Chương 1 Những tiền đề đổi mới DNNN ở Việt Nam
1.1. Lý luận và nhận thức về nhà nước và DNNN trong nền kinh tế thị trường
1.1.2. Về khu vực DNNN
1.1.2.1. Khái niệm về DNNN
DNNN là những cơ sở kinh doanh do nhà nước sở hữu hoàn toàn hay một phần. Quyền sở hữu thuộc về nhà nước là đặc điểm phân biệt DNNN với
DN trong khu vực tƣ nhân, còn hoạt động kinh doanh là đặc điểm phân biệt chúng với các tổ chức và cơ quan khác của chính phủ.
Trên thực tế, tiêu thức cụ thể về DNNN ở nhiều nước trên thế giới còn rất khác nhau. Năm 1956 khi nước Anh thành lập Uỷ ban đặc biệt về quốc hữu hoá công nghiệp đã quy định các DNNN gồm 3 điều kiện : 1. Hội đồng quản trị DN do chính phủ bổ nhiệm; 2. Uỷ ban quốc hữu hoá công nghiệp kiểm tra tài khoản kinh doanh của DN; 3. Thu nhập của DN phần lớn không dựa vào sự cung cấp của quốc hội hoặc của các cơ quan tài chính nhà nước.
Ở Pháp, DNNN đƣợc xác định là những DN thoả mãn đủ 3 điều kiện : một là, tính công hữu của quyền sở hữu DN, nhờ đó chính phủ xác lập đƣợc địa vị lãnh đạo của nhà nước đối với DN; hai là, có địa vị pháp nhân độc lập, nghĩa là địa vị của nó trong quá trình kinh tế giống nhƣ các DN pháp nhân khác; ba là, thực hiện các hoạt động công thương độc lập, quy định nó là tổ chức kinh tế có hạch toán lỗ lãi chứ không phải là đơn vị hành chính sự nghiệp của chính phủ.[38, 8-9]
Liên hợp quốc, Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế đƣa ra 3 quan niệm tiêu biểu về DNNN, đó là: 1. Chính phủ là cổ đông chính trong DN hoặc nếu không thì chính phủ có thể thực hiện việc kiểm soát những chính sách chung mà DN theo đuổi và bổ nhiệm hoặc cách chức ban quản lý DN; 2. DN có nhiệm vụ sản xuất hàng hoá hoặc dịch vụ bán cho công chúng, hoặc cho các DN tƣ nhân, DNNN khác; 3. DN phải chịu trách nhiệm về thu chi trong hoạt động về sản xuất kinh doanh.[66, 8]
Từ những sự xác định ít nhiều khác nhau trên, có thể khái quát ra những điểm chung của các DNNN. Nhà nước chiếm trên 50% vốn của DN, nhờ đó chính phủ có thể gây ảnh hưởng có tính chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp đối với các DN, các DN đều tổ chức theo chế độ công ty là một pháp nhân, nguồn thu
chủ yếu đều từ hoạt động kinh doanh và thường phải thực hiện song song cả mục tiêu sinh lợi lẫn mục tiêu xã hội.
DNNN thường được phân loại theo mức độ sở hữu và mục tiêu kinh tế- xã hội.
Xét theo mức độ sở hữu, DNNN có 2 loại : loại DNNN chỉ có một chủ sở hữu vốn duy nhất là nhà nước; Loại DNNN có nhiều chủ sở hữu vốn, trong đó nhà nước nắm giữ một phần sở hữu nhất định (tuỳ theo quy định của mỗi nước)
Xét theo mục tiêu kinh tế-xã hội, DNNN có 2 loại : DN hoạt động vì mục tiêu phi lợi nhuận (hoạt động công ích); DN hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận (hoạt động kinh doanh)[25, 35]
Ngoài ra, căn cứ vào sự khác nhau về địa vị pháp luật, DNNN có thể chia thành 3 loại :
- DNNN do chính phủ trực tiếp quản lý, không có đầy đủ địa vị pháp nhân độc lập.
Loại DNNN này có nguồn vốn từ ngân sách của các cơ quan chủ quản thuộc chính phủ và các đại biểu chính phủ tham gia vận hành kinh tế, và chủ yếu là xí nghiệp liên quan đến quốc kế dân sinh nhƣ điều trị y tế, giao thông công cộng, điện nước, bưu điện, đường sắt, sản xuất vũ khí... Hiện nay, DNNN này không còn thấy nhiều ở các nước nữa.
- DNNN có đầy đủ địa vị pháp nhân và toàn bộ tài sản thuộc về nhà nước.
Có thể thấy rằng, các DNNN mà toàn bộ tài sản do nhà nước đầu tư và có đầy đủ địa vị pháp nhân độc lập, ở các nước trên thế giới đều thuộc các lĩnh vực công cộng lấy việc phục vụ xã hội làm mục tiêu cơ bản, như đường sắt, bưu chính, điện, khí ga, nước sạch... Loại DNNN này là những thực thể kinh tế được lập ra và kinh doanh dựa theo một pháp quy cụ thể nào đó của nhà nước đồng
thời lệ thuộc vào một cơ quan quản lý đó của nhà nước. Tuy có đầy đủ địa vị pháp nhân độc lập đồng thời có quyền tự chủ kinh doanh nhất định trong phạm vi đã xác định riêng, nhƣng các DN này đều phải lấy một mục tiêu cụ thể nào đó của nhà nước làm tôn chỉ hoạt động kinh doanh, và chấp hành sự điều tiết kinh tế và chức năng quản lý nhất định từ chính phủ.
- DNNN hỗn hợp có địa vị pháp nhân độc lập và nhà nước có quyền sở hữu một phần tài sản.
Phần lớn ở các nước tư bản, DNNN hỗn hợp là hình thức chủ yếu nhất trong mọi loại hình DNNN. Đặc điểm lớn nhất của loại DNNN này là nhà nước tham dự cổ phần, nhờ đó có thể khống chế chúng. Nhƣng DNNN này hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc của DN tƣ nhân, thu lợi ích kinh doanh qua cạnh tranh với các DN khác. Đồng thời, bằng chế độ tham dự, nhà nước có thể triển khai các hoạt động mà nhà nước cho là có ý nghĩa quan trọng nhất đối với sự phát triển của cả nước, gồm những công trình cơ sở hạ tầng như ngân hàng, đường sắt, đường bộ, vận tải biển..., và cũng có thể triển khai mở rộng vào trong các ngành công nghiệp mới. DNNN theo chế độ nhà nước tham dự ngày càng tỏ ra là loại hình DNNN có hiệu quả nhất.[38, 10-14]