Những yếu kém và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Quá trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước ở việt nam giai đoạn 1986 (Trang 40 - 44)

Chương 1 Những tiền đề đổi mới DNNN ở Việt Nam

1.2. DNNN trước Đổi Mới ở Việt Nam - quá trình hình thành, phát triển, thành quả và hạn chế

1.2.2. Những thành quả và yếu kém của khu vực DNNN

1.2.2.2. Những yếu kém và nguyên nhân

Do chiến tranh chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và quá trình thực thi mô hình CNXH kiểu cũ, DNNN ở Việt Nam tập trung vào phát triển nền kinh tế quốc phòng và xây dựng quan hệ sở hữu XHCN trên toàn bộ nền kinh tế quốc dân. DNNN được nhận thức như là một tổ chức hành chính của Nhà nước hơn là một đơn vị sản xuất kinh doanh với mục tiêu chủ yếu là phục vụ chiến tranh, thực hiện cải tạo XHCN, phát triển và hoàn thiện quan hệ sản xuất XHCN, chứ không phải là nhằm mục tiêu kinh tế vì lợi nhuận. Vai trò này của DNNN tiếp tục được thực hiện bởi cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp của Nhà nước, biểu hiện trên những nét cụ thể nhƣ sau :

Nhà nước quản lý DNNN trực tiếp bằng các chỉ tiêu pháp lệnh. Kế hoạch sản xuất của DNNN được Nhà nước quy định một cách tỉ mỷ và chặt chẽ.

DNNN giữ vai trò nhƣ một cơ sở hành chính, chỉ việc chấp hành mệnh lệnh của cấp trên. Mọi sự thay đổi trong kế hoạch và tổ chức sản xuất đều phải báo cáo lên cơ quan chủ quản và phải đƣợc sự đồng ý mới đƣợc triển khai. Theo Nghị quyết 244-CP/HĐBT (20-12-1976), hệ thống pháp lệnh hàng năm giao cho các DNNN là :

- Giá trị sản lƣợng hàng hoá thực hiện, trong đó ghi rõ giá trị sản lƣợng hàng hoá xuất khẩu

- Sản lƣợng sản phẩm chủ yếu theo chỉ tiêu chất lƣợng quy định, trong đó ghi rõ sản lƣợng sản phẩm xuất khẩu

- Một số chỉ tiêu tiến bộ khoa học-kỹ thuật mà Nhà nước cần nắm

- Nhịp độ tăng năng suất lao động, mức tăng năng suất lao động tính bằng hiện vật

- Tổng quỹ tiền lương

- Lợi nhuận và các khoản nộp ngân sách

- Vốn đầu tư cơ bản được Nhà nước cấp, danh mục các công trình chủ yếu, thời gian và công suất đƣa vào sử dụng

- Vật tư, thiết bị chủ yếu do Nhà nước cấp, tỷ lệ giảm tiêu hao vật tư cho một số sản phẩm chính

- Giá thành sản phẩm (chỉ tiêu này đƣợc bổ sung sau)[47, 63-64]

Cơ chế quản lý trực tiếp bằng các chỉ tiêu pháp lệnh nhƣ thế này đã tạo cho DNNN làm việc theo mệnh lệnh. Sản xuất cái gì, bao nhiêu và cho ai là do Nhà nước quy định. Do đó, chế độ hạch toán kinh tế là không có ý nghĩa thực tế.

Thêm vào đó, bộ máy quản lý cồng kềnh, quá nhiều đầu mối, quá nhiều cơ quan trung gian, làm cho bộ máy quản lý mang nặng tính quan liêu hành chính không có khả năng tiếp nhận, giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tế sản xuất kinh doanh. Cuối cùng, những kế hoạch đƣợc lập trong cơ chế này không mang tính thực tế và không ăn khớp với nhu cầu thực tế.[38, 53]

Trong điều kiện nhƣ trên, DNNN cũng không tìm tòi nghiên cứu thị trường vì họ không phải sản xuất cho thị trường mà sản xuất cho một khách hàng dễ tính. Hoạt động trong môi trường không có cạnh tranh và thường xuyên thiếu hụt, mọi sản phẩm sản xuất ra đều đƣợc tiêu thụ ngay theo địa chỉ do Nhà nước chỉ định.

Nhà nước thực hiện chế độ bao cấp đối với DNNN. Mối quan hệ giữa nhà nước và DNNN là quan hệ cấp phát và giao nộp. Nội dung của mối quan hệ đó là các yếu tố cho quá trình sản xuất ở các DNNN được Nhà nước cấp phát hoàn toàn và do vậy sản phẩm cũng phải nộp lại cho Nhà nước tương ứng với các yếu tố của quá trình sản xuất đã nhận đƣợc. Về mặt tài chính, DNNN thực hiện theo nguyên tắc thu đủ chi đủ. Lãi thì Nhà nước thu, lỗ thì nhà nước chịu.

Là DN nhƣng mục tiêu lợi nhuận không đƣợc đặt ra.

Một cơ chế nhƣ vậy rõ ràng là không kích thích DN làm kinh tế vì động cơ lợi nhuận mà vì động cơ hoàn thành kế hoạch của Nhà nước, bất chấp chi phí sản xuất và chất lƣợng sản phẩm. DN không có động cơ phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật vì kết quả sản xuất kinh doanh không có ảnh hưởng đến thu nhập của DN.

Cơ chế cấp phát giao nộp sản phẩm trong mối quan hệ giữa Nhà nước và DNNN thôi thúc các DNNN yêu cầu Nhà nước cấp phát cho các yếu tố đầu vào ở mức độ tối đa. Vì lợi ích của DN, DNNN tối đa hoá số lƣợng công nhân để tăng quỹ tiền lương và quỹ phúc lợi xã hội nhằm cải thiện tình trạng của DN và những người làm việc trong DN. Cơ chế cấp phát giao nộp thậm chí còn khuyến khích các DNNN sử dụng lãng phí các nguồn lực, đặc biệt là nguồn vốn khan hiếm của nhà nước. DN sử dụng vốn không tính đến hiệu quả do được Nhà nước cung cấp. Về vật tƣ, DN cố gắng đƣa ra những luận cứ để nâng cao định mức tiêu hao vật chất để Nhà nước giao cho nhiều vật tư hơn và sử dụng vì lợi ích riêng của DN.

Xuất phát từ quan hệ cấp phát giao nộp, các quan hệ kinh tế đƣợc hiện vật hoá một cách phổ biến. Giá cả hàng hoá không phản ánh đƣợc sự khan hiếm của mặt hàng đó. Giá chỉ đƣợc sử dụng nhƣ là công cụ tính toán cho việc cấp phát và giao nộp sản phẩm giữa Nhà nước và DN. Giữa các DNNN, mối quan hệ kinh tế cũng là quan hệ trao đổi hiện vật nhằm thực hiện kế hoạch của Nhà nước giao cho. Các công cụ như lãi suất tín dụng, tiền lương, thuế được nhà nước sử dụng một cách hình thức. Tiền lương không phản ánh giá cả của sức lao động. Lương cho công nhân do Nhà nước quy định theo cấp bậc và thâm niên, tách rời khỏi kết quả lao động tại DN. Lương phản ánh sự phân phối bình quân chủ nghĩa. Hệ thống ngân hàng chỉ làm nhiệm vụ cấp phát nguồn vốn cho DNNN theo lệnh, chứ không làm chức năng kinh doanh. Lãi suất tín dụng do Nhà nước quy định một cách chủ quan, không phản ánh cung cầu tiền tệ. Sự

khan hiếm nguồn vốn đƣợc điều chỉnh bằng cách in thêm tiền chứ không phải bằng cách điều chỉnh lãi suất tín dụng.

Nhà nước không thừa nhận quy luật vận động khách quan của thị trường, nơi quyết định sản xuất cái gì, cho ai và nhƣ thế nào bằng tín hiệu giá cả. Nhà nước quyết định tất cả một cách chủ quan. Giá cả do Nhà nước quy định, không dựa trên cơ sở cung cầu và chi phí sản xuất. Bên cạnh đó, môi trường hoạt động mà trong đó khu vực kinh tế tƣ nhân tồn tại rất khiêm tốn, hoàn toàn không mang tính cạnh tranh. Các DNNN hoạt động trên tinh thần hợp tác và thực hiện chế độ thi đua XHCN.[25, 87-88]

Cơ chế hoạt động của DNNN nhƣ vậy dẫn đến hiệu quả hoạt động kém là không tránh khỏi. Là DN mà hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận thì không thể có hiệu quả cao đƣợc. Do vậy hậu quả của cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp là có rất nhiều DNNN ở trong tình trạng làm ăn thua lỗ hoặc “lãi giả lỗ thật” do giá của các yếu tố đầu vào thấp hơn giá thực tế rất nhiều. Trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân, một bộ phận lớn công suất không đƣợc sử dụng. Riêng DNNN trong ngành công nghiệp mới huy động đƣợc khoảng 60% công suất.

Nếu so sánh với thời gian trước thì mặc dù Nhà nước đã đầu tư rất lớn vào khu vực DNNN, đặc biệt là ngành công nghiệp, chỉ riêng trong kế hoạch 1976-1980, giá trị tài sản cố định trong DNNN tăng gấp đôi, hầu hết đầu tƣ dành cho xây dựng mới các cơ sở sản xuất lớn, nhƣng vị trí của DNNN không đƣợc nâng cao tương ứng trong nền kinh tế, thậm chí còn suy giảm.

Ví dụ, tỷ trọng của kinh tế nhà nước trong năm 1976 chiếm 33,1% giá trị tài sản cố định mới tăng trong sản xuất vật chất, 37,1% vốn đầu tƣ xã hội và 68,8% giá trị tổng sản lượng công nghiệp, thì năm 1980, các con số tương ứng là 44,5%, 45,1% và 60,2%. Mức tích luỹ thu đƣợc trên một đồng tài sản cố định của tất cả các DNNN trong công nghiệp rất thấp. Hệ số tính trên đồng vốn sản xuất suy giảm so với những năm 60 ở miền Bắc và đầu những năm 70 ở miền

Nam.[25, 90-91]

Một phần của tài liệu Quá trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước ở việt nam giai đoạn 1986 (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)