Chương 1 Những tiền đề đổi mới DNNN ở Việt Nam
1.1. Lý luận và nhận thức về nhà nước và DNNN trong nền kinh tế thị trường
1.1.2. Về khu vực DNNN
1.1.2.2. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của
Khu vực DNNN có mặt ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới và đã trở thành một bộ phận tất yếu quan trọng để bù đắp những thiếu hụt của kinh tế thị trường. Tuy nhiên, tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế và điều kiện chính trị cụ thể ở mỗi nước mà chính phủ các nước xây dựng khu vực DNNN với phạm vi và quy mô khác nhau.
Các nước phát triển:
Các nước phát triển đã hình thành khu vực DNNN như một phương tiện để chính phủ thực hiện những mục tiêu kinh tế vĩ mô và điều chỉnh thất bại của thị trường. Nội dung cụ thể là :
- Cung cấp các hàng hoá và dịch vụ công cộng cho dân chúng
- Xác lập sở hữu của nhà nước trong các ngành dễ nảy sinh độc quyền tự nhiên. Đó là cách để chính phủ điều chỉnh tình trạng độc quyền
- Tạo công ăn việc làm, khắc phục sự mất cân bằng về phát triển kinh tế vùng
- Để chính phủ có công cụ đƣa nền kinh tế vào kiểm soát và hoạt động theo kế hoạch[47, 24-25]
Trong những năm 50, 60, mức độ sở hữu công cộng chiếm tỷ trọng rất lớn ở các nước phát triển. Nhưng vào những năm 80, lại diễn ra một xu hướng ngược lại : xu hướng tư nhân hoá. Nguyên nhân chính của nó là do tính kém hiệu quả của DNNN và những thất bại của các chương trình can thiệp của chính phủ.
Các nước đang phát triển:
Các nước đang phát triển, vì đi sau, muốn tiến nhanh, đuổi kịp các nước tiên tiến, chính phủ các nước đang phát triển thường dựa nhiều hơn vào các DNNN, xem chúng như những công cụ chủ yếu để tăng trưởng. Do vậy, phạm vi hoạt động của các DNNN không chỉ dừng lại ở các lĩnh vực công cộng hay các lĩnh vực độc quyền tự nhiên như ở các nước phát triển, mà chúng còn tham dự vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Các DNNN ở các nước Đông-Đông Nam Á có mặt trong các ngành đƣợc coi là mũi nhọn và then chốt để duy trì lợi thế cạnh tranh của đất nước trên thị trường quốc tế.[47, 29]
Hoàn cảnh lịch sử của các nước đang phát triển cũng đã góp phần vào việc phát triển khu vực DNNN. Vì những nước này đã từng chịu ách thống trị thực dân trong quá khứ, khi giành đƣợc độc lập, họ đã quốc hữu hoá những DN của các cường quốc thực dân cũ. Sự tập trung sản xuất vào trong tay chính phủ là cách bảo vệ, chống lại nguy cơ một lần nữa bị sở hữu của nước ngoài xâm nhập và kèm theo đó là sự đe doạ của chủ nghĩa thực dân mới về kinh tế, xây
dựng và củng cố nền kinh tế dân tộc độc lập.
Các nước XHCN:
Xuất phát từ lý tưởng xây dựng CNXH dựa trên cơ sở công hữu hoá về tư liệu sản xuất, chính phủ các nước này sau khi giành được chính quyền đã ra sức xây dựng các thành phần kinh tế XHCN, bao gồm một loạt các DNNN và HTX.
Chỉ sau một thời gian quốc hữu hoá và xây dựng mới, hệ thống DNNN đã có mặt ở hầu khắp các ngành kinh tế và chiếm tỷ trọng tuyệt đối trong nền kinh tế.
Sự thống trị của hệ thống DNNN ở các nước XHCN kéo dài suốt từ sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 đến đầu những năm 1990.[47, 26]
1.1.2.3. Về đặc trưng của DNNN
Nhƣ đã kể trên, khu vực DNNN đóng vai trò tích cực nhƣ cung cấp những dịch vụ cơ sở quan trọng cho nền kinh tế quốc dân; gánh lấy những rủi ro khổng lồ trong sự phát triển kinh tế; giải quyết một loạt vấn đề kinh tế xã hội; đồng thời tiến hành chức năng đặc biệt nhƣ an ninh quốc phòng.
Thế nhưng các DNNN ở các nước trên thế giới đều có một căn bệnh chung, đó là hiệu quả kinh tế thấp hơn rất nhiều so với các công ty tƣ nhân. Còn sự thua lỗ lớn của DNNN này dẫn đến sự thâm thủng lớn NSNN, làm rối loạn khả năng điều hành kinh tế vĩ mô.
Có thể nói những tiêu cực đối với DNNN đều nảy sinh từ tính chất phi thương mại của chúng do sở hữu thuộc về nhà nước. Người quản lý DNNN không có quyền linh hoạt đối phó với những điều kiện thay đổi của thị trường bằng khu vực tƣ nhân, do đó làm tăng thêm chi phí đầu vào của họ. Các tổ chức lao động trong các DNNN mạnh hơn trong khu vực tƣ nhân nên các DNNN ít có khả năng thay đổi đầu vào về nguồn lao động của mình cho phù hợp với hoàn cảnh bên ngoài. Cũng vậy, việc quyết định các mặt hàng sản xuất nhiều khi thuộc quyền của chính phủ, DN không thể đa dạng hoá một cách dễ dàng đầu ra của mình cho phù hợp với nhu cầu thị trường. Và trong khi các công ty tư nhân
lấy lợi nhuận tối đa làm mục đích bao trùm thì các DNNN nhiều khi phải đầu tƣ phù hợp với kế hoạch quốc gia hoặc phải hy sinh lợi nhuận để thực hiện những mục tiêu xã hội... Một hệ quả khác của quyền sở hữu thuộc nhà nước là chủ thể sở hữu không có mối liên hệ lợi ích bao nhiêu đối với sự thành công hay thất bại của DN, điều này cũng dẫn đến sự kém hiệu quả của DNNN.
Một hệ quả đáng lưu ý khác là mặc dù có những hạn chế như trên nhưng sở hữu thuộc về nhà nước vẫn mang lại cho các DNNN một thế mạnh vượt trội các DN tư nhân, do đó DNNN không nỗ lực để tự vượt qua khó khăn mà nương nhờ vào nhà nước.
1.1.2.4. Về tiến trình cải cách của DNNN
Những đặc trƣng của DNNN nhƣ trên cho thấy DNNN gần nhƣ thiếu những điều kiện cần thiết cho sự kinh doanh có hiệu quả nhƣ các DN tƣ nhân trong một nền kinh tế thị trường. Thế thì DNNN liệu phải biến mất khỏi nền kinh tế thị trường chăng? Tại sao DNNN vẫn tồn tại và phát triển, cho dù đó là sự phát triển không đều trong từng thời điểm khác nhau của quá trình vận động của một nền kinh tế?
Như đã phân tích ở phần trước, lịch sử thế giới cho thấy khu vực DNNN có nhiều chức năng tích cực như điều chỉnh thất bại của thị trường, làm ổn định đời sống kinh tế-xã hội và thúc đẩy công nghiệp hoá... mà khu vực kinh tế tƣ nhân không thể và không muốn đảm nhận. Vấn đề đặt ra là phải tiến hành cải cách để nâng cao hiệu quả của khu vực DNNN như thế nào? Các nước trên thế giới đã và đang phấn đấu để có đƣợc những biện pháp nâng cao tính năng động và hiệu suất của DNNN. Theo kinh nghiệm đó, cải cách DNNN thường gồm ba quy trình cơ bản:
- Tiến hành phân loại, sắp xếp hợp lý toàn bộ khu vực DNNN. Chính phủ các nước đều rà soát lại xem những DNNN nào cần giữ lại, DNNN nào cần loại bỏ và làm thế nào để loại bỏ đƣợc những DN xét thấy không cần thiết. Điều này