hán, lũ lụt xảy ra thường xuyên. Đây cũng là vấn đề đáng quan tâm và cần phải có những giải pháp thích hợp, nhanh chóng phát triển nâng cao đời sống tinh thần của người dân sống trong vùng đệm, đảm bảo cho công tác quản lý bảo tồn tài nguyên thiên nhiên trong KBT loài và sinh cảnh Sao la.

3.2.4. Các hoạt động kinh tế chủ yếu 3.2.4.1. Sản xuất nông nghiệp

a) Trồng trọt

- Cây lương thực: Tổng diện tích đất nông nghiệp trong vùng là 1.885,91 ha (chiếm 3,7% tổng diện tích tự nhiên), bình quân 0,83 ha/hộ (bao gồm cả đất nương rẫy).

Hiện tại, hiệu quả sử dụng đất không cao, năng suất các loài cây trồng thường thấp, do kỹ

thuật canh tác chưa cao, đất xấu bạc màu. Năng xuất trung bình của lúa nước là 20 tạ/ha, ngô 23 tạ/ha. Bình quân lương lực hàng năm còn thấp (279,39 kg/người/năm). Bù đắp cho sự thiếu hụt về lương thực chủ yếu là các hoạt động chăn nuôi, sản xuất lâm nghiệp và khai thác trái phép những lâm sản trong rừng tự nhiên.

Bảng 3.7. Sản lượng lương thực cây có hạt Số

TT Tên xã

Đất Sản xuất nông nghiệp

(ha)

Sản lượng cây có hạt

(tấn)

BQ đầu người (kg/người/năm)

1 BHa Lêê 371,38 625,85 265,47

2 A Vương 391,36 498,52 243,92

3 Tà Lu 241,77 377,35 424,47

4 Sông Kôn 365,10 626,94 276,43

5 A Nông 113,52 214,33 256,68

6 A Ting 406,78 471,72 209,37

Vùng đệm 1.889,91 2.814,71 1.676,34

(Nguồn: Niên giám thống kê 2 huyện Đông Giang và Tây Giang, 2014)

- Cây công nghiệp, cây thực phẩm: Ngoài các loài cây trồng lương thực chính như lúa, ngô nêu trên, trong vùng còn trồng một số loại cây công nghiệp, cây thực phẩn khác như: cao su, lạc, vừng, mía, sắn, rau, đậu, khoai các loại,.. , nhưng năng suất không ổn định (sắn 87 tạ/ha, khoai 30 tạ/ha). Đặc biệt từ đầu năm 2009 các hộ gia đình trong vùng đã tham gia dự án trồng chuối và kết quả là nhiều hộ dân trong vùng đã thoát nghèo nhờ cây chuối, mỗi hộ gia đình trồng chuối có thu nhập bình quân từ 200 đến từ 500 nghìn đồng/tháng.

- Cây lâu năm: Khả năng thế mạnh của các xã vùng đệm là phát triển cây ăn quả, nhưng hiện nay diện tích cây ăn quả có giá trị còn rất hạn chế, năng suất thấp nên sản lượng không đáng kể, sản phẩm chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong khu vực, chưa trở thành hàng hoá để xuất ra bên ngoài và chưa tận dụng hết lợi thế của vùng. Các loài cây như Mít, Cam, Quýt, Xoài,..hiện đã được người dân đưa vào trồng trong vườn nhà và cũng đã cho thu hoạch, nhưng do kỹ thuật trồng, chăm sóc chưa tốt nên năng suất chưa cao.

b) Chăn nuôi

Hiện nay chăn nuôi trong vùng chưa phát triển, chưa phát huy hết tiềm năng và lợi thế so sánh của vùng. Tổng đàn gia súc gia cầm còn ít, quy mô đàn còn rải rác chưa tập trung, chủ yếu là nuôi theo hình thức hộ gia đình và mang tính chất tận dụng các sản phẩm nông nghiệp. Các loài vật nuôi chính là trâu, bò, lợn, dê và gia cầm các loại (gà, ngan, vịt,…). Bình quân mỗi hộ gia đình nuôi từ 1 ÷ 2 con lợn, 1 con trâu hoặc bò và từ 2

÷ 3 con gia cầm các loại.

Bảng 3.8. Đàn gia súc, gia cầm của các xã

Đơn vị tính: con

TT Tên xã Trâu Lợn Gia cầm

1 BHa Lêê 89 333 710 2754

2 A Vương 58 315 557 2140

3 Tà Lu 49 151 465 2563

4 Sông Kôn 52 548 1076 2101

5 A Nông 30 295 215 892

6 A Ting 199 370 950 3059

Tổng 477 2.012 3.973 13.509

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đông Giang và Tây Giang, 2014) Hình thức chăn nuôi theo hộ gia đình với giống vật nuôi địa phương cho năng suất thấp. Trâu bò thường được thả rông ở bãi và rừng, tối đưa về ngủ ở chuồng trại gần nhà, một số hộ thì thả rông trong rừng không kiểm soát.

Trong giai đoạn 2005-2010 đàn gia súc, gia cầm trong các xã tăng chậm. Công tác cải tạo giống gia súc, gia cầm và chuyển đổi cơ cấu vật nuôi còn chậm. Nguyên nhân do nguồn vốn ít, công tác phòng chống dịch lở mồm long móng ở gia súc, bệnh tai xanh ở lợn và cúm gia cầm H5N1 vẫn chưa thực hiện triệt để ở một số hộ chăn nuôi

3.2.4.2. Sản xuất lâm nghiệp

Trong giai đoạn (2005-2010), hoạt động sản xuất lâm nghiệp chủ yếu trên địa bàn các xã vùng đệm là công tác trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng và thu hái lâm sản tự phát của người dân địa phương (tre, nứa, củi, măng tươi, mật ong, lòn bon, đót, hạt ươi, lá dong, lá nón).

- Công tác quản lý bảo vệ rừng: Hiện nay hầu hết diện tích có rừng trên địa bàn đã được Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Kôn, Hạt kiểm lâm các huyện, Ban lâm nghiệp xã và các hộ gia đình được giao khoán quản lý bảo vệ. Thông thường mỗi thôn có một tổ bảo vệ rừng từ 4-5 người kiêm nhiệm công an viên hoặc dân phòng. Tuy nhiên, do thiếu lương thực và nhận thức của người dân về rừng và công tác quản lý bảo vệ rừng còn nhiều hạn chế, nên tình trạng phá rừng già, rừng đầu nguồn làm nương rẫy, khai thác lâm sản, săn bắt, buôn bán động vật rừng vẫn còn xảy ra.

- Công tác trồng rừng: Trong mấy năm gần đây được sự hỗ trợ của Nhà nước, thông qua các chương trình trồng cây phân tán, dự án 661, v.v… Năm 2009, các xã đã triển khai trồng rừng theo chương trình dự án 661 và trồng rừng nguyên liệu cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Innovgreen Quảng Nam (xã Sông Kôn 92 ha, xã Bhalêê 42,5 ha, xã A Vương 112 ha, xã Tà Lu 68 ha).

3.2.5. Hiện trạng cơ sở hạ tầng 3.2.5.1. Giao thông

Hệ thống giao thông chủ yếu trên địa bàn các xã là đường nhánh của đường Hồ Chí Minh và đường tỉnh lộ Quốc lộ 14G, nên việc đi lại đến các Trung tâm xã và các thôn tương đối thuận tiện, có thể đi được bằng ô tô hoặc xe máy. Riêng chỉ còn thôn Aur (xã A Vương) cách đường Hồ Chí Minh khoảng 7 km là đường đất khó đi, đặc biệt là vào mùa mưa.

Đến nay thực hiện chương trình bê tông hoá giao thông nông thôn các tuyến đường đến trung tâm xã và các thôn đều bê tông hoá, riêng vẫn còn số ít tuyến đường đến thôn còn là đường đát xuyên rừng như tôn Aur, vã A Vương, hầu hết các tuyến đường có cắt qua suối đều có xây dựng cầu treo.

3.2.5.2. Y tế

Theo kết quả điều tra cho thấy, hiện nay các xã trong vùng đệm KBT đều đã có trạm y tế xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố, với các phòng chức năng. Phần lớn các xã đã có Y bác sĩ, Ytá, hộ sinh và ngoài ra tại các thôn còn có mạng lưới y tá thôn bản. Bình quân cứ 577 người có 1 giường bệnh, 207 người có 1 cán bộ y tế.

Tuy nhiên, do thiếu trang thiết bị cũng như cán bộ ở các trạm y tế xã có trình độ chuyên môn chưa cao nên các trạm y tế xã chỉ mới đáp ứng được các bệnh nhân nhẹ và các bệnh thông thường, các bệnh nhân nặng thì chỉ sơ cứu ban đầu và chuyển lên bệnh viện tuyến trên. Trong thời gian tới cần có các biện pháp, chính sách hợp lý để người dân được khám bệnh định kỳ, nâng cao sức khoẻ cộng đồng.

3.2.5.3. Giáo dục

Trong những năm gần đây, nhận thức của người dân về giáo dục đào tạo các thế hệ con em họ đã có nhiều thay đổi, hầu hết số lượng học sinh đến tuổi đi học đều đã được đến trường. Theo số liệu thống kê năm học 2009-2010 có 75 lớp học, với tổng số 1.288 học sinh cấp tiểu học, 97 giáo viên 5.921 học sinh. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp ở cấp tiểu học đạt 99,8%, cấp trung học cở sở đạt 96,81%;

Hiện tại, các xã vùng đệm KBT đều đã có trường mầm non, trường tiểu học và một số xã đã có trường phổ thông cơ sở. Phần lớn các trường đã được xây dựng kiên cố và bán kiên cố, không còn trường, lớp tạm, lớp học ghép, học ca ba. Đội ngũ giáo viên ở các cấp bậc học còn thiếu, mới chỉ đảm bảo khoảng 90% nhu cầu về giáo viên; trình độ giáo viên không đồng đều, các xã vùng xa chủ yếu là giáo viên địa phương và một số giáo viên tăng cường.

Nhìn chung công tác giáo dục cũng còn gặp rất nhiều khó khăn, số phòng học và các phòng chức năng còn thiếu, thiết bị dạy và học chưa đảm bảo. Hiện tượng học sinh trong độ tuổi đi học đã bỏ học xây dựng gia đình vẫn còn xảy ra; tình trạng học hết cấp I bỏ học ở những hộ gia đình thuộc diện đói nghèo và việc cho con em tiếp tục học hết cấp 3 ở các xã rất ít. Đây cũng là vấn đề khó khăn khi đưa ra các chương trình chuyển giao khoa học kỹ thuật, cũng như công tác tuyên truyền nhận thức cho nhân dân.

3.2.6. Các hoạt động ảnh hưởng đến khu bảo tồn loài

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng hoạt động sinh kế của người dân vùng đệm đến công tác quản lý, bảo vệ rừng của Khu bảo tồn (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)