CHƯƠNG III. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP
V. Hệ thống điện điều
2. Vận hành hệ thống
3.3. CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP LƯU GIỮ, XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN THÔNG THƯỜNG THƯỜNG
3.3.3. Công trình xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường
Các thiết bị, phương tiện thu gom đã được xác nhận hoàn thành tại Giấy phép xử lý chất thải nguy hại với mã số QLCTNH: 1-2-3-4-5-6.071.VX (Cấp lần 6) ngày 07/6/2021, trong giai đoạn này Công ty bổ sung thêm các phương tiên vận chuyển chất thải rắn thông thường như sau:
Tất cả các phương tiện vận chuyển CTNH của nhà máy đều có khả năng vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường, do đó để tránh trùng lặp, số lượng, thiết kế cấu tạo, quy trình vận hành phương tiện vận chuyển chất thải được trình bày tại mục 3.4.2.3 chương 3 của báo cáo này.
Trong giai đoạn này, công ty bổ sung 01 xe chuyên chở rác thải sinh hoạt như sau:
- Số lượng 01 chiếc
- Nhãn hiệu: CONECO DONGFENG - Biển số xe: 36C-136.10
- Thông số kỹ thuật xe:
+ Tải trọng hàng hoá: 4.480 (kg)
+ Đăng ký xe ô tô số 1350514 do Phòng cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Thanh Hóa cấp ngày 29/04/2020
+ Nhãn hiệu: CONECO DONGFENG + Số máy: YC4E16020E040E00012 + Số khung: RN6CDGH11ET000006
+ Kích thước: dài x rộng x cao 7760x2500x3410 (mm).
- Thiết kế, cấu tạo:
Xe ép rác bao gồm 2 bộ phận chính: xe cơ sở và bộ phận chuyên dụng cuốn ép rác.
- Xe cơ sở: Với phần xe cơ sở, có xuất xứ xe: CONECO DONGFENG , có dung tích 65.5m3
- Phần chuyên dụng cuốn ép rác:
+ Phần đuôi xe - phần chuyên dụng, được coi là bộ phận quan trọng nhất của xe, gồm 2 phần chính: Thùng chứa rác và bộ phận máng cuốn ép rác.
+ Thùng chứa rác, được làm từ chất liệu thép cường lực cao, chống móp méo trong quá trình sử dụng, có chức năng chính là chứa rác thải sau khi rác thải được đưa vào thùng. kết cấu thùng xương chéo, được liên kết bằng hàn hồ quang điện chắc chắn, giúp gia tăng độ cứng bên ngoài. Kết cấu này vừa gọn gàng, tạo ra được tính thẩm mỹ, vừa đảm bảo vệ sinh môi trường.
+ Bộ phận máng cuốn ép rác hội tụ hệ thống thủy lực phức tạp của xe, giúp cho rác thải được cuốn gọn và nén vào phần thùng. Ở phần này, tuỳ theo mục đích và nhu cầu sử dụng, có thể lựa chọn cơ cấu nạp rác chính của xe: cơ cấu càng gắp đa năng, cơ cấu gầu xúc hoặc cơ cấu kẹp thùng...
+ Ngoài ra xe có thêm các bộ phận khác như: bàn đẩy rác, khoang nhận cuốn ép rác, bàn trượt ép, lưỡi cuốn ép rác, nâng kẹp thùng rác phía sau, hệ thống thủy lực và bộ điều khiển,…
- Quy trình vận hành:
Với nguyên lý hoạt động được tiến hành bằng chu kỳ ép rác lặp đi lặp lại qua 3 bước cơ bản, xe cuốn ép rác có công dụng nén ép rác tuyệt đối, vận chuyển được khối lượng rác khổng lồ, bồn chứa kín tuyệt đối giúp đảm bảo vệ sinh môi trường trên đoạn đường trung chuyển.
Bước 1: Đổ rác lên bồn chứa. Xe sử dụng càng gắp hoặc cần kẹp, tiến hành nâng thùng lên và đổ khối lượng rác bên trong thùng vào bồn chứa.
Bước 2: Sau khi rác thải được đổ vào bồn chứa, bộ phận càng gắp sẽ đưa hạ thùng về lại vị trí cũ và nhả xuống.
Bước 3: Ép rác. Sau khi rác được đưa vào thùng xe, hệ thống xi lanh thủy lực bên trong thùng sẽ hoạt động đẩy và nén rác vào trong cùng, tạo diện tích cho những đợt nạp rác tiếp sau. Khi đó, nước từ rác ép ra sẽ được chảy xuống khoang chứa nước.
3.3.3.2. Kho lưu chứa
Các kho lưu chứa chất thải rắn thông thường đã được xác nhận hoàn thành tại Giấy phép xử lý chất thải nguy hại với mã số QLCTNH: 1-2-3-4-5-6.071.VX (Cấp lần 6) ngày 07/6/2021, trong giai đoạn này Công ty không bổ sung thêm các kho chứa, cụ thể các kho chứa đã bố trí như sau:
* Số lượng kho lưu chứa:
Bảng 3. 21. Các kho lưu giữ chất thải rắn thông thường
Stt Hạng mục Diện tích (m2)
Diện tích lưu giữ CTR thông
thường (m2)
Ghi chú
1
Xưởng phân loại, lưu giữ rác thải công nghiệp – nhà xưởng 31
3.840 3.000
Nhà xưởng 31 theo thiết kế là xưởng dùng để lưu giữ CTNH, tuy nhiên do số lượng CTNH thu về nhà máy xử lý chưa đạt 100%
công suất, do đó CTNH đang lưu chứa ở các kho còn lại, kho lưu giữ trong nhà xưởng 31 để trống do vậy để thuận tiện trong việc xử lý, công ty đã lưu giữ CTR công nghiệp thông thường tại nhà kho này
2
Xưởng lưu giữ, phân loại rác sinh hoạt công nghiệp – nhà xưởng 40
8.040 1.620
* Thiết kế, cấu tạo kho chứa:
(1) Nhà xưởng số 31
Thiết kế, cấu tạo nhà xưởng 31 là kho lưu chứa CTNH được trình bày tại mục 3.4.2.2 chương 3 của báo cáo này.
(2) Nhà xưởng 40
- Tổng diện tích nhà xưởng 40: 8.040 m2 (kích thước: Dài x rộng
=(80x30)+(54x30) m, số tầng 02); diện tích lưu chứa chất thải rắn sinh hoạt là 1.620 m2; diện tích lưu chứa CTNH là diện tích lưu chứa CTNH 2.000 m2 dung tích lưu giữ tối đa CTNH là 6.000 m3.
- Chức năng: Phân loại và tiêu hủy rác thải sinh hoạt.
- Thiết kế kiến trúc/cấu trúc:
+ Nền bê tông dày 15 cm có rãnh thu chất lỏng về hố ga thấp hơn sàn đảm bảo không chảy tràn chất lỏng ra bên ngoài khi vệ sinh, chữa cháy và sự cố tràn đổ.
+ Có mái tôn: che kín nắng, mưa, có chống nóng, xung quanh có tấm chiếu sáng, bên trên có hệ thống cột chống sét.
+ Dùng vạch sơn để phân cách từng ô theo từng loại chất thải.
+ Toàn bộ khu vực lưu giữ đã được thiết kế hệ thống thông gió vòm khử mùi và hóa chất để đảm bảo môi trường làm việc cho công nhân. Đồng thời các vách bao xung quanh kho, đường dây điện, hệ thống điện chiếu sáng đều được thiết kế và xây dựng bằng các loại vật liệu chống cháy và phòng nổ để ngăn ngừa các sự cố cháy nổ tốt nhất.
Đèn chiếu sáng được thiết kế theo tiêu chuẩn. Chung quanh được bao bởi tường gạch dày 220cm.
+ Tại các điểm đầu mối của lối đi được gắn bảng ký hiệu hướng dẫn lối thoát (exit) và sơ đồ thoát hiểm trong trường hợp khẩn cấp, đặt các bảng hướng dẫn rút gọn về quy trình vận hành an toàn, quy trình ứng phó sự cố, nội quy về an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe. Các bảng này được thiết kế với kích thước vừa phải, rõ ràng, đặt ở vị trí thuận tiện quan sát đối với người vận hành.
+ Cửa chính: 10 cửa thiết kế kiểu cửa tôn 2 cánh đẩy, kích thước khung cửa (rộng x cao) 6 m x 4,5m.
+ Xung quanh mái được bố trí các ống thu nước và mái có rãnh thu nước.
+ Tại xưởng có lắp đặt trang thiết bị PCCC, quạt thông gió, thiết bị chiếu sáng công nghiệp.
3.3.3.3. Công trình xử lý chất thải rắn thông thường
Công trình xử lý chất thải rắn thông thường đã được xác nhận hoàn thành tại Giấy phép xử lý chất thải nguy hại với mã số QLCTNH: 1-2-3-4-5-6.071.VX (Cấp lần 6) ngày 07/6/2021, trong giai đoạn này các công trình xử lý chất thải rắn thông thường được giữ nguyên không thay đổi và bổ sung thêm bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt, công nghiệp thông thường, cụ thể như sau:
3.3.3.3.1. Lò đốt chất thải sinh hoạt 120 tấn/ngày
* Chức năng: Thiêu hủy các loại rác thải sinh hoạt bằng nhiệt ở nhiệt độ cao (nhiệt độ buồng sơ cấp > 650oC, nhiệt độ buồng thứ cấp ≥ 1050oC)
* Công suất: 5 tấn/giờ tương đương 120 tấn/ngày.
* Thiết kế, cấu tạo, quy trình công nghệ: Các thông số kỹ thuật, cấu tạo, quy trình công nghệ của Lò đốt chất thải sinh hoạt 120 tấn/ngày đã được trình bày chi tiết tại mục 1.3.2 chương 1 của báo cáo.
Tóm tắt quy trình công nghệ lò đốt CTRSH: Rác thải sinh hoạt sau phân loại cát và tuyển từ → Phễu chứa rác → Cấp đẩy rác thủy lực → Buồng đốt rác sơ cấp → Buồng
đốt thứ cấp → Bộ giải nhiệt → Hệ thống sấy không khí → Tháp hấp phụ vôi và than hoạt tính → Xyclon tách bụi → Lọc bụi tay áo → Tháp hấp phụ bậc 1 → Thấp hấp phụ bậc 2 → Tháp hấp thụ 3 → Ống khói.
* Quy trình vận hành:
➢ Chuẩn bị vận hành
Kiểm tra tổng quát hệ thống lò đốt:
- Hệ thống các hệ thống thiết bị liên quan: Hệ thống xử lý khí thải - hệ thống cung cấp nhiên liệu cho lò đốt - hệ thống cung cấp điện – khu vực xung quanh lò đốt xem có ở trạng thái bình thường hay không?
- Hệ thống các đầu đốt: Bồn cung cấp dầu - các cụm lọc dầu - bộ phận đánh lửa - đầu phun dầu - các van kết nối có ở trạng thái sẵn sàng hoạt động hay chưa?
- Hệ thống quạt: Các quạt gió - quạt cấp khí có ở tình trạng hoạt động tốt không?
- Hệ thống cung cấp điện: Nguồn điện cung cấp - tủ điện điều khiển có ở tình trạng ổn định không?
- Sau khi kiểm tra hệ thống đã đạt được các yếu tố kỹ thuật cho phép, tiến hành vận hành hệ thống tuần tự theo các bước sau:
➢ Xác định nguy cơ, rủi ro:
- Xử lý khí thải không đạt yêu cầu do pha hóa chất không đúng nồng độ, nhiệt độ buồng đốt không đảm bảo.
- Băng chuyền rác bị tắc nghẽn do rác cuốn vào bánh xích, bôi trơn băng chuyền không đảm bảo
➢ Trang bị bảo hộ lao động: Quần áo, mũ, giày bảo hộ, bao tay, khẩu trang, kính mắt.
➢ Quy trình đốt khởi động lò
Tất cả thiết bị được vận hành chế độ bằng tay Bước 1:
Trước khi cho rác thải sinh hoạt vào lò - Khởi động Quạt hút chính
- Khởi động Quạt thổi cấp gió dưới ghi
- Khởi động Quạt thổi thứ cấp (tại các bộ sấy không khí) - Khởi động Bơm dung dịch để dập bụi tháp lồng xoay
- Khởi động Bơm cấp nước cho hệ thống lò hơi giải nhiệt được bật ở chế độ tự động.
Bước 2: Nạp liệu chất thải vào lò đốt
- Điều khiển gầu ngoạm cấp đầy rác vào phễu chứa rác của cấp rác thủy lực.
- Khởi động hệ thống cấp rác thủy lực: Bằng tay
- Khởi động ghi thang số 1: hoạt động liên tục để đưa rác vào trong buồng đốt sơ cấp của lò đốt.
Chú ý:
- Việc vận hành thiết bị đẩy liệu và cửa lò phải kết hợp chặt chẽ yêu cầu vận hành đúng thứ tự, tránh xảy sự cố cửa chặn rác và ghi đùn rác liên động với nhau trước khi cấp rác của chặn rác được mở trước hết hành trình mở mới chạy đùn rác vào (cả chế độ tự động và chế độ vân hành bằng tay). Việc vận hành các thiết bị này dựa vào piston thuỷ lực và các công tắc hành trình được lắp tại đầu và cuối của piston. Trong quá trình vận hành cần quan sát hoạt động van thuỷ lực và vị trí của công tắc hành trình với thanh gạt, nếu có hiện tượng bất thường người vận hành phải ấn nút dừng hoặc tắt động cơ thuỷ lực và báo với cán bộ kỹ thuật.
- Việc nạp liệu vào lò cần thực hiện từng mẻ, theo dõi quá trình cháy và phải duy trì được quá trình cháy ổn định trong lò.
- Trong suốt quá trình vận hành nếu thấy hiện tượng áp suất buồng đốt bị dương, khói trong lò phì ra ngoài qua các cửa, khói ra ngoài ống khói có hiện tượng đen đậm đặc, cần chủ động dừng thiết bị cấp rác thủy lực trong khoảng từ 10-15 phút để giảm tải cho buồng đốt.(thiếu oxy trong lò) Sau khi lò trở lại trạng thái bình thường thì tiếp tục quá trình cấp liệu bình thường. Nếu tần suất xảy ra hiện tượng áp suất buồng đốt bị dương liên tục thì cán bộ vận hành báo cáo lên cấp trên và có kế hoạch kiểm tra, vệ sinh đầu ống dẫn áp kiểm tra bộ transmiter presure và bảo trì hệ thống.
Bước 3: Quy trình điều khiển hệ thống lò đốt
Hệ thống điều khiển lò đốt được điều khiển từ 2 nơi:
- Tại phòng điều khiển trung tâm: qua giao diện màn hình hệ thống SCADA.
- Tại các tủ điều khiển DK-01, DK-02, DK-03 đặt tại hiện trường, được chia theo từng cụm thiết bị như sau:
• DK-01: Điều khiển các thiết bị thuộc hệ lò đốt.
• DK-02: Điều khiển các thiết bị thuộc hệ giải nhiệt.
• DK-03: Điều khiển các thiết bị thuộc hệ tách bụi lồng xoay.
➢ Quy trình vận hành lò
✓ Quy trình điều khiển hệ thống
+ Chức năng: Tiêu hủy chất thải sinh hoạt ở nhiệt độ đến trên 1000˚C.
+ Các thiết bị chính:
- Béc đốt sơ cấp 1.
- Béc đốt sơ cấp 2.
- Béc đốt thứ cấp.
+ Các chế độ vận hành: Bằng tay & tự động.
- Các Béc đốt được điều khiển hoạt động 2 mức độ đốt thấp & đốt cao bằng các nút nhấn trên bảng điều khiển cảm ứng (HMI) HMI-1.
✓ Quy trình điều khiển thang ghi lò đốt:
Chức năng: Trộn đều chất thải bên trong lò, đảm bảo rác được cháy hoàn toàn.
Các thiết bị chính:
- Động cơ Thang ghi số 1 - Động cơ Thang ghi số 2 - Động cơ Thang ghi số 3
Chế độ vận hành: Bằng tay và Tự động.
• Trạng thái ban đầu thiết bị:
- Động cơ Thang ghi số 1: hoạt động liên tục.
- Động cơ Thang ghi số 2: dừng.
- Động cơ Thang ghi số 3: dừng.
• Các bước điều khiển:
- Các thang ghi hoạt động độc lập với nhau.
• Chế độ vận hành bằng tay: dùng trong quá trình khởi động lò
- Động cơ Thang ghi số 1: điều khiển chạy & dừng theo nút nhấn trên HMI-1.
- Động cơ Thang ghi số 2: điều khiển chạy & dừng theo nút nhấn trên HMI-1.
- Động cơ Thang ghi số 3: điều khiển chạy & dừng theo nút nhấn trên HMI-1.
• Chế độ vận hành tự động:
Điều kiện vận hành tự động động cơ thang ghi:
Khi nhiệt độ thứ cấp đạt từ 950˚C - 1000˚C, nhân viên vận hành sẽ chuyển sang chế độ chạy tự động.
- Động cơ thang ghi số 1: hoạt động liên tục.
- Động cơ thang ghi số 2: hoạt động gián đoạn tự động theo thời gian chạy 2 phút, dừng 10 phút (có thể cài đặt thời gian).
- Động cơ thang ghi số 3: hoạt động gián đoạn tự động theo thời gian chạy 3 phút, dừng 15 phút (có thể cài đặt thời gian).
✓ Quy trình điều khiển cấp rác đầu lò:
Chức năng: Hệ thống thủy lực, cấp chất thải sinh hoạt vào bên trong lò.
Các thiết bị chính:
- Bơm thủy lực cho hệ cấp rác 5,5KW.
- Cửa chặn rác – 02 van từ điều khiển lên & xuống.
- Ghi đùn rác – 02 van từ điều khiển tiến & lùi.
Chế độ vận hành: Bằng tay và Tự động. Sử dụng chung SW Man/Auto cho cả hệ thống.
• Trạng thái ban đầu thiết bị:
- Cửa chặn rác vị trí đóng.
- Ghi đùn rác vị trí nằm vị trí bên ngoài.
• Các bước điều khiển :
- Bước 1: Khởi động bơm thủy lực.
- Bước 2: Mở cửa chặn rác hết hành trình hết hành trình mở.
- Bước 3: Chạy ghi đùn rác hết hành trình tiến.
- Bước 4: Lùi ghi đùn rác về vị trí lùi.
- Bước 5: Đóng cửa chặn rác lại hết hành trình đóng.
• Điều kiện vận hành.
- Cửa chặn rác ở vị trí đóng, hoặc đang đóng (mở) → không được vận hành ghi đùn rác.
- Ghi đùn rác ở vị trí bên trong, hoặc đang tiến (lùi) → không được vận hành cửa chặn rác.
• Chế độ vận hành bằng tay: dùng trong quá trình khởi động lò.
Nhân viên vận hành sử dụng switch & nút nhấn tương ứng trên HMI-1 để vận hành theo các bước điều khiển từ 1 → 5.
- Cửa chặn rác: điều khiển mở & đóng theo nút nhấn trên HMI-1.
- Ghi đùn rác: điều khiển tiến & lùi theo nút nhấn trên HMI-1.
• Chế độ vận hành tự động:
Điều kiện vận hành tự động động cơ thang ghi:
Khi nhiệt độ thứ cấp đạt từ 950˚C - 1000˚C, nhân viên vận hành sẽ chuyển sang chế độ chạy tự động.
- Hệ thống cấp rác vào lò được điều khiển tự động: hoạt động gián đoạn theo thời gian chạy 1 chu kỳ (bước 2 → bước 5), dừng 10 phút (có thể cài đặt thời gian).
Chú ý: Trong cả hai chế độ vận hành tự động và bằng tay, khi dừng đợi thời gian cấp rác tiếp theo bơm thủy lực sẽ chạy chế độ không tải (hồi lưu).
Cửa chặn Ghi đùn rác
Ghi đùn rác Cửa chặn
Mở cửa Tiến ghi
Lùi ghi Lùi ghi
Hình 3. 22. Sơ đồ điều khiển hệ thống cấp rác đầu lò
✓ Quy trình điều khiển hệ thống lấy tro:
Chức năng: Hệ thống thủy lực, lấy tro thải từ lò đốt.
Các thiết bị chính:
- Bơm thủy lực cho hệ lấy tro 5,5KW
- Cửa thải tro – 02 van từ điều khiển lên & xuống - Ghi chặn tro – 02 van từ điều khiển tới & lui - Thùng tro – 02 van từ điều khiển lên & xuống - Xe ra tro: Motor 2KW điều khiển tới & lui.
Chế độ vận hành: Bằng tay tại chỗ, giám sát trên HMI & trên SCADA.
• Trạng thái ban đầu của thiết bị - Thùng tro đang vị trí cao nhất.
- Xe goòng đang vị trí bên ngoài.
- Cửa thải tro đang đóng.
- Ghi chặn tro đang đóng.
• Các bước điều khiển
- Bước 1: Hạ thùng tro xuống thấp nhất hành trình.
- Bước 2: Mở cửa thải tro lên hết hành trình mở.
- Bước 3: Chạy xe goòng vào vị trí lấy tro (hết hành trình tiến).
- Bước 4: Đóng cửa thải tro.
- Bước 4 : Mở Ghi thải tro.
- Bước 5 : Đóng Ghi thải tro.
- Bước 6: Mở cửa thải tro.
- Bước 7: Chạy xe goòng ra ngoài hết hành trình lùi . - Bước 8: Đóng cửa thải tro.
- Bước 9: Nâng thùng xe lên.
• Điều kiện vận hành.
- Cửa thải tro & xe goong: Cửa thải tro ở vị trí đóng, hoặc đang đóng (mở) → không được vận hành xe goong.
- Xe goong & thùng tro: Xe goong ở vị bên trong lò, hoặc đang tiến (lùi) → không được vận hành thùng tro.
- Xe goong & Ghi thải tro: Xe goong ở vị bên ngoài lò, hoặc đang tiến (lùi) → không được vận hành ghi thải tro.
- Trong quá trình chờ lấy tro người vận hành có thể tắt bơm thủy lực.