2.4.1. Tìm hiểu đối tượng học sinh
- Tìm hiểu tổng số HS trong lớp, tỷ lệ học sinh nam và nữ.
- Xem xét kết quả học tập môn học từ năm học trước. Sử dụng thông tin này trong quá trình lập kế hoạch bài học.
- Tìm hiểu về mối quan tâm và sở thích của HS, thông qua các phiếu trắc nghiệm.
- Tìm hiểu về mối quan hệ của HS đối với các bạn, xem em đó có phải là HS nhút nhát hay hoạt bát trong lớp học.
- Tìm hiểu tốc độ hoàn thành bài tập của HS, xem cách các em vượt qua khó khăn khi gặp bài tập khó cũng như các dấu hiệu của sự chán nản hoặc ngừng hoạt động khi bài tập quá khó khăn.
- Cung cấp các nhiệm vụ hoặc bài tập giúp HS bộc lộ phong cách học tập của các em. GV quan sát hoạt động học tập của HS để xác định được cách tốt nhất để một HS có thể học.
2.4.2. Cân bằng mục tiêu học tập, tìm tài liệu học tập và tìm hiểu nhu cầu học sinh
- Nắm kỹ mục tiêu và chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học, chương, bài và các lĩnh vực nội dung để chỉ đạo cho quá trình lập kế hoạch bài học.
- Sử dụng chương trình, sách giáo khoa môn học do Bộ GD&ĐT ban hành để hỗ trợ quá trình học tập.
- Bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng nhằm xây dựng kế hoạch bài học cho phù hợp với nhu cầu của HS.
- Xác định những chuẩn nào là thích hợp để đảm bảo cho sự phân hóa trong quá trình dạy đạt được hiệu quả.
2.4.3. Xây dựng kế hoạch bài học với hoạt động đa dạng và sự hướng dẫn công bằng
- Xem xét tất cả các phong cách học tập khi lập kế hoạch, cả phương pháp dạy học và các hoạt động của HS để nắm vững các kỹ năng thực hành và trình bày.
- Thiết kế các hoạt động hướng về năng lực của các HS khá trong lớp học, và sau đó tạo ra các hoạt động phù hợp cho các HS có trình độ trên hoặc dưới mức này. Nên kỳ vọng ở tất cả HS, tuy nhiên phải làm sao để cả bài học và hoạt động phù hợp với tất cả HS.
- Cần phải đảm bảo các hoạt động phân hóa được công bằng. Các hoạt động là không công bằng và việc học tập bị ảnh hưởng nếu chỉ có một số HS được giao nhiệm vụ thích thú với hoạt động của họ, trong khi đó các HS khác gặp nhiều khó khăn khi làm việc với phiếu học tập của các em.
- Theo dõi, quan tâm đến HS cần sự giúp đỡ khi làm bài tập, và để giúp duy trì trật tự trong lớp cần tạo ra một “thủ tục” cho phép HS có thể chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác.
2.4.4. Sử dụng các nhóm học tập linh hoạt và hợp tác
- Tùy theo các hoạt động mà có thể sử dụng nhóm hỗn hợp về cả trình độ và phong cách học tập sẽ có lợi hay nhóm đồng nhất sẽ có lợi hơn…
- Qui định các hoạt động dành cho HS để làm việc cá nhân, theo cặp hay các loại hoạt động làm việc theo nhóm. Dựa vào mức độ, khả năng, phong cách học tập, sự quan tâm và sở thích của HS có thể tạo ra một loạt các cặp và các nhóm tham gia phù hợp.
- Dự kiến trước khi các thành viên của mỗi nhóm và một kế hoạch cho HS di chuyển về nhóm trước để tận dụng tối đa thời gian thực hiện các nhiệm vụ học tập trong lớp học.
2.4.5. Tiến hành đánh giá thường xuyên
- Đánh giá việc học tập của HS thường xuyên và liên tục, xuyên suốt cả quá trình nhằm giúp GV điều chỉnh và thay đổi các bài tập hay phiếu học tập khi cần thiết.
- Đánh giá chính thức và không chính thức. Tiến hành đánh giá không chính thức có thể bao gồm việc quan sát HS khi các em làm việc cá nhân hoặc theo nhóm; cung cấp các đánh giá bằng văn bản được thiết kế để chứng minh sự thành thạo, xem xét các kế hoạch được tiến hành hoặc sau khi hoàn thành và yêu cầu bất kỳ HS trình bày kết quả ở cuối giờ.
- Phân hóa đánh giá tổng kết bằng cách đưa ra một đánh giá tổng kết phù hợp với phong cách học, sự quan tâm, sở thích và năng lực của HS.
Tiểu kết chương 2
Trong chương này chúng tôi đã triển khai việc áp dụng quan điểm dạy học phân hóa với PPDH theo góc cho các bài học cụ thể trongchương trình hóa học vô cơ lớp 11 nâng cao.
Nội dung được thực hiện theo cấu trúc sau:
1. Phân tích mục tiêu và cấu trúc nội dung các chương hóa học vô cơ 11 – nâng cao.
2. Đề xuất những yêu cầu để lựa chọn nội dung để thiết kế kế hoạch bài học áp dụng PPDH theo góc dựa trên quan điểm dạy học phân hóa.
3. Chúng tôi thiết kế 10 giáo án, trong đó chương Sự điện ly thiết kế 6 giáo án (1 giáo án bài luyện tập), chương 2 nhóm nitơ thiết kế 3 giáo án và chương nhóm cacbon thiết kế 1 giáo án.
4. Tổ chức dạy học theo góc ơ các giáo án đã thiết kế bằng cách tìm hiểu đối tương học sinh, cân bằng mục tiêu, tìm hiểu nhu cầu học sinh.
5. Chúng tôi cũng đã tiến hành xây dựng các đề kiểm tra 15 phút sau mỗi giáo án, đồng thời xây dựng đề kiểm tra 30 phút nhằm kiểm tra đánh giá việc nắm vững mục tiêu của bài học.