1.4. Một số PPDH và kĩ thuật dạy học tích cực
1.4.3. Một số kỹ thuật dạy học tích cực
“Là kỹ thuật tổ chức hoạt động học tập mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và nhóm” [13].
Cách tiến hành
Bước 1. Chia HS thành các nhóm, giao nhiệm vụ thảo luận và phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A0.
Bước 2. Hướng dẫn HS: Vẽ 1 hình vuông ở trung tâm giấy A0 rồi chia phần trống còn lại làm số phần theo số thành viên của nhóm.
Hình 1.1. Mô hình kỹ thuật khăn trải bàn
Bước 3. HS làm việc cá nhân, mỗi thành viên của nhóm làm việc độc lập trả lời câu hỏi hoặc đưa ra lời giải riêng và viết vào góc giấy của mình.
Bước 4. HS làm việc theo nhóm, khi hết thời gian làm việc cá nhân, các thành viên trong nhóm chia sẻ, thảo luân, thống nhất câu trả lời. Ý kiến thống nhất của nhóm được viết vào phần chính giữa.
Bước 5. Trình bày sản phẩm của nhóm.
Ưu điểm và hạn chế khi sử dụng kỹ thuật “khăn trải bàn”.
Ưu điểm
• Dễ sử dụng, không tốn kém.
• Cụ thể hóa được quan điểm /chiến lược học hợp tác và học phân hóa:
- HS đạt được mục tiêu học tập cá nhân cũng như làm việc cùng nhau để đạt được mục tiêu chung của nhóm.
- Sự phối hợp theo nhóm nhỏ tạo cơ hội cho học tập có sự phân hóa.
- Tăng cường sự hợp tác, giao tiếp, học cách chia sẻ kinh nghiệm, tôn trọng lẫn nhau.
Hạn chế
Ý kiến cá nhân
Ý kiến cá nhân Ý
kiến cá nhân
Ý kiến
cá nhân Ý kiến chung của cả nhóm
về chủ đề
• Đòi hỏi thời gian đủ để HS làm việc cá nhân và thống nhất trong nhóm.
• Số lượng HS trong nhóm vừa phải (khoảng 4 – 6 HS) mới có hiệu quả cao.
Một số lưu ý khi tổ chức dạy học theo kĩ thuật khăn trải bàn:
- Câu hỏi thảo luận là câu hỏi mở.
- Nếu số học sinhtrong một nhóm quá đông, chiếm quá nhiều chỗ so với chu vi khăn phủ bàn, có thể phát cho học sinh những mảnh giấy nhỏ để học sinh ghi lại ý kiến cá nhân. Sau đó đính những ý kiến vào phần xung quanh khăn trải bàn.
- Trong quá trình thảo luận thống nhất ý kiến, có thể đính những ý kiến thống nhất vào giữa khăn. Những ý kiến trùng nhau có thể đính chồng lên nhau.
- Những ý kiến không thống nhất của nhóm không để ở phần giữa của “khăn trải bàn”. Cá nhân có quyền bảo lưu những ý kiến chưa được thống nhất trong toàn nhóm và được giữ lại ở phần xung quanh của khăn trải bàn.
1.4.3.2. Kĩ thuật sơ đồ tư duy
“Là một công cụ tổ chức tư duy. Đây là phương pháp để chuyển tải thông tin vào bộ não rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não. Nó là một phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả nhằm sắp xếp ý nghĩ” [13].
Được Tony Buzan phát minh từ khi ông còn là sinh viên, sơ đồ tư duy là một công cụ giúp động não, giải quyết vấn đề, lên kế hoạch, ghi chú, ôn tập… nhanh chóng và hiệu quả.
Cách lập sơ đồ tư duy
Bước 1.Xác định chủ đề chính, chủ đề cần tìm hiểu.
Bước 2. Phát triển ý tưởng tự do. Từ chủ đề lớn, tìm ra các chủ đề nhỏ liên quan.
Từ mỗi chủ đề nhỏ lại tìm ra những yếu tố, nội dung liên quan.
Bước 3.Xem xét và thảo luận để loại bỏ nội dung trùng lặp, thiếu chính xác.
Bước 4. Vẽ và hoàn thiện sơ đồ tư duy. Tạo ra một “bức tranh tổng thể” mô tả về chủ đề lớn một cách đầy đủ và rõ ràng.
• Ở vị tri trung tâm sơ đồ, vẽ một hình ảnh hay viết 1 cụm từ thể hiện ý tưởng/
nội dung chính của chủ đề.
• Từ ý tưởng hay hình ảnh trung tâm sẽ được phát triển bằng các nhánh chính nối với các cụm từ hay hình ảnh cấp 1.
• Từ các cụm từ hay hình ảnh cấp 1 lại được phát triển thành các nhánh phụ dẫn đến các cụm từ hay hình ảnh cấp 2, cấp 3…
Ưu điểm và hạn chế khi sử dụng kỹ thuật lược đồ tư duy Ưu điểm
Với cách thể hiện gần như cơ chế hoạt động của bộ não, sơ đồ tư duy giúp ta:
• Sáng tạo hơn, ghi nhớ tốt hơn.
• Tiết kiệm thời gian, nhìn thấy được bức tranh tổng thể.
• Tổ chức và phân loại được suy nghĩ, lập kế hoạch và giám sát công việc.
• Tổ chức và lưu trữ các tài liệu một cách khoa học, dễ dàng tìm kiếm.
• Tổ chức và phát huy hiệu quả sự sáng tạo và đóng góp của từng thành viên trong nhóm khi làm việc theo nhóm.
• Đáp ứng được các phong cách học…
Hạn chế
Có thể HS phải bỏ ra quá nhiều thời gian vào việc vẽ các biểu tượng hay ký hiệu, trang trí cho những ghi chú mà không dành thời gian vào việc học.
Một số lưu ý khi tổ chức dạy học theo kĩ thuật sơ đồ tư duy:
- Học sinh cần được giới thiệu nhiều cách tổ chức thông tin dưới dạng sơ đồ.
- Một người thích sắp theo hàng, một số khác thích dạng hình học, lại có người thích sắp xếp một cách tự do hơn. Điều này liên quan rất nhiều đến cách học của mỗi cá nhân cũng như kinh nghiệm của người học. Có được kinh nghiệm về những cách khác nhau để lập sơ đồ, học sinh sẽ có phương tiện để xử lí thông tin phục vụ hiểu biết tốt hơn. Cần lưu ý rằng không có cách nào là tốt nhất hoặc thích hợp nhất với mọi người.