2.1. SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA, QUY HOẠCH TỈNH, PHÂN VÙNG MÔI TRƯỜNG
Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, phân vùng môi trường được đánh giá dựa trên các yếu tố sau:
- Phù hợp với Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 13/4/2022 của Thủ Tướng Chính phủ Về việc phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với nhiệm vụ “Thúc đẩy phát triển mạnh ngành công nghiệp tái chế, hình thành các khu công nghiệp tái chế; khuyến khích đầu tư, xây dựng các cơ sở tái chế có công nghệ hiện đại; từng bước hạn chế các cơ sở tái chế thủ công, quy mô nhỏ, gây ô nhiễm môi trường ở các làng nghề.” Cơ sở góp phần nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn nhằm cải thiện chất lượng môi trường, đảm bảo sức khỏe cộng đồng và phát triển bền vững; xây dựng hệ thống quản lý chất thải rắn hiện đại, theo đó chất thải rắn được phân loại tại nguồn, thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý triệt để bằng những công nghệ tiên tiến và phù hợp, hạn chế tối đa lượng chất thải phải chôn lấp nhằm tiết kiệm tài nguyên đất và hạn chế gây ô nhiễm môi trường.
- Phù hợp với Quyết định số 153/QĐ-TTg ngày 27/02/2023 cuả Thủ Tướng Chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 với quy hoạch phân vùng môi trường Điểm a, Ý 1, Mục V, về phân vùng môi trường, cơ sở thuộc vùng môi trường khác không nằm trong vùng bảo vệ nghiêm ngặt và vùng hạn chế phát thải. Ngoài ra, cơ sở nằm trong danh sách các khu xử lý chất thải liên huyện trong phương án phát triển các khu xử lý chất thải.
- Hiện tại tỉnh Thanh Hóa chưa có quy hoạch bảo vệ môi trường của Tỉnh nên báo cáo đánh giá sự phù hợp dựa trên một số quy hoạch phát triển của tỉnh Thanh Hóa như sau:
- Phù hợp với Quyết định số 1592/QĐ-UBND ngày 08/5/2020 của UBND tỉnh Thanh Hóa Về việc phê duyệt phương án xử lý chất thải rắn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 với mục tiêu “Định hướng, phân vùng thu gom, xử lý chất thải rắn; từng bước áp dụng các công nghệ hiện đại trong xử lý chất thải rắn, đảm bảo các loại chất thải rắn phải được phân loại tại nguồn, được thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý triệt để bằng những công nghệ tiên tiến và phù hợp, nâng cao tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn toàn tỉnh, hạn chế tối đa lượng chất thải phải chôn lấp nhằm tiết kiệm tài nguyên đất và hạn chế gây ô nhiễm môi trường”. Cơ sở “Khu xử lý chất thải tập trung Nghi Sơn, khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa” có công nghệ xử lý chất thải hiện đại, xử lý triệt để các chất thải phát sinh đảm bảo giảm thiểu tối đa chất thải phát sinh ra môi trường.
Khu xử lý chất thải tập trung Nghi Sơn đã được phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu xử lý chất thải rắn Trường Lâm, Khu Kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hoá đã được UBND tỉnh Thanh Hoá phê duyệt theo Quyết định 818/QĐ-UBND ngày 15 tháng 3 năm 2010. Và được phê duyệt quy hoạch mở rộng theo quyết định số 113/QĐ- BQLKTNS&KCN ngày 13 tháng 4 năm 2018. Địa điểm của khu vực xây dựng dự án được đánh giá là phù hợp cho mục đích xây dựng Khu liên hợp xử lý chất thải rắn bởi các lý do:
- Vị trí dự án phù hợp với Quy hoạch điều chỉnh quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025 theo quyết định số 3407/QĐ-UBND ngày 08 tháng 09 năm 2016 của UBND tỉnh Thanh Hóa, trong đó chọn nhà máy xử lý chất thải tổng hợp tại xã Trường Lâm - KKT Nghi Sơn (huyện Tĩnh Gia) được quy hoạch xử lý chất thải rắn của Toàn bộ KKT Nghi Sơn và huyện Tĩnh Gia (trừ 01 đô thị và 10 xã phía Bắc huyện Tĩnh Gia), gồm: Đô thị Hải Ninh, các xã: Thanh Thủy, Thanh Sơn, Ngọc Lĩnh, Triều Dương, Hải Châu, Hải An, Hải Ninh, Anh Sơn, Hùng Sơn, Các Sơn.
- Vị trí dự án đã được thủ tướng chính phủ phê duyệt theo quyết định số 1699/QĐ- TTg ngày 07/12/2018 về việc phê duyệt, điều chỉnh, mở rộng quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế Nghi Sơn tỉnh Thanh Hoá đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 với diện tích 108,7 ha với công suất xử lý 2.5000 tấn/ngày.
Vì vậy, cơ sở được đầu tư thực hiện tại xã Trường Lâm, Thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa là hoàn toàn phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh và phân vùng môi trường.
2.2. SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ ĐỐI VỚI KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
2.2.1. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận nước thải
Hiện tại, tỉnh Thanh Hóa chưa có đánh giá sức chịu tải của khu vực tiếp nhận của nhà máy đối với nguồn nước thải và hơn nữa, do các loại nước thải sau xử lý tại hệ thống xử lý nước thải được tuần hoàn tái sử dụng không xả thải ra ngoài môi trường do đó không ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng chịu thải của môi trường tiếp nhận.
2.2.2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận khí thải
Hiện tại, tỉnh Thanh Hóa chưa có đánh giá sức chịu tải của khu vực tiếp nhận của nhà máy đối với nguồn khí thải. Tuy nhiên, theo kết quả quan trắc định kỳ và trạm quan trắc tự động, liên tục trong quá trình hoạt động của cơ sở đều nằm trong quy chuẩn cho phép xả ra môi trường tiếp nhận. 2.2.3. Sự phù hợp của cơ sở đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường đất
Hiện tại, Chủ đầu tư đang vận hành 2 bãi chôn lấp là bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt, công nghiệp và bãi chôn lấp chất thải nguy hại. Các bãi chôn lấp đều được xây
dựng và vận hành đúng theo quy định và đến thời điểm lập báo cáo, Cơ sở chưa xảy ra sự cố bất kỳ nào ảnh hưởng đến môi trường xung quanh đặc biệt là môi trường đất. Vì vậy, trong thời gian tới, cơ sở tiếp tục vận hành bãi chôn lấp theo đúng quy định của pháp luật.