3. CÂU HOI NGHIÊN CỨU, GIÁ THUYET NGHIÊN CỨU VÀ ỊNH H¯ỚNG NGHIÊN CỨU CUA NGHIÊN CỨU SINH DOI VỚI DE TÀI “XA
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG NHẰM NANG CAO HIỆU QUA XÃ HOI HOÁ THI HANH ÁN DAN SỰ Ở VIỆT NAM
3.1.1. Hoàn thiện chính sách phúp luật về xã hội hoá thi hành án dân sự
XHHTHADS là việc có nhiều thành phần kinh tế tham gia cung ứng dịch vụ nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân trong bảo vệ quyên và lợi ích chính đáng của mình. Chính sách của Nhà nước về XHHTHADS là một bộ phận
của chính sách công và được bảo đảm thực hiện bởi các cơ quan nhà nước có
thâm quyên. Các chính sách về XHHTHADS thể hiện quan điểm, định hướng lớn của Đảng và Nhà nước về THADS gắn với phát triển dịch vụ công trong lĩnh vực tư pháp đáp ứng với mục tiêu cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền và phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân.
Trong xây dựng pháp luật, những chủ trương, chính sách về XHH sẽ được thé chế hóa trong các văn bản quy phạm pháp luật thông qua các quy định khác nhau như quy định nguyên tắc thực hiện XHH, quy định nhiệm vụ, quyền hạn của các tô chức, cá nhân tham gia vào quá trình XHH. Đề hoạt động hoàn thiện pháp luật có hiệu quả cao, một mặt Nhà nước tiếp tục thực hiện triệt dé các chính
sách đã ban hành, mặt khác nghiên cứu đưa ra các chính sách thích hợp với xu
thế phát triển của các dich vụ XHH. Đây sẽ là định hướng quan trọng dé vừa đây mạnh chuyên giao các công việc ma trước đây chi do Nhà nước thực hiện cho các tổ chức, cá nhân; vừa tách dần việc cung cấp dich vụ ra khỏi phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước, giao cho các tổ chức, cá nhân tư nhân thực hiện.
Trên cơ sở đó, về khía cạnh thé chế, cần nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện hệ thống quy định về XHHTHADS nói chung, về TPL nói riêng. Liên quan đến XHH công tác thi hành án cần có các chủ trương của Đảng, trong đó xác định rõ định hướng và công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng nhằm thống nhất quan điểm chính trị, đường lối thực hiện để tạo cơ sở chính trị cho việc thể chế
hóa thành các văn bản quy phạm pháp luật. Từ đó, tao co sở cho việc xây dung
Luật TPL, trong đó quy định rõ vi trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức và hoạt động của TPL nhằm khang định, vận hành chính sách XHH công tác THADS. Trên cơ sở đường lối, chủ trương của Dang; kết quả tổng kết việc thực hiện công tác THADS và việc thực hiện chế định TPL thời gian qua; dự báo nhu cầu, triển vọng công tác THADS cũng như hoạt động TPL thời gian tới để xây dựng hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về THADS (gồm xây dựng hệ thống pháp luật quốc gia về THADS; nghiên cứu tham gia các thiết chế, thé chế THADS quốc tế). Cần rà soát, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật có liên quan đến THADS (các luật hình sự, dân sự, t6 tụng hình sự, t6 tung dan su, doanh nghiép, đầu tu, đất dai, tài chính, thuế, luật sư, tro giúp pháp lý, trách nhiệm bồi thường của nhà nước...). Trong đó phải xác định rõ đối tượng, phạm vi của XHH công tác THADS; các điều kiện bảo đảm, trách nhiệm của các chủ thé có liên quan.
3.1.2. Xã hội hoa thi hành an dân sự phải dựa trên mục tiêu cai cách tw pháp,
xây dựng nên tw pháp trong sạch, vững mạnh
Tứ nhất XHHTHADS là một định hướng lớn của Dang va Nhà nước ta
trong thực hiện cải cách tư pháp, cải cách thủ tục hành chính. Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ XII tiếp tục khang định chủ trương XHH các hoạt động tư pháp dé
thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp
quyền XHCN Việt Nam. XHHTHADS được thực hiện với các hoạt động thi hành án và bổ trợ tư pháp có đủ điều kiện gắn với nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của TPL, thâm định giá, bán đấu giá tài sản nhằm mục tiêu xây dựng nên tu
pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, từng bước hiện đại; bảo vệ
pháp luật, công lý, quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ XHCN, lợi ich của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Hiện nay, vấn đề cải cách hành chính, cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa với mục đích xây dựng một nén hành chính, tư pháp vững mạnh, hoạt động có hiệu quả, hiệu lực, đáp ứng và phục vụ đắc lực cho
công cuộc đôi mới phát triên dat nước được Dang, Nhà nước ta hêt sức quan tâm.
132
Trong đó, XHH được thực hiện như một giải pháp cải cách tô chức, hoạt động
của bộ máy nhà nước, tăng cường trách nhiệm và tham gia từ phía nhân dân, mà
trọng tâm là chuyên cho các tô chức xã hội những công việc xã hội có thể làm được tốt. Day là van dé các quốc gia đều quan tâm, trong đó, tuỳ theo điều kiện mà xác định những công việc cơ quan nhà nước trực tiếp đảm nhận, những công việc giao cho xã hội thực hiện, nhà nước không can thiệp trực tiếp, chỉ giữ vai trò quản lý nhà nước, nhằm huy động và phát huy tiềm năng của mọi thành phần trong xã hội; đồng thời, với việc thực hiện tinh giản bộ máy, biên chế, góp phần
nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước.
Thứ hai, XHHTHADS được thực hiện trên cơ sở thu hút sự tham gia của xã
hội vào việc cung cấp dịch vụ công, phù hợp với khả năng, điều kiện, nguồn lực trong xã hội vào từng thời điểm, giai đoạn nhất định. Nhà nước xác định các lĩnh vực, hoạt động, hình thức thu hút sự tham gia của mọi chủ thể thuộc các thành phan kinh tế cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực THADS. Các chính sách cụ thé sẽ được thé hiện dưới các quy định của pháp luật như là co sở pháp ly quan trọng của Nhà nước dé bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thé trong xã hội khi đã tham gia thực hiện cung cấp các dịch vụ, tránh và phòng ngừa các rủi ro về chính sách. Các chủ thé đáp ứng đủ các điều kiện được tham gia vào việc cung cấp dịch vụ trong THADS phù hợp với khả năng và theo các hình thức khác nhau. Các chủ thé này có các quyền và nghĩa vụ bình đăng với các tổ chức cung cấp dịch vụ công của Nhà nước.
Thứ ba, XHHTHADS dù cho các dịch vụ được cung cấp bởi chủ thể là Nhà nước hay tô chức, cá nhân tư nhân thì đều phải được thực hiện theo quy định của pháp luật, phục vụ trực tiếp cho các mục tiêu cải cách thủ tục tư pháp, thủ tục hành chính. Chủ thể tham gia vào quá trình XHH, cung cấp dịch vụ trong quá trình THADS phải tuân thủ nguyên tắc chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về việc cung cấp các dịch vụ đó. Trong XHHTHADS mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận không phải là ưu tiên hàng đầu mà phải là tạo ra được lợi ích và trách nhiệm được chia sẻ giữa Nhà nước, chủ thé tham gia XHH và công dân với tư
cách là người thụ hưởng và là người giám sát việc cung câp các dịch vụ đó.
3.1.3. Xã hội hoá thi hành án dân sự phải dựa trên sự phát triển kinh té - xã hội và vai trò điều tiết của Nhà nước
XHHTHADS nói chung và xây dựng mô hình TPL nói riêng mặc dù là chủ
trương, định hướng đúng đắn của Đảng và Nhà nước nhưng phải phù hợp với nhu cau, điều kiện phát trién dịch vụ này ở từng địa phương, không nhất thiết nơi nào cũng phải có TPL. Bởi vì, việc phát triển TPL tại một địa phương nhất định phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố: Kinh tế, dân trí, lượng việc, nhu cầu thực tiễn, nguồn nhân lực của địa phương đó.. Đồng thời, việc quy hoạch, xây dựng và phát triển mạng lưới TPL phải đảm bảo yêu cầu thành lập văn phòng TPL để phát triển hài hòa, hỗ trợ cho hoạt động của cơ quan nhà nước, không dẫm chân, xáo
trộn hoạt động của cơ quan nhà nước.
Việc xây dựng mạng lưới phát triển nghề TPL cần phù hợp với mục tiêu của chế định TPL là XHH công tác THADS, về lâu dài tiễn đến thay thế hệ thống co quan THADS đối với những án theo đơn yêu cầu. Nhiệm vụ tô chức THADS của TPL gắn bó mật thiết với chính quyền địa phương, liên quan đến địa hạt thi hành án, và đặc biệt là cơ chế phối hợp giữa TPL với chính quyền địa phương: giữa
văn phòng TPL với cơ quan THADS. Bên cạnh đó, cùng với việc nghiên cứu xây
dựng, hoàn thiện thé chế, kiện toàn tổ chức TPL, cần phải định hướng và tiến hành quy hoạch lại hệ thống cơ quan THADS cho phù hợp và đồng bộ với các lĩnh vực khác. Trong đó phải làm rõ ưu, nhược điểm của mô hình THADS bên cạnh tính ưu việt và hạn chế của mô hình TPL hiện nay; xác định rõ phạm vi hoạt động của cơ quan THADS trong bối cảnh có Luật TPL và tô chức TPL.