Hiện trạng chất lượng môi trường và đa dạng sinh học khu vực thực hiện dự án

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG của Dự án “Nhà máy gia công cơ khí, sản xuất lắp ráp linh kiện điện tử và sản xuất lắp ráp các sản phẩm từ nhựa” (Trang 78 - 81)

CHƯƠNG II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN

2.2. Hiện trạng chất lượng môi trường và đa dạng sinh học khu vực thực hiện dự án

2.2.1. Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường

Để đánh giá chất lượng hiện trạng môi trường không khí khu vực triển khai dự án, Công ty đã kết hợp với Viện Khoa học và Công nghệ quân sự để tiến hành quan trắc, lấy mẫu không khí, nước mặt khu vực triển khai dự án.

2.2.1.1. Các vị trí lấy mẫu

Bảng 2. 7. Các vị trí lấy mẫu khu vực dự án

STT Tên mẫu Vị trí lấy mẫu

1 KK Mẫu không khí khu vực trung tâm dự án 2 NM Mẫu nước mặt khu vực dự án

2.2.1.2. Kết quả đo đạc, phân tích

- Thời gian lấy mẫu: ngày 24/7/2023, 25/7/2023, 26/7/2023

- Điều kiện vi khí hậu tại thời điểm lấy mẫu: trời nắng, nhiệt độ môi trường trung bình tại thời điểm lấy mẫu dao động trong khoảng 29oC, độ ẩm 64%, tốc độ gió trung bình 1,5m/s.

a. Môi trường không khí

- Thông số quan trắc: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, bụi, SO2, NO2, CO, độ ồn - Kết quả quan trắc: Kết quả phân tích mẫu không khí dự án được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2. 8. Kết quả phân tích mẫu không khí khu vực dự án

STT Thông số Đơn vị Kết quả phân tích QCVN

05:2013/BTNMT 24/7/2023 25/7/2023 26/7/2023

1 Nhiệt độ 0C 29,1 29,5 29,6 -

2 Độ ẩm % 65,5 64,7 64,8 -

3 Tốc độ gió m/s 1,5 1,5 1,5 -

4 Tiếng ồn àg/m3 60,5 61,3 61,9 70(1)

5 Bụi àg/m3 89 88 86 300

6 CO àg/m3 <2.660 <2.600 <2.660 30.000

7 SO2 àg/m3 68 67 67 350

8 NOx àg/m3 59 58 59 200

Quy chuẩn so sánh:

+ QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.

+ (1) QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.

b. Mẫu nước mặt

- Thông số quan trắc: pH, BOD5, Tổng chất rắn lơ lửng, DO, COD, Amoni, Nitrat, Tổng dầu mỡ, Tổng các chất hoạt động bề mặt, Phosphat, Tổng Coliforms.

- Kết quả quan trắc: Kết quả phân tích mẫu nước mặt khu vực dự án được thể hiện trong bảng sau:

Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án “Xây dựng nhà máy gia công cơ khí, lắp ráp linh kiện điện tử và sản xuất lắp ráp các sản phẩm từ nhựa”

Bảng 2. 9. Kết quả phân tích mẫu nước mặt khu vực dự án

STT Thông số Đơn vị

Kết quả QCVN 08-

MT:2015/

BTNMT Cột B1 24/7/2023 25/7/2023 26/7/2023

1 pH - 7,1 7,11 7,15 5,5÷9

2 BOD5 (20oC) mg/L 10,5 10,3 10,9 15

3 Tổng chất rắn lơ

lửng (TSS) mg/L 36 36,2 35 50

4 DO mg/L 5 5 5 ≥4

5 COD mg/L 21 21,1 20,9 30

6 Amoni (tính theo

N) mg/L 0,16 0,15 0,14 0,9

7 Nitrat (NO3-)

(tính theo N)* mg/L 5,46 5,45 4,96 10

8 Tổng dầu mỡ mg/L 0,09 0,12 0,16 1

9

Tổng các chất hoạt động bề mặt

*

mg/L 0,15 0,16 0,17 0,4

10 Phosphat (PO43-)

(tính theo P)* mg/L 0,02 0,03 0,025 0,3

11 Tổng Coliforms MPN/

100mL 4.300 4.200 4.230 7.500

Ghi chú: QCVN 08-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt.

Nhận xét: Qua bảng phân tích mẫu không khí và mẫu nước mặt khu vực dự án ta thấy tất cả các thông số ô nhiễm đều nằm trong giới hạn cho phép đối với các quy chuẩn, vì vậy môi trường nền khu vực dự án chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm.

2.2.2. Hiện trạng đa dạng sinh học

Khu vực thực hiện dự án phường Anh Dũng, quận Dương Kinh, thành phố Hải Phòng xung quanh dự án không có khu dự trữ sinh quyển, khu bảo tồn thiên nhiên.

a. Hệ thực vật trên cạn

Trên diện tích đất nông nghiệp, thực vật chính là cây lúa nước, khoai, đất nông nghiệp được sử dụng thâm canh nên mặt đất được phủ quanh năm. Ngoài ra còn có các loài cỏ như cỏ gà, cỏ may, cỏ gấu mọc trên các bờ ruộng, đường đi hoặc trong các ruộng lúa.

b. Hệ động vật

Số lượng các các loài động vật kém phong phú. Động vật trên cạn do người dân chăn nuôi chủ yếu là heo, gà, vịt...; các vật nuôi trong gia đình như chó, mèo. Động vật hoang dã chủ yếu là các loài thông thường như một số loài chim (sáo, chích, cò), động vật có vú (chuột); lưỡng cư (ếch, nhái); bò sát như một số loài rắn nhỏ (hổ mang, rắn ráo, rắn nước) và các loài côn trùng như bướm, châu chấu, chuồn chuồn, bọ xít, cánh cam v.v… Động vật dưới nước có: cá, tôm, cua, ốc,… và một số loài nhuyễn thể (trai, hến, ốc).

c. Hệ sinh thái dưới nước

Thành phần loài thực vật nổi khu vực dự án được xác định là các loài thuộc 3 ngành tảo là tảo Silic, tảo Lam và tảo Giáp. Trong 3 ngành tảo xác định được thì tảo Silic có số lượng nhiều hơn cả (60 loài, chiếm 89%), sau đến tảo Giáp (7 loài, chiếm 10%) và cuối cùng là tảo Lam (1 loài, chiếm 1% trên tổng số loài thực vật nổi có mặt tại khu vực)...Ngoài ra, còn có một số thực vật khác như lục bình, bèo tai chuột, bèo dâu... và một số cây bụi mọc hoang, không có các vùng sinh thái nhạy cảm, không có rừng hay các khu vực đa dạng sinh học cao có thể bị tác động bởi dự án.

Nhìn chung, hệ động thực vật tại khu vực dự án khá nghèo nàn không phong phú, đa dạng, không có các loại động vật quý hiếm cần bảo vệ. Do đó, hoạt động thi công xây dựng dự án cũng như vận hành dự án sau này không ảnh hưởng đến yếu tố này..

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG của Dự án “Nhà máy gia công cơ khí, sản xuất lắp ráp linh kiện điện tử và sản xuất lắp ráp các sản phẩm từ nhựa” (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)