Các hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Của Dự án NHÀ MÁY SẢN XUẤT COOLER MASTER VIETNAM (Trang 51 - 58)

CHƯƠNG 1. THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN

1.2. Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án

1.2.3. Các hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật

Các hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật của dự án được đầu tư theo phân kỳ theo phân kỳ xây dựng nhà xưởng

a. Hạng mục đường giao thông

* Giao thông đối ngoại: Giao thông tiếp cận khu đất đã hoàn thiện, có 3 trục đường chính tiếp cận là: Phía Đông Bắc giáp đường tuyến C3P1, phía Đông Nam:

Giáp đường tuyến A1P2, phía Tây Nam giáp đường tuyến B1.

* Đường giao thông đối nội:

- Mạng lưới giao thông trong khu quy hoạch là mạng lưới giao thông nội bộ.

Mạng lưới đường nội bộ, sân bãi được thiết kế đảm bảo đáp ứng lưu lượng giao thông, xuất nhập hàng hóa, cũng như tiếp cận đến các nhà máy, tách riêng đường xuất nhập hàng hóa và đường xe nhân viên.

- Đường chạy dọc khu nhà máy, là trục đường chính nối liền các đường trong khu với hệ thống giao thông đối ngoại, đây là các tuyến giao thông chính của khu nhà máy.

- Đường chạy ngang là trục đường tiếp cận đến lô nhà máy và các công trình phụ trợ - Đối với đường giao thông nội bộ không tổ chức vỉa hè, các hệ thống hạ tầng kỹ thuật đi dưới lòng đường hoặc trong phần đất cây xanh thảm cỏ, phần đi ngầm dưới lòng được thiết kế chịu lực phù hợp theo quy định.

- Mạng lưới đường được thiết kế phù hợp với tính chất của cấp đường, tạo sự liên thông và thuận lợi về mặt giao thông chung cho cả khu thiết kế.

- Kết cấu mặt đường dự kiến là bê tông xi măng và bê tông nhựa astphal - Tải trọng H30.

- Bán kính cong bó vỉa từ 2,0m -9,0m - Tầm nhìn góc đường:

- Tốc độ thiết kế trong khu quy hoạch 40km/h.

- Thảm cỏ rộng 2-17m được dành để bố trí các hệ thống hạ tầng kỹ thuật b. Hạng mục cấp nước

- Đấu nối từ mạng lưới cấp nước thủy cục của khu công nghiệp trên đường số A1P2 dẫn vào bể chứa nước ngầm để phục vụ cho sinh hoạt và chữa cháy.

* Cấp nước sinh hoạt

Nhu cầu sử dụng nước:

Giai đoạn 1: 341.550 m³/năm

Giai đoạn 2, sau khi nhà máy hoạt động ổn định: 824.340 m³/năm

- Nguồn cung cấp nước: Công ty sẽ được cung cấp nước từ nguồn nước sạch chung của Khu công nghiệp Gia Bình. Đấu nối từ mạng lưới cấp nước thủy cục của khu công nghiệp trên đường số A1P2 dẫn vào bể chứa nước ngầm để phục vụ cho sinh hoạt và chữa cháy.

- Giải pháp cấp nước: Hệ thống cấp nước sinh hoạt bố trí với cấp nước chữa cháy. Mạng lưới đường ống cấp nước sinh hoạt trong dự án là mạng vòng đi dọc tuyến đường xung quanh xưởng chính đường kính D63, ống cấp nước dùng ống thép tráng kẽm, ống chôn ngầm dưới đất, độ sâu chôn ống là 0,7m. Nước từ mạng lưới này đấu nối vào hệ thống cấp nước trong nhà, chủ yếu là nhà vệ sinh của xưởng, công trình.

* Cấp nước chữa cháy

- Hệ thống cấp nước chữa cháy bố trí riêng với cấp nước sinh hoạt. Mạng lưới đường ống cấp nước chữa cháy trong dự án là mạng vòng đi dọc tuyến đường xung quanh xưởng chính đường kính D200, ống cấp nước chữa cháy dùng ống thép tráng kẽm, ống chôn ngầm dưới đất, độ sâu chôn ống là 0,7m.

- Trên đường ống cấp nước chữa cháy bố trí các trụ lấy nước chữa cháy cự li ≤ 150m/trụ.

Bảng 1. 3. Bảng tính toán nhu cầu sử dụng nước

TT Hạng mục Số

lượng Tiêu chuẩn

Lưu lượng nước cấp (m³/ngày đêm)

Lưu lượng nước thải (m³/ngày đêm)

GĐ1 GĐ2 GĐ1 GĐ2

I Nước cấp sinh hoạt 90 90 90 90

1 Cán bộ, công nhân

3.000 người

50 lít/

người.nđ

75 (1500 lao động)

75 (1500

lao động) 75 75

2

Nhu cầu dùng nước lớn nhất

K=1,3 90 90 90 90

II

Nước cấp cho sản xuất

- - 205 410 200 400

III

Nước cấp cho tưới cây

71529

m² 3 lít/m².nđ 82 130 - -

Q 941 1330

Rò rỉ dự phòng 10%Q 94 133 - -

Lưu lượng cấp nước 1.035 1.463 799 1.113

Tống lưu lượng nước cấp khi đi vào

hoạt động ổn định 2.498 1.912

Ghi chú: Nước cấp sinh hoạt đã bao gồm nước cấp cho hoạt động nấu nướng tại nhà ăn ca

*Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt căn cứ theo:

- QCVN 01:2021/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng - QCVN 13606:2023 - Tiêu chuẩn thiết kế cấp nước mạng lưới đường ống và công trình.

c. Hạng mục cấp điện

Nguồn điện

- Nguồn điện cung cấp cho nhà máy lấy từ tuyến trung thế dự kiến xây dựng trên đường A1P2. Đấu nối điện trung thế thông qua các trạm cắt trung thế của khu công nghiệp.

Hệ thống cấp điện.

- Xây dựng mới tuyến trung thế đi ngầm 22kV đấu nối từ lưới trung đến nhà

trạm điện đặt trong nhà máy.

- Xây dựng mới 08 trạm biến áp phân phối 22/0.4kV cấp điện cho nhà máy gồm: 01 trạm: 10.200 KVA; 01 trạm: 4.800 KVA; 01 trạm: 13.000 KVA; 01 trạm:

1.000 KVA; 01 trạm: 3.000 KVA; 01 trạm: 2.000 KVA; 01 trạm: 6.000 KVA; 01 trạm: 2.000 KVA.

- Đường dây trung thế cấp nguồn cho nhà máy dùng cáp AXV/SE-DSTA 3x300mm2

- Đường dây trung thế cấp nguồn cho nhà máy dùng cáp AXV/SE-DSTA 3x400mm²

- Các tuyến hạ thế 0.4kV cấp cho các công trình phụ trợ sử dụng loại cáp đồng hạ thế loại 0.4kV - CXV/DSTA luồn trong ống HDPE chôn ngầm trong phui đào, dọc theo vỉa hè, đường và dãy cây xanh luồn trong ống sắt tráng kẽm (STK) chôn ngầm trong phui đào đối với đoạn cáp băng đường.

Hệ thống chiếu sáng

+ Hệ thống chiếu sáng được thiết kế với hệ thống đèn LED tiết kiệm năng lượng và được điều khiển bật, tắt đèn bằng tủ điều khiển tự động.

+ Hệ thống chiếu sáng của Nhà máy được thiết kế cáp đi ngầm. Đèn chiếu sáng giao thông sử dụng đèn LED 105W – 220V IP66. Đèn được lắp trên trụ đèn cao từ 6 – 8 mét cần đèn cao 2m độ vươn xa cần đèn 1,5m, khoảng cách giữa các đèn từ 30 đến 40 mét và loại cần đèn gắn trên mái đón các hạng mục trong nhà máy.

+ Nguồn cấp điện 220/380 V cho chiếu sáng giao thông được lấy từ trạm biến áp gần nhất, Toàn bộ hệ thống đèn được đóng mở tự động bằng tủ điều khiển tự động.

+ Tiếp đất lặp lại và tiếp đất an toàn: Dùng hệ thống dây đồng trần 10mm² và hệ cọc tiếp địa dài 2,5m nối tiếp đất trung tính và tiếp đất an toàn cho các trụ đèn và tủ điện, Rtd ≤ 10 Ohm.

+ Tất cả các tuyến chiếu sáng, tim trụ cách mép trong bó vỉa của đường là 0,3- 0,5m.

Hệ thống thông tin liên lạc

- Nguồn cung cấp:

- Nhà máy được cấp tín hiệu từ tủ MDF 200 trên đường A1P2, C1P3 bằng tuyến cáp quang Single Mode 12 core đến tủ điện nhẹ phân phối chính (tủ MDF).

- Tại tủ MDF này sẽ phân phối đến các tủ điện nhẹ trung gian trong nhà máy bằng tuyến cáp quang Single Mode 4 Core.

- Dự kiến nhu cầu:

 Đất xây dựng nhà máy : 06 thuê bao/ 01 ha

 Đất khu kỹ thuật : 01 thuê bao/ 01 ha

 Đất trung tâm : 30 thuê bao/ 01 ha

Dung lượng các tuyến cáp tùy theo nhu cầu thông tin trên các tuyến 1.2.4. Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường

a. Hạng mục thoát nước mưa

- Xây dựng hệ thống thu gom, thoát nước mưa riêng tách biệt hoàn toàn với hệ thống thu gom, thoát nước thải.

- Xây dựng hệ thống thu gom, thoát nước mưa riêng tách biệt hoàn toàn với hệ thống thu gom, thoát nước thải. Toàn bộ nước mưa chảy tràn trong khu vực Dự án được thu gom qua hệ thống rãnh bê tông cốt thép B400, B600, B1000 mm có nắp đan tại các vị trí qua đường, chiều sâu rãnh từ 0,8m đến 1,9m dốc dần từ đầu tuyến thoát nước về điểm đấu nối. Trên mạng lưới thóa nước bố trí các hố ga lắng căn, các cửa thu nước cho sân bãi.

Khối lượng thoát nước mưa:

Rãnh B400: 1808m; Ga rãnh B400: 60 cái Rãnh B600: 3680 m; Ga rãnh B600: 123 cái Rãnh B1000: 281 m; Ga rãnh B1000: 9 cái

- Nước mưa được đấu nối thoát vào hệ thống thoát nước mưa của KCN Gia Bình thông qua các vị trí theo biên bản thỏa thuận điểm đấu nối hạ tầng kỹ thuật giữa Chủ Dự án và Chủ đầu tư hạ tầng KCN Gia Bình.

b. Hạng mục thu gom, xử lý, thoát nước thải

Hệ thống thu gom, thoát nước thải

- Đầu tư xây dựng hệ thống thu gom, thoát nước thải tách riêng biệt hoàn toàn với hệ thống thu gom, thoát nước mưa

- Nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất được thu gom bằng hệ thống đường ống nhánh HDPE D63 và đường ống chính HDPE D200 về hệ thống xử lý nước thải.

- Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt được xây ngầm, trên bề mặt được trồng cây xanh. Hệ thống xử lý nước thải sản xuất với công nghệ sinh hoạt kết hợp hóa lý và xây dựng riêng tại nhà xử lý nước thải sản xuất, xung quanh là công trình công nghiệp, cách xa khu dân cư và công trình nhà dân (>100m). Ngoài ra, KCN Gia Bình được bố trí đất trồng cây xanh cách ly theo đúng quy hoạch, vì vậy hoàn toàn đảm bảo khoảng cách an toàn môi trường.

- Nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất sau xử lý được bơm qua đường ống riêng HDPE D200mm đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải của KCN Gia Bình.

Chế độ xả thải liên tục.

- Tại vị trí đấu nối ra hệ thống thoát nước KCN bố trí hố ga kiểm tra để kiểm soát chất lượng nguồn nước sau xử lý trước khi đấu nối

Bảng 1. 4. Khối lượng hệ thống thoát nước thải

STT Vật tư Đơn vị Khối lượng

I Thoát nước thải sinh hoạt

1 Ống HDPE D200 m 1333,4

2 Ống HDPE D263 m 514,8

3 Ga thăm m 55

4 Bể phốt cái 18

5 Ga bơm Cái 8

II Thoát nước thải sản xuất

1 Ống HDPE D200 m 530,2

2 Ống HDPE D263 m 612,5

3 Ga thăm m 18

* Hệ thống xử lý nước thải

Chủ dự án xây dựng trạm xử lý nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt với công suất đủ đảm bảo xử lý nước thải cho giai đoạn 1 và cả giai đoạn 2 như sau:

TT Hạng mục Giai đoạn 1 Giai đoạn 2

Số lượng Công suất Số lượng Công suất 1 Trạm xử lý nước

thải sản xuất

01 HT 200 m³/ngày đêm 01 HT 400 m³/ngày đêm 2 Trạm xử lý nước

thải sinh hoạt

01 HT 100 m³/ngày đêm 01 HT 120 m³/ngày đêm Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt được áp dụng cho hệ thống XLNT là công nghệ sinh học AO. Cụ thể như sau:

Nước thải sinh hoạt tại khu vực nhà bếp sau xử lý sơ bộ bằng bể tách dầu mỡ và nước thải sinh hoạt tại khu vực nhà vệ sinh sau xử lý sơ bộ bằng các bể tự hoại → Rọ tách rác thô → Bể thu gom → Rọ tách rác tinh → Bể điều hòa → Bể thiếu khí → Bể hiếu khí 01,02 → Bể tuần hoàn nitrat → Bể lắng → Bể khử trùng và bơm nước → Nước thải đạt Quy chuẩn kỹ thuật của KCN Gia Bình → Đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải của KCN Gia Bình và đưa về hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN Gia Bình để tiếp tục xử lý.

Công nghệ xử lý nước thải sản xuất:

Bể gom nước thải chứa Kẽm, Niken → Bể axit hóa → Bể phản ứng → Bể trộn nhanh → Bể trộn chậm → Bể lắng → Bể nước cân bằng → Hệ thống màng dạng ống TMF → Bể chứa nước sau lọc TMF → Tháp hấp phụ Resin → Bể chứa nước sau Resin → Bể gom của hệ thống xử lý nước thải tổng hợp công suất 320 m3/ngày.

Nước thải chứa Kẽm, Niken sau khi xử lý sơ bộ, nước thải từ hoạt động ép bùn, dung dịch NaOH từ hoạt động xử lý khí thải và nước thải tổng hợp khác (từ quá trình mạ, khử phốt phát) → Bể gom nước thải tổng hợp → Bể đông cấp 1 → Bể kết tủa cấp 1

→ Bể lắng cặn cấp 1 → Bể phản ứng chất hấp phụ kim loại nặng → Bể trộn nhanh cấp 2

→ Bể trộn chậm cấp 2 → Bể lắng cấp 2 → Bể tái chế → Bể gom sinh hóa → Bể Axit hóa

thủy phân → Bể hiếu khí → Bể phản ứng màng MBR → Bể nước nước lọc qua màng MBR → Bể xả → Hệ thống thu gom, xử lý nước thải của KCN Gia Bình.

- Nước thải tại hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 320 m3/ngày được xử lý bằng công nghệ hóa lý kết hợp vi sinh đạt tiêu chuẩn đấu nối của KCN Gia Bình trước khi đấu nối vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung của KCN Gia Bình c. Hạng mục thu gom, xử lý khí thải

- Lắp đặt và vận hành hệ thống xử lý khí thải gồm 09 hệ thống xử lý hơi acid, hơi hóa chất, cụ thể:

+ Giai đoạn 1: Xưởng A, lắp đặt 03 tháp rửa khí sử dụng dung dịch xút công suất mỗi tháp 24.000 m3/h

+ Giai đoạn 2:

Xưởng B, lắp đặt 03 tháp rửa khí sử dụng dung dịch xút công suất mỗi tháp 24.000 m3/h

Xưởng C, lắp đặt 02 tháp rửa khí sử dụng dung dịch xút công suất mỗi tháp là 18.000 m3/h.

Xưởng D, lắp đặt 01 tháp kết hợp rửa khí và hấp phụ bằng than hoạt tính công suất 18.000 m3/h.

Khí thải sau xử lý đạt QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ và QCVN 20:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với chất hữu cơ trước khi xả ra môi trường.

Sơ đồ hệ thống xử lý khí thải bằng tháp hấp phụ bằng than hoạt tính như sau:

Khí thải phát sinh → Chụp hút → tháp rửa khí → Quạt hút → Ống thoát khí → Khí sạch thoát ra môi trường.

d. Kho lưu giữ CTR sinh hoạt, kho chứa CTR sản xuất và kho chứa CTNH

Trong giai đoạn vận hành, chủ đầu tư xây dựng các kho chứa chất thải theo phân kỳ đầu tư để lưu chứa chất thải tạm thời, cụ thể:

Công trình Giai đoạn 1 Giai đoạn 2

Quy mô Vị trí Quy mô Vị trí

Kho chứa CTR sinh hoạt

01 kho 30 m² Xưởng A 01 kho 40 m² Xưởng B Kho chứa CTR

công nghiệp

01 kho 150 m² 01 kho 170 m²

Kho chứa CTNH 01 kho 140 m² 01 kho 150 m²

- Bố trí các kho lưu chứa chất thải rắn sinh hoạt có nền gia cố bê tông chống thấm, có mái che; bố trí hệ thống thùng rác tại những vị trí phát sinh chất thải rắn sinh hoạt, đảm bảo toàn bộ chất thải rắn sinh hoạt của Dự án được thu gom, phân loại tại nguồn theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và các quy định có liên quan, cụ thể:

- Bố trí các kho chứa chất thải rắn công nghiệp; bố trí hệ thống thùng rác 200 lít/thùng tại những vị trí phát sinh chất thải rắn sản xuất thông thường, đảm bảo toàn

bộ chất thải rắn sản xuất thông thường của Dự án được thu gom, phân loại tại nguồn theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và các quy định có liên quan.

- Bố trí 10 thùng chứa chất thải nguy hại có dung tích 120 lít - 150 lít/thùng cho từng khu vực sản xuất. Những thùng chứa này phải đảm bảo đúng kỹ thuật theo quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT và được đặt ở những nơi đảm bảo tránh mưa, tránh nắng…

- Giải pháp kiến trúc: Kho có kết cấu khung BTCT, tường bao bằng tường gạch xây sơn màu, kèo BTCT, mái bằng vật liệu panel chống cháy.

- Giải pháp kết cấu:

+ Vật liệu sử dụng: Bê tông có cấp bền: B20 (M250), cốt thép CB500-V cho thép có đường kính D ≥ 16 mm, CB240-T cho thép có đường kính D < 10 mm.

+ Phần móng: Sử dụng giải pháp móng bằng bê tong cốt thép kết hợp với dầm móng và sàn nền để chịu tải trọng công trình.

+ Phần thân: Sử dụng giải pháp kết cấu khung BTCT toàn khối. Hệ cột, vách bê tông cốt thép chịu tải trọng thẳng đứng, hệ kết cấu phương ngang được cấu tạo bởi hệ dầm chính, dầm phụ, sàn tạo thành hệ cứng, truyền các tải trọng vào cột, vách.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Của Dự án NHÀ MÁY SẢN XUẤT COOLER MASTER VIETNAM (Trang 51 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(260 trang)