Phân tích đặc điểm hoạt động tại các góc trong “Dạy học theo góc kết hợp với kĩ thuật khăn trải bàn”

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học theo góc phần hóa học vô cơ lớp 11 theo quan điểm dạy học phân hóa (Trang 64 - 69)

2.3. Thiết kế một số giáo án hóa học vô cơ 11 nâng cao theo PPDH góc

2.3.1. Phân tích đặc điểm hoạt động tại các góc trong “Dạy học theo góc kết hợp với kĩ thuật khăn trải bàn”

Đặc trưng của PPDH theo góc là HS được quyền lựa chọn những góc phù hợp với phong cách học tập của mình và tại các góc, HS sẽ làm việc theo nhiệm vụ được thiết kế trong các PHT. Điểm nổi bật khác với các PP thảo luận theo nhóm ở các PPDH bình thường là trong PHT (PPDH theo góc) phải nêu rõ mục tiêu, nhiệm vụ.

Với góc phân tích, góc quan sát, GV có thể sử dụng kết hợp với kĩ thuật khăn trải bàn. Với hình thức thực hiện: Các thành viên của nhóm ngồi xung quanh bàn và ghi câu trả lời vào ô của mình, sau đó cả nhóm thống nhất câu trả lời và viết vào ô giữa của tờ giấy để trình bày trước lớp. Do đó, cả nhóm sẽ cùng quan sát được bài làm của các thành viên trong nhóm. Vì vậy, mọi thành viên trong nhóm đều phải có tinh thần tự lực để hoàn thành các nhiệm vụ của mình. Để thuận tiện hơn trong việc trình bày và tính thẩm mỹ trong sản phẩm của nhóm. GV không nhất thiết phải kẻ khổ giấy A1 ra thành các ô theo đúng mô hình của kĩ thuật khăn trải bàn. Thay vào đó, GV có thể phát cho mỗi HS một tờ giấy A4. Các thành viên trong một góc sẽ trình bày bài làm của mình ra tờ giấy đó. Sau đó, cả nhóm sẽ đính phần trả lời của các thành viên vào mép của tờ giấy A1 và cùng thảo luận đưa ra đáp án chúng. VD theo hình :

a) Tại góc phân tích, HS nghiên cứu SGK để rút ra được những kiến thức cần lĩnh hội. Vì vậy, GV cần đưa ra những câu hỏi có định hướng cụ thể, rõ ràng để HS lĩnh hội được các kiến thức trọng tâm. Bên cạnh đó, GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ kết hợp với kĩ thuật khăn trải bàn. Ví dụ, PHT của góc phân tích “bài 11 – Amoniac và muối amoni”.

GÓC PHÂN TÍCH

1.Mục tiêu: HS nghiên cứu sgk, dựa trên những kiến thức đã học nhằm rút ra được tính chất hóa học của NH3.

2.Nhiệm vụ: HS nghiên cứu sgk , thực hiện nhiệm vị trong phiếu học tập số 1 và làm vào giấy A4, đối với từng cá nhân (ý kiến riêng), sau đó thống nhất lấy ý kiến chung để làm vào giấy A0. Giấy A4 của các cá nhân đã làm được dán ở góc ý kiến riêng. Màu xanh (Dành cho HS trung bình – khá), màu trắng (Dành cho HS khá – giỏi).

Phiếu học tập số 1(màu xanh)

Câu1. Dựa vào thuyết axit, bazơ của Bron-stêt để giải thích tính bazơ của NH3. Câu 2. Dựa vào tính chất chung của một bazơ nêu tính chất và viết PTHH minh họa tính chất bazơ của amoniac?.

Câu 3. Amoniac có khả năng tạo phức với Cu(OH)2 như thế nào?. Viết PTHH?.

Câu 4. Xác định số oxi hoá của nitơ trong phân tử amoniac. Qua đó, cho biết NH3

thể hiện tính khử hay tính oxi hóa?. Viết các PTHH minh họa.

Phiếu học tập số 1(màu trắng)

Câu 1. Dựa vào công thức electron, công thức cấu tạo và số oxi hóa của N trong phân tử NH3 dự đoán tính chất hóa học và giải thích vì sao NH3 có những tính chất đó?. Viết PTHH minh họa?.

Câu 2. Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong các chất và vai trò của NH3

trong các phản ứng hóa học đó?.

Kết quả của các bạn trong nhóm sẽ được bạn nhóm trưởng thống nhất ghi vào giữa “Khăn trải bàn”.

b) Góc trải nghiệm, tùy điều kiện và đặc điểm của bài chúng ta có thể tổ chức góc trải nghiệm, tại góc này HS sẽ tiến hành các TN để rút ra kiến thức. Vì vậy, GV cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, hóa chất. Trong PHT, ngoài mục tiêu, nhiệm vụ, và danh sách các TN cần tiến hành, GV phải ghi rõ cách thức tiến hành TN để HS biết được quy trình thực hiện. Một số thao tác TN khó, GV tiến hành làm mẫu, và luôn quan sát để trợ giúp HS. Ví dụ, PHT của góc trải nghiệm “bài 11 – Amoniac và muối amoni”.

GÓC TRẢI NGHIỆM 1. Mục tiêu: Từ TNHH cho biết TCVL, TCHH của amoniac.

2. Nhiệm vụ: Đọc hướng dẫn tiến hành TN, tiến hành TN an toàn và suy luận từ công thức hoàn thành PHT số 2.

Phiếu học tập số 2 I. Tính chất vật lý.

Tiến hành TN: Tính tan của amoniac.

- Quan sát bình đựng amoniac cho biết trạng thái, màu sắc, mùi của amoniac?

- Nhỏ vào cốc nước vài giọt dung dịch phenolphtalein. Nhúng nút cao su có ống thủy tinh vuốt nhọn vào nước. Thay nút bình đựng NH3 bằng nút có ống vuốt nhọn xuyên qua. Úp ngược bình đựng NH3 vào cốc nước. Quan sát hiện tượng xảy ra.

Ý kiến chung của cả nhóm về phiếu HT số 1

Rút ra kết luận về tính tan của amoniac trong nước?

II. Tính chất hóa học.

1. Tiến hành làm các TN và hoàn thành bảng sau:

TN1: NH3 tác dụng với axit: Cầm 2 đũa thủy tinh đầu cuốn bông cạnh nhau. Nhỏ vào đũa thủy tinh thứ nhất vài giọt dung dịch axit clohiđric đặc, nhỏ tiếp vào đũa thứ 2 vài giọt dung dịch amoniac đặc. Nêu hiện tượng quan sát được .

(Hai đũa thủy tinh đã được sử dụng làm TN phải bỏ riêng ra cốc nước) TN 2: Amoniac tác dụng với dung dịch muối AlCl3 và CuCl2

- Lấy vào ống nghiệm thứ nhất 2-3 ml dung dịch muối AlCl3, ống nghiệm thứ hai 2-3 ml dung dịch muối CuCl2.

- Nhỏ từ từ từng giọt dung dịch amoniac đến dư vào mỗi ống nghiệm, sau đó lắc đều. Nêu hiện tượng quan sát được, viết PTHH để giải thích.

STT Tên TN Hiện tượng – PTHH - giải thích Vai trò của NH3

1 NH3đặc + HCl(đặc) ………

………

2 NH3 + AlCl3 ……….………

………

3 NH3 + CuCl2 ………

………

2. Hãy xác định số oxi hóa của nitơ trong amoniac, nhận định khả năng tham gia PƯ oxi hóa - khử. Dự đoán sản phẩm và hoàn thành PTHH sau:

…..NH3 + ……O2→to ...

.….NH3 + …...CuO→to ...

Kết luận: Amoniac có các TCHH là:...

3. Từ số oxi hóa của N trong NH3và công thức e, hãy giải thích các TCHH nêu trên của amoniac.

c) Tại góc quan sát: HS phải quan sát các video TN để rút ra kiến thức. GV cần chuẩn bị máy tính hoặc màn hình ti vi để trình chiếu lần lượt các TN. GV chú ý tắt tiếng của các video để HS tự nêu lên hiện tượng quan sát được và giải thích. Khi

hoạt động tại góc quan sát, HS sẽ thảo luận và ghi kết quả vào phiếu A0. Ví dụ, PHT số 3 của góc quan sát “bài 11 – Amoniac và muối amoni”.

GÓC QUAN SÁT

1. Mục tiêu: HS rút ra được tính chất hóa học của NH3 khi quan sát các clip mô tả tính chất hóa học.

2. Nhiệm vụ: HS kích đúp vào file “Phim thí nghiệm bài ammoniac”, quan sát từng thí nghiệm, mô tả lại hiện tượng quan sát được và viết các PTHH chứng minh.

(điền vào giấy A0).

Phiếu học tập số 3

Câu 1: Quan sát các hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm và điền các thông tin vào tờ giấy A0 đã in sẳn các đề mục như dưới:

TN Tên TN Hiện tượng

Giải thích bằng PTHH Xác định số OXH của các NTHH và xác định vai trò của NH3 trong các PƯHH

1 Dd NH3 đặc tác dụng với dd HClđặc 2 Khả năng tạo phức

của NH3với Cu(OH)2. 3 Đốt NH3 trong khí O2 4 NH3 tác dụng với

CuO

Câu 2. Nêu kết luận về tính chất hóa học của NH3?

d) Góc áp dụnglà góc dành cho HS đã nắm được nội dung kiến thức, hoặc những HS có khả năng tiếp thu tốt. Tại góc này, HS không được sử dụng SGK, vì vậy, GV cần chuẩn bị một phiếu hỗ trợ, có ghi rõ những nội dung kiến thức trọng tâm, những ví dụ minh họa cụ thể để HS làm tư liệu. Bên cạnh đó, hệ thống câu hỏi và bài tập vận dụng cũng phải phù hợp với kiến thức cần lĩnh hội, tránh đưa ra những bài tập quá khó, quá mở rộng. Tùy theo nội dung ở góc áp dụng có thể sử dụng phiếu hỗ trợ

xt

để giúp cho các em nhóm xuất phát tại góc này có thể cần sự trợ giúp của GV thông qua phiếu hỗ trợ.

Ví dụ, PHT số 4 của góc áp dụng “bài 11 – Amoniac và muối amoni”.

GÓC ÁP DỤNG

1. Mục tiêu:Củng cố lại cho HS nắm vững phần tính chất hóa học và vận dụng vào giải các bài tập.

2. Nhiệm vụ: HS tự lựa chọn PHT tương ứng với màu giấy để làm vào giấy A0. Phiếu học tập số 4(màu xanh)

Câu 1: Hoàn thành các PTHH sau:

NH3 + HCl → ….

Cu(OH)2 + …. → [Cu(NH3)4](OH)2 NH3 + O2 ….

NH3 + Cl2→ ….

Câu 2: Sục V (lít) khí NH3 ở đktc vào dd Al2(SO4)3thu được 1,56 (g) kết tủa.

a. Viết PTHH xảy ra.

b. Tính V.

Phiếu học tập số 4(màu trắng)

Câu 1: Cho biết dd NH3 thể hiện tính chất gì trong phản ứng dưới đây:

2NH3 + 3CuO 3Cu↓ + N2↑ + 3H2O Câu 2: Viết các PTHH thực hiện dãy chuyển hóa sau:

Khí A dd A B Khí A C D + H2O Câu 3: Sục từ từ V(lít) khí NH3ở đktc vào 200ml dd Al2(SO4)3đến khi được kết tủa lớn nhất. Lọc kết tủa. Để hòa tan lương kết tủa này cần vừa đủ 500ml dd NaOH 3M.

a. Viết PT phân tử và PT ion thu gọn.

Tính CM của dd Al2(SO4)3 và tính V?

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học theo góc phần hóa học vô cơ lớp 11 theo quan điểm dạy học phân hóa (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)