Những cuộc cải tiến DNNN trước Đổi Mới

Một phần của tài liệu Quá trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước ở việt nam giai đoạn 1986 (Trang 44 - 48)

Chương 1 Những tiền đề đổi mới DNNN ở Việt Nam

1.2. DNNN trước Đổi Mới ở Việt Nam - quá trình hình thành, phát triển, thành quả và hạn chế

1.2.3. Những cuộc cải tiến DNNN trước Đổi Mới

Trước những thách thức và khó khăn như trên, Nhà nước thường xuyên xem xét, cải tiến cơ chế quản lý cho phù hợp với những thay đổi trong đời sống kinh tế-xã hội và để nâng cao hiệu quả của DNNN.

Bắt đầu là thực hiện chế độ hạch toán kinh tế trong DNNN năm 1957.

Năm 1960, Nhà nước cải tiến và xây dựng các chỉ tiêu, định mức kinh tế kỹ thuật. Năm 1961, chế độ lãnh đạo quản lý xí nghiệp XHCN đƣợc thi hành theo Nghị quyết 11-CT/TW (8-2-1961). Năm 1962, Nhà nước ban hành điều lệ quy định chế độ giám sát quản lý xí nghiệp. Trong thời kỳ chống chiến tranh phá hoại, Nhà nước ra nhiều văn bản về phân cấp quản lý và phát triển công nghiệp địa phương. Năm 1969, Nhà nước tiến hành thí điểm cải tiến quản lý DNNN ở ba nhà máy lớn là Cơ khí Trần Hƣng Đạo, Dệt 8-3, Rƣợu Hà Nội, sau đó mở rộng thí điểm ra cả nước, trong đó đã chủ trương mở rộng một bước quyền tự chủ sản xuất kinh doanh cho các xí nghiệp quốc doanh. Năm 1973, Nhà nước ban hành Nghị định 172/CP (1-1-1973) quy định nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ trong lĩnh vực quản lý kinh tế và Điều lệ tổ chức hoạt động của Hội đồng chính phủ. Năm 1976, Nhà nước ban hành Nghị định 24/CP (2-2-1976) về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của chính quyền nhà nước cấp tỉnh trong lĩnh vực quản lý kinh tế. Và năm 1978, Nhà nước ban hành Nghị định 33/CP (4-2- 1978) về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của chính quyền nhà nước cấp huyện trong lĩnh vực quản lý kinh tế.[25, 84-85]

Những cuộc cải tiến DNNN, trước năm 1979 về cơ bản chỉ là những biện pháp có tính chất hành chính trong bố trí, sắp xếp, phân bổ các DNNN giữa các bộ, các địa phương và các LHXN, do đó chúng chỉ được coi là những biện pháp cải tiến quản lý trong mô hình kế hoạch hoá tập trung mang tính chất bao cấp, thu đủ, chi đủ, phù hợp với cơ chế quản lý và mô hình cũ.

Bước vào thập kỷ 80, cải cách DNNN tiến bộ một bước, điều này gắn liền với đổi mới quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về quản lý kinh tế nói chung và DNNN nói riêng. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ƣơng lần thứ sáu (khoá IV) tháng 9-1979 đã ra Nghị quyết về tình hình và nhiệm vụ cấp bách đánh giá tình hình thực tiễn và những yêu cầu bức thiết của xã hội, trong đó nhấn mạnh phải “cải tiến chính sách phân phối, lưu thông (giá, lương, tài chính, ngân hàng)”.[45, 95] Tiếp đó Chính phủ đã ban hành Quyết định số 25/CP (21- 1-1981) về một số chủ trương, biện pháp nhằm phát huy quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh và quyền tự chủ về tài chính của các DNNN. Quyết định này chia kế hoạch của DNNN thành ba phần :

- Kế hoạch Nhà nước giao có vật tư đảm bảo - Kế hoạch xí nghiệp tự làm

- Kế hoạch sản xuất phụ

Đối với phần kế hoạch Nhà nước giao, nếu có lợi nhuận vượt mực đã đăng ký thì xí nghiệp được hưởng 60 đến 80%, nộp ngân sách từ 20-40%. Nâng mức khống chế quỹ khen thưởng từ 1,5 tháng lương lên 3 tháng lương.

Đối với phần kế hoạch tự làm, lợi nhuận còn lại sau khi nộp thuế, nộp ngân sách 20%, xí nghiệp được hưởng 80%, trong đó dành 60% cho khen thưởng. Đối với sản xuất phụ, lợi nhuận còn lại sau khi nộp thuế, nộp ngân sách 15%, xí nghiệp đƣợc sử dụng 85%.[38, 146]

Tiếp theo, Quyết định số 26/CP tháng 2-1981; Quyết định 146/HĐBT tháng 2-1982; Nghị quyết 306 (dự thảo) của Bộ Chính trị và Quyết định 16/HĐBT tháng 6-1986 đều đƣa ra những quan điểm và biện pháp đổi mới quản lý DNNN trong điều kiện cải tiến, cơ chế quản lý nói chung.

Các biện pháp đổi mới giai đoạn này chủ yếu tập trung vào việc tháo gỡ những vướng mắc, rào cản vô lý của cơ chế cũ, do đó có tác dụng như cởi trói, giải phóng năng lực sản xuất của các DNNN và cùng với các biện pháp khoán

trong nông nghiệp, cải tiến phân phối lưu thông đã có tác dụng thúc đẩy sản xuất nói chung. Đối với các DNNN, việc cho phép các đơn vị tự chủ bố trí các nguồn lực sản xuất theo kế hoạch 3 phần đã có ý nghĩa rất quan trọng trong phát huy sáng tạo của cơ sở, từng bước đưa các yếu tố thị trường vào cơ chế quản lý DN.

Tuy nhiên, những cuộc cải tiến DNNN chỉ dừng lại ở sự điều chỉnh, cải tiến từng mặt, từng bộ phận, bởi vì toàn bộ mục tiêu của cuộc cải tiến này nhằm khắc phục sửa đổi một số nhƣợc điểm cụ thể của cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp chứ không đụng chạm đến bản thân tư tưởng cốt lõi của cơ chế kinh tế này. Do đó, các biện pháp giai đoạn này vẫn mang tính nửa vời, chắp vá (trong cơ chế song trùng này, các xí nghiệp chạy theo kế hoạch 3 bỏ kế hoạch 1) dẫn đến hệ quả khó hạch toán, khó kiểm soát, khó đánh giá, lợi dụng sự rối rắm của cơ chế quản lý để trục lợi, trong khi năng lực sản xuất và sức sáng tạo vẫn chƣa thực sự đƣợc giải phóng.[45, 96]

Quá trình hình thành và phát triển DNNN gắn với cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp cho thấy tính kém hiệu quả, làm ăn thua lỗ phổ biến của chúng. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do bản thân cơ chế kinh tế với sự can thiệp qúa mức, nhiều khi phi kinh tế, có tính chất hành chính của nhà nước vào quản lý kinh doanh của DNNN, làm cho chúng mất quyền chủ động sáng tạo. Mặt khác, thiếu động cơ khuyến khích, cơ chế cạnh tranh trong các DNNN, tạo tâm lý trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước... Những cuộc cải tiến cục bộ cũng không đạt đƣợc kết quả đáng kể. Cuối cùng, sự hoạt động kém hiệu quả của DNNN dẫn đến tình trạng thâm hụt ngân sách, gia tăng gánh nặng nợ nần và lạm phát, kìm hãm sự phát triển kinh tế. Trong tình hình đó, nhà nước và nhân dân Việt Nam bắt đầu nhận thức rằng, để phát triển kinh tế, phải tiến hành cải cách toàn diện đối với DNNN.

Trong tình hình nhƣ thế này, khu vực DNNN ở Việt Nam tiến hành cải cách toàn diện như sắp xếp lại, thành lập mô hình mới, cải thiện môi trường vĩ

mô mới... để nâng cao hiệu qủa kinh doanh và thích ứng với điều kiện mới là tất yếu lịch sử cho việc phát triển khu vực kinh tế nhà nước nói riêng và nền kinh tế quốc dân Việt Nam nói chung.

Một phần của tài liệu Quá trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước ở việt nam giai đoạn 1986 (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)