Thu gom, thoát nước thải

Một phần của tài liệu Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở “Khu xử lý chất thải tập trung Nghi Sơn, khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa” (Trang 111 - 114)

CHƯƠNG III. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP

3.1.2. Thu gom, thoát nước thải

3.1.2.1. Các nguồn phát sinh nước thải

* Nước thải sinh hoạt:

- Nước thải sinh hoạt từ khu nhà vệ sinh và nhà ăn phát sinh với lưu lượng 39,7 m3/ngày.đêm bao gồm các nguồn phát sinh từ các khu vực như sau:

+ Nguồn số 01: Nước thải sinh hoạt phát sinh từ nhà vệ sinh khu vực văn phòng;

+ Nguồn số 02: Nước thải sinh hoạt phát sinh từ nhà vệ sinh khu vực nhà ở cán bộ;

+ Nguồn số 03: Nước thải sinh hoạt phát sinh từ nhà vệ sinh khu vực thay đồ công nhân;

+ Nguồn số 04: Nước thải sinh hoạt phát sinh từ bồn rửa tại khu vực tẩy rửa chung;

+ Nguồn số 05: Nước thải sinh hoạt phát sinh từ bồn rửa tại khu vực trạm xử lý nước thải;

+ Nguồn số 06: Nước thải phát sinh từ khu vực nhà bếp (nước thải chứa dầu mỡ).

- Thông số ô nhiễm đặc trưng của nước thải sinh hoạt là chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), BOD, COD, các chất dinh dưỡng (N, P) và các vi sinh vật,...

* Nước thải sản xuất:

- Nước thải sản xuất từ hoạt động của nhà máy phát sinh với lưu lượng 129 m3/ngày.đêm bao gồm các nguồn phát sinh từ các khu vực như sau:

+ Nguồn số 07: Nước thải phát sinh từ hệ thống xử lý khí thải của lò đốt chất thải công nghiệp, sinh hoạt;

+ Nguồn số 08: Nước thải phát sinh từ hệ thống xử lý khí thải của lò đốt chất thải nguy hại;

+ Nguồn số 09: Nước thải phát sinh từ hệ thống tẩy rửa kim loại có chứa thành phần nguy hại;

+ Nguồn số 10: Nước thải phát sinh từ hệ thống súc rửa thùng phuy và bao bì;

+ Nguồn số 11: Nước thải phát sinh từ hệ thống phá dỡ ắc quy thải;

+ Nguồn số 12: Nước thải phát sinh từ hệ thống tái chế dầu nhớt thải;

+ Nguồn số 13: Nước thải từ hệ thống tái chế dung môi;

+ Nguồn số 14: Nước thải từ hệ thống xử lý xúc tác thải tại vị trí có chứa hàm lượng kim loại cao;

+ Nguồn số 15: Nước thải từ hệ thống xử lý xúc tác thải tại vị trí nhiễm dầu;

+ Nguồn số 16: Nước thải phát sinh từ quá trình thu gom hút phốt bên ngoài;

+ Nguồn số 17: Nước thải phát sinh từ vệ sinh công nghiệp nhà xưởng;

+ Nguồn số 18: Nước thải phát sinh từ vệ sinh xe vận chuyển, thiết bị;

+ Nguồn số 19: Nước thải, nước rỉ rác phát sinh từ bãi chôn lấp chất thải;

+ Nguồn số 20: Nước thải phát sinh từ bể chứa rác đầu vào cấp cho lò đốt chất thải rắn công nghiệp, sinh hoạt;

+ + Nguồn số 21: Nước thải phát sinh từ phòng thí nghiệm của trạm xử lý nước thải.

- Thông số ô nhiễm đặc trưng bao gồm: các chất lơ lửng (SS), BOD, COD, amoni, Tổng N, Tổng P…

3.1.2.2. Hệ thống thu gom, thoát nước thải

- Dòng nước thải 3: nước thải có thành phần hữu cơ cao bao gồm nước thải sinh hoạt ở khu vực văn phòng, nhà ở công nhân (được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại), nước thải sinh hoạt ở khu vực ngoài công ty, nước thải nhà bếp được xe bồn hút nước thải đưa về bể chứa nước thải dòng 3; nước thải rửa tay chân được thu gom bằng đường ống D300 chảy về bể chứa nước thải dòng 3;

- Dòng nước thải 1 (nước thải nhiễm kim loại nặng và hóa chất), dòng nước thải 2 (nước thải nhiễm dầu) và dòng nước thải 4 (nước thải tổng hợp) được thu gom bằng các đường ống D300 riêng biệt chảy về lần lượt các bể chứa nước thải của từng dòng sau đó được xử lý sơ bộ (nước thải dòng 1 xử lý qua tháp tách kim loại, nước thải dòng 2 xử lý qua bể tuyển nổi và nước thải dòng 4 xử lý qua tháp keo tụ) sau đó toàn bộ nước thải được chảy về bể điều hòa tại hệ thống xử lý nước thải 200 m3/ngày.đêm tiếp tục xử lý.

Sơ đồ thu gom nước thải tại cơ sở như sau:

Dòng 1 (NT nhiễm KL nặng

và hóa chất)

Dòng 2 (NT nhiễm dầu)

Dòng 3 (NT có TP hữu cơ

cao)

Dòng 4 (NT tổng hợp)

Nước thải sinh hoạt

Nước thải nhà bếp

Trạm xử lý nước thải 200 m3 Khu vực văn

phòng, nhà ở công nhân

Nước thải Rửa tay chân

Khu vực ngoài công ty

Xe bồn bút nước thải

Bể chứa nước thải dòng 3 Bể chứa

nước thải dòng 1

Bể chứa nước thải dòng 2

Bể chứa nước thải dòng 4 Bể tự hoại

Tháp tách kim

loại Bể tuyển nổi Tháp keo tụ

Hình 3. 2. Sơ đồ thu gom nước thải

Bảng 3. 2. Tổng hợp hệ thống thu gom, thoát nước thải đã xây dựng

TT Tên và quy cách Đơn vị Số lượng

1 Ống nhựa D300 m 365

2 Ống nhựa D300 m 197

3 Gối đỡ bê tông D300 cái 183

4 Gối đỡ bê tông D300 cái 98

5 Hố ga cái 43

Nước thải sau khi xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT cột A (Kq = 0,9; Kf = 1,1) chảy vào bể chứa nước thải sau xử lý (tại vị trí tọa độ xả nước thải theo hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 105o00’’, múi chiếu 3o: X: 2136289.540, Y: 574742.445) và được tái sử dụng vào mục đích cung cấp nước làm mát khí thải cho các hệ thống lò đốt chất thải nguy hại, lò đốt chất thải sinh hoạt và làm nước pha dung dịch nước xút cho hệ thống xử lý xúc tác thải, nhu cầu thực tế các hệ thống này cần sử dụng lượng nước sạch lớn so với lượng nước thải sau xử lý. Nội dung này được chấp thuận tại Giấy phép xử lý chất thải nguy hại mã số QLCTNH: 1-2-3-4-5-6.071.VX (Cấp lần 6) ngày 07/6/2021.

Tuy nhiên, do nước thải sau xử được tái sử dụng cho cơ sở vào mục đích cung cấp nước làm mát khí thải cho các hệ thống lò đốt chất thải nguy hại, lò đốt chất thải sinh hoạt và làm nước pha dung dịch nước vôi xút cho hệ thống xử lý xúc tác thải và không xả thải ra ngoài môi trường là đối tượng cấp nước cho sản xuất không dùng cho sinh hoạt nên Cơ sở đề xuất mức xử lý nước thải xuống cột B theo QCVN 40:2011/BTNMT.

Một phần của tài liệu Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở “Khu xử lý chất thải tập trung Nghi Sơn, khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa” (Trang 111 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(346 trang)