Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.4. Thực trạng tài nguyên và công tác quản lý, bảo vệ rừng tại Khu bảo tồn Sao la Quảng Nam
3.4.5. Thực tiễn hoạt động quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng tại Khu bảo tồn
- Bảo vệ và thực thi luật
+ Tổ chức các đợt tuần tra truy quét theo định kỳ và đột xuất nhằm vào các tụ điểm thường xảy ra các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ phát triển rừng tại các khu vực trong lâm phận quản lý (ưu tiên các điểm nóng/hot pots), thông qua đó đẩy mạnh việc thực thi pháp luật.
+ Tại các điểm có tính chất phức tạp thì tổ chức phối hợp truy quét theo quy chế phối hợp giữa Khu bảo tồn và các đơn vị liên quan như: Công an, Quân đội, lực lượng Biên phòng, chính quyền địa phương các cấp, lực lượng Kiểm lâm Đông Giang và Tây Giang đồng thời huy động sự tham gia của người dân.
+ Rà soát, tổ chức mạng lưới phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) giữa Ban quản lý, chính quyền các cấp và hộ gia đình nhận khoán bảo vệ rừng; tổ chức tập huấn thường kỳ về hoạt động này.
+ Thường xuyên chú ý đến việc đào tạo, nâng cao năng lực về thực thi luật cho cán bộ Khu bảo tồn, lực lượng Kiểm lâm, cán bộ địa phương... thông qua các khóa tập huấn được tổ chức tại Khu bảo tồn để nâng cao năng lực hoạt động và tăng cường công tác bảo vệ rừng.
- Quản lý sinh cảnh (vùng cư trú của các loài)
+ Tăng cường bảo vệ các khu rừng lá rộng trên địa hình núi thấp hiện có, đây là vùng địa hình thường bị tác động mạnh, nhất là tại địa bàn huyện Đông Giang;
+ Triển khai các chương trình phục hồi rừng, đặc biệt là trên vùng đã bị thoái hóa và thay thế bằng thảm cỏ và tre nứa;
+ Tăng cường công tác kiểm tra và hoàn thiện phương pháp kiểm tra PCCCR;
+ Hạn chế tối đa hoạt động khai khác không hợp lý hay hướng dẫn khai thác sử dụng hợp lý các loại lâm sản ngoài gỗ như: củi đun, mây song và các loài cây thuốc...;
+ Căn cứ vào các vùng sản xuất nông - lâm nghiệp để xác định nguồn gốc của các tác động dựa theo mốc giới giữa Khu bảo tồn và khu dân cư. Kết quả giám sát về tác động của con người sẽ xác định rõ chiều hướng của tác động này lên Khu bảo tồn.
- Quản lý các loài động vật hoang dã
+ Tăng cường cảnh giác, tuần tra bảo vệ, nghiêm cấm tuyệt đối các hoạt động săn bắt (bắn, bẫy) các loài động vật hoang dã, đặc biệt đối với Sao la. Khi có các vi phạm xảy ra cần phối hợp với các cơ quan pháp luật để xử lý nghiêm.
+ Tổ chức điều tra toàn diện về Sao la, các khu vực phân bố của Sao la và các loài thú bảo tồn quan trọng khác còn lại trong Khu bảo tồn.
+ Xây dựng chương trình giám sát về đa dạng sinh học, tập trung vào Sao la như là một trong các loài mục tiêu quan trọng của chương trình này (bên cạnh loài Mang Trường Sơn, Voọc và Trĩ sao…) để thường xuyên bổ sung các số liệu về hiện trạng và xu hướng thay đổi quần thể trong Khu bảo tồn.
+ Bố trí cán bộ kỹ thuật, Kiểm lâm viên có kinh nghiệm trong hoạt động hiện trường và theo định kỳ cần tổ chức tập huấn nâng cao trình độ và kỹ năng làm việc của các đối tượng này. Trong trường hợp cần thiết nên mời chuyên gia chuyên ngành trực tiếp tham gia.
+ Phối hợp với các Khu bảo tồn giáp ranh (Khu bảo tồn Sao la Thừa Thiên Huế, Vườn Quốc gia Bạch Mã mở rộng và cả Khu bảo tồn quốc gia Sê Xáp thuộc Lào) để trao đổi mọi thông tin và triển khai các hoạt động liên quan trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài, hướng đến việc xây dựng cơ sở dữ liệu điều tra trên cơ sở sử dụng phần mềm hiện sử dụng MIST phục vụ nghiên cứu, cung cấp và trao đổi thông tin.
3.4.5.2. Quản lý các hoạt động của con người
- Quản lý đối với các hộ gia đình, đơn vị ở dọc ranh giới - Các chương trình dịch vụ hệ sinh thái rừng:
+ Chương trình du lịch và du khách
+ Các chương trình PFES, REDD và REDD+
3.4.5.3. Nghiên cứu và giám sát - Nghiên cứu:
+ Điều tra bổ sung về kinh tế - xã hội, lịch sử các cộng đồng sống bên cạnh và dọc ranh giới cùng với những tác động của họ lên Khu bảo tồn;
+ Đánh giá nhanh về sinh học vùng biên, khu dân cư và sự phát triển đường giao thông để xác định sự tác động lên toàn bộ hay các vùng riêng biệt của Khu bảo tồn;
+ Điều tra và đánh giá nhanh các khu vực có xung đột dọc ranh giới để hỗ trợ cho sự hòa giải xã hội hợp lý;
+ Các chương trình điều tra về cây dược liệu, hướng dẫn trồng phù hợp với dân địa phương mang lại giá trị kinh tế cao như: ba kích, đẳng sâm;
+ Xác định sự phân bố, số lượng và sự di chuyển theo mùa của các loài quan trọng (Sao la và các loài thú lớn khác);
+ Đánh giá nhanh về hiện trạng các khu rừng bị khai thác nằm bên ngoài và giáp ranh với Khu bảo tồn;
+ Thu thập số liệu về tình trạng sử dụng các nguồn tài nguyên ngoài gỗ (NTFPs) ở vùng đệm và bên trong Khu bảo tồn theo quy chế chia sẻ lợi ích giữa Khu bảo tồn và các cộng đồng địa phương;
+ Thu thập các số liệu về những vùng có sự xung đột giữa con người và các loài hoang dã nhằm duy trì và mở rộng các vùng hành lang đa dạng sinh học phục vụ sự di chuyển của Sao la và các loài thú lớn;
+ Xây dựng hệ thống GIS cho giám sát và quản lý, theo dõi sự di thay đổi mùa của các loài động vật hoang dã chủ yếu.
- Giám sát
+ Xây dựng các tiêu chí đánh giá hoạt động của kế hoạch quản lý cùng với nguồn kinh phí sử dụng theo thời gian. Các báo cáo thực hiện kế hoạch định kỳ của Ban Giám đốc, các đơn vị chức năng,… là cơ sở quan trọng. Đánh giá hiệu quả quản lý Khu bảo tồn có thể sử dụng công cụ METT và thực hiện METT theo định kỳ.
+ Xây dựng chương trình giám sát - đánh giá đa dạng sinh học đối với một số loài bảo tồn quan trọng khác được lựa chọn ngoài Sao la.
+ Giám sát hiện trạng sinh cảnh rừng hay vùng cư trú của Sao la và các loài động vật hoang dã cùng với tác động của người dân lên Khu bảo tồn có thể được tiến hành song song với chương trình giám sát đa dạng sinh học nói trên với sự tư vấn của chuyên gia.
3.4.6. Những thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý và bảo vệ rừng 3.4.6.1. Thuận lợi
- Được sự quan tâm của UBND tỉnh Quảng Nam, Sở NN&PTNT tỉnh và Chi cục Kiểm lâm từ công tác xây dựng Dự án thành lập đến tổ chức sắp xếp, bố trí biên chế, đầu tư cơ sở hạ tầng... cùng với sự đồng thuận của UBND 2 huyện Tây Giang và Đông Giang cùng các cơ quan ban ngành liên quan đã tạo điều kiện thuận lợi cho Khu bảo tông hình thành và hoạt động triển khai thực hiện nhiệm vụ bảo tồn sinh cảnh loài Sao la nói riêng và quản lý bảo vệ rừng, bảo vệ động vật hoang dã nói chung.