Công trình, thiết bị phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP TRÀNG DUỆ KHU A (Trang 125 - 138)

Chương III. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ

3.6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành

3.6.1. Công trình, thiết bị phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải

Công trình lưu giữ nước thải khi có sự cố - Hồ sự cố:

+ Hồ phòng sự cố được xây dựng với dung tích chứa 14.200 m3.

+ Vị trí xây dựng hồ sự cố có vị trí cạnh cổng vào Nhà máy XLNT giai đoạn 1:

đáy lót lớp HDPE dày 0,75mm, đáy là lớp đất tự nhiên. Lối đi bộ xung quanh hồ rộng 1m.

+ Hồ phòng sự cố có nhiệm vụ chứa nước thải trước xử lý (khi nhà máy xử lý nước thải hỏng hay lưu lượng nước thải về Nhà máy XLNT lớn hơn công xuất xử lý) và chứa nước thải sau xử lý (khi sự cố về chất lượng nước thải chưa đạt yêu cầu, máy bơm xả thải gặp sự cố).

Hình 3.29. Hình ảnh hồ sự cố

Ngoài ra, trong Nhà máy XLNT giai đoạn 1 của Nhà máy XLNT tập trung KCN Tràng Duệ có bố trí 02 hồ sinh học làm hồ phòng sự cố; 01 hồ chứa nước sau xử lý đặt trong khuôn viên nhà máy XLNT giai đoạn 2 làm khả năng phòng ngừa sự cố.

- Hai (02) hồ sinh học trong Nhà máy xử lý nước thải giai đoạn 1

+ Hồ sinh học 1 và 2 có thể tích chứa là 5.030m3 và 5.369m3, hồ được xây bằng kết cấu BTCT (kích thước chiều dài 47m, rộng 32, sâu 4,4m; độ sâu lớp nước công tác là 3,8m) vị trí xây dựng trong khu đất Nhà máy XLNT giai đoạn 1, xung quanh hồ có lan can trụ thép bảo vệ, thành bể cao 0,5m so với mặt đất, kết cấu bờ là bê tông xi măng, đáy BTCT chống thấm có kết cấu là lớp đất, lớp sỏi, lớp vải kỹ thuật đảm bảo không bị thấm nước ra môi trường đất, môi trường nước ngầm của khu vực. Hiện trạng hồ đã và đang chứa nước thải sau xử lý, thời gian bặt đầu hoạt động từ năm 2013 đến nay.

+ Hồ sinh học ngoài chức năng chứa nước thải sau khi lắng còn có nhiệm vụ lưu giữ nước trong trường hợp sự cố cho giai đoạn 1: Trường hợp hệ thống xử lý nước thải gặp sự cố hoặc chỉ số quan trắc nước thải trước khi vào hồ sinh học chưa đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Trường hợp này đơn vị vận hành tạm thời dừng toàn bộ hệ thống bơm xả thải tìm nguyên nhân khắc phục sự cố. Sau khi kiểm tra, khắc phục sự cố, hệ thống xử lý nước thải đã xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường thì tiến hành bơm nước từ hồ sinh học trở lại hệ thống xử lý để xử lý lại đến khi thông số quan trắc cho thấy nguồn nước trong hồ đã đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật thì được phép xả thải ra môi trường bằng bơm nước thải theo quy trình.

- Một (01) hồ chứa nước sau xử lý đặt trong khuôn viên trạm XLNT giai đoạn 2:

+ Hồ chứa nước sau xử lý có diện tích 272m2, thể tích 827,5m3 (chứa nước là 662 m3), được xây bằng kết cấu BTCT kích thước (13,2mx 20,6mx 2,5m); độ sâu lớp nước công tác là 2,0m) xung quanh hồ được kè bờ bằng BTXM, đáy lót vải địa trống thấm và nát đáy, bờ hồ lát gạch 1,5m.

+ Hồ chứa nước sau xử lý có nhiệm vụ lưu giữ nước sau khi xử lý và lưu nước trong trường hợp sự cố: Trường hợp hệ thống xử lý nước thải gặp sự cố hoặc chỉ số quan trắc nước thải trước khi vào hồ hoàn thiện chưa đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường thì đơn vị vận hành tiến hành ngừng bơm xả nước từ hồ ra sông Lạch Tray, tạm thời dừng toàn bộ hệ thống xử lý nước thải tìm nguyên nhân khắc phục sự cố. Sau

khi kiểm tra, khắc phục sự cố, hệ thống xử lý nước thải đã xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường thì tiến hành bơm nước từ hồ sinh học trở lại hệ thống xử lý nước thải để xử lý lại; đến khi thông số quan trắc cho thấy nguồn nước trong hồ đã đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường thì tiến hành bơm xả thải ra sông Lạch Tray theo ống dẫn xả nước thải.

Lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục

Nhằm giám sát một cách liên tục (24/24) hoạt động của Nhà máy xử lý nước thải cũng như chất lượng nước thải đầu ra của KCN, để giúp các nhà quản lý giám sát chặt chẽ mọi nguồn nước thải tại mọi thời điểm và có thể có các biện pháp giải quyết, ứng cứu kịp thời nếu có các sự cố xảy ra, chủ đầu tư lắp đặt 02 hệ thống quan trắc tự động, liên tục chất lượng nước sau xử lý của Nhà máy XLNT tập trung của KCN cho trạm XLNT của 2 giai đoạn. Thông số quan trắc tự động: nhiệt độ, pH, TSS, COD, Amoni và lưu lượng nước thải đầu vào và đầu ra. Các thông số của trạm quan trắc tự động như sau:

+ Số lượng hệ thống quan trắc tự động liên tục: 2 trạm.

+ Vị trí lắp đặt:

 Phòng giám sát quan trắc tự động giai đoạn 1;

 Phòng giám sát quan trắc tự động đoạn 2 (Module 1 và Module 2).

+ Thông số lắp đặt: Lưu lượng (đầu vào và đầu ra), nhiệt độ, pH, TSS, COD, Amoni.

+ Thiết bị lấy mẫu tự động

+ Camera theo dõi: đã lắp camera giám sát

+ Kết nối, truyền số liệu: Thực hiện kết nối dữ liệu quan trắc tự động liên tục trước khi tiếp nhận nước thải của các doanh nghiệp thứ cấp và vận hành thử nghiệm theo đúng quy định.

Hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục phải được truyền dẫn thườ ng xuyên, ổn định dữ liệu, số liệu quan trắc về Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hải Phòng. Thiết bị quan trắc nước thải tự động, liên tục phải được thử nghiệm, kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng. Việc kết nối, truyền số liệu quan trắc nước thải tự động, liên tục được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP và quy định tại Thông tư số 10/2021/TT- BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường. Hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục phải được kiểm soát chất lượng đi ̣nh kỳ 01 lần/năm theo quy định tại Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT. Trường hợp hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục đã đáp ứng các yêu cầu theo quy định.

b). Các biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố

Biện pháp để phòng ngừa và ứng phó các sự cố do việc vận hành

Khu công nghiệp Tràng Duệ đã hoàn thiện Nhà máy xử lý nước thải tập trung

3/ngày đêm; giai đoạn 2 gồm 2 phân

kỳ, mỗi phân kỳ xây dựng 1 module, mỗi module có công suất 4.000 m3/ngày đêm nên việc xảy ra sự cố đối với giai đoạn này sẽ được bơm sang các giai đoạn khác để thực hiện xử lý.

Biện pháp để phòng ngừa và ứng phó các sự cố do việc vận hành - Hệ thống xử lý được vận hành tuân thủ theo đúng quy trình và kỹ thuật.

- Việc quản lý và vận hành trạm xử lý sẽ do bộ phận chuyên trách đã qua đào tạo và huấn luyện.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát các nhà máy trong KCN đảm bảo xử lý đạt tiêu chuẩn KCN mới được xả về nhà máy xử lý nước thải.

- Thực hiện kiểm tra bảo dưỡng máy móc thiết bị định kỳ 1 tuần/lần và bảo dưỡng toàn hệ thống định kỳ theo khuyến cáo của Nhà sản xuất hoặc khi có dấu hiệu bất thường.

- Thực hiện việc giám sát, lấy mẫu nước thải đầu vào và đầu ra để đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống với tần suất tối thiểu 3 tháng/lần; ngoài ra công ty cũng lắp đặt 02 hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục cho 03 module của Nhà máy XLNT.

Quan trắc tự động, liên tục (24/24h) nước thải sau xử lý ta ̣i vi ̣ trí mương quan trắc nước thải cho Nhà máy XLNT giai đoa ̣n 1 và ta ̣i vi ̣ trí sau bể khử trùng trước khi vào hồ chứa nước thải sau xử lý cho Nhà máy XLNT giai đoạn 2 (module 2 và module 3).

Biện giáp quản lý lưu lượng và chất lượng nước thải đầu vào và ra

- Ban hành tiêu chuẩn đấu nối nước thải trong khu công nghiệp, buộc các cơ sở thứ cấp xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn đấu nối trước khi xả vào Nhà máy xử lý nước thải tập trung với tổng công suất 12.000 m3/ngày.đêm.

- Để đảm bảo chất lượng đầu vào của Nhà máy XLNT tập trung trước khi xử lý, KCN Tràng Duệ - Khu A yêu cầu các doanh nghiệp hoạt động xử lý nước thải sơ bộ đạt theo Quy định tiêu chuẩn nước thải đầu vào của Khu công nghiệp trước khi xả vào hệ thống thu gom nước thải của KCN Tràng Duệ - Khu A. Cơ sở thiết lập giới hạn các thông số đầu vào Nhà máy XLNT tập trung của KCN:

+ Căn cứ theo nhu cầu xử lý của các đơn vị sản xuất theo QCVN 40:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp và các quy định vệ tài nguyên nước với cơ sở sản xuất.

+ Căc cứ theo tính chất nước thải của các đơn vị sản xuất (nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt).

+ Căn cứ theo hoạt động xử lý sơ bộ của các đơn vị thành viên.

+ Căn cứ theo yêu cầu hợp tác xử lý nước thải tập trung của các doanh nghiệp thành viên.

- Trong quá trình vận hành, Ban Quản lý KCN có trách nhiệm kiểm tra giám sát tính chất nước thải của từng doanh nghiệp:

+ Định kỳ (3 tháng/lần) doanh nghiệp phải báo cáo thông số, nồng độ chất ô nhiễm cho quản lý KCN và quản lý KCN được lấy mẫu giám sát định kỳ để đánh giá chất lượng nước thải của doanh nghiệp trước khi vào cống thu gom về Nhà máy XLNT tập trung. Vị trí lấy mẫu: tại hố ga đấu nối nước thải của các doanh nghiệp

(được đặt ngoài hàng rào của các doanh nghiệp và đảm bảo nước thải của KCN không xâm nhập ngược vào hố ga giám sát để phục vụ tốt cho công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát chất lượng nước thải) vào hệ thống thu gom nước thải chung của KCN.

+ Công tác kiểm tra còn được công ty thực hiện đột xuất với tần suất khác nhau tùy thuộc vào tính chất và lưu lượng nước thải của từng doanh nghiệp.

+ Chỉ tiêu phân tích: tùy theo loại hình sản xuất của mỗi doanh nghiệp

- Nước cấp của các nhà máy trong KCN do chủ đầu tư cấp nên kiểm soát được lượng nước thải tiếp nhận vào nhà máy xử lý nước thải tập trung. Khi lưu lượng nước thải về Nhà máy XLNT tập trung lớn hơn công suất thiết kế, tiến hành khóa van đấu nối, không cung cấp nước sạch. Riêng Công ty LG display Việt Nam – Hải Phòng không được cung cấp nước từ khu nghiệp, Ban quản lý đã lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng để kiểm soát lưu lượng nước thải của đơn vị.

- Kiểm soát chất lượng nước thải đầu vào và đầu ra của Nhà máy XLNT tập trung KCN:

+ Ngay từ khâu thiết kế, chủ đầu tư đã lựa chọn công nghệ xử lý hóa lý trước cụm xử lý sinh học để đảm bảo xử lý nước thải trong trường hợp nước thải đầu vào bị vượt. Ngoài ra, cụm hóa lý loại bỏ triệt để chất thải rắn lơ lửng, hạ thông số BOD5 và COD sau cụm xử lý sinh học trong trường hợp quá tải nồng độ.

+ Nhà máy XLNT tập trung bố trí phòng thí nghiệm, nhân viên phòng thí nghiệm có kỹ năng, năng lực phân tích. Để đảm bảo hệ thống vận hành ổn định đạt hiệu quả, nhân viên phòng thí nghiệm sẽ tiến hành lấy mẫu đầu vào, đầu ra mỗi cụm xử lý và đầu ra chung của hệ thống để phân tích, theo dõi đánh giá chất lượng nước thải sau xử lý. Theo đó, nếu trong quá trình hoạt động có bất kỳ sự cố nào sẽ được phát hiện qua việc phân tích, từ đó có biện pháp cô lập, kiểm tra và khắc phục sự cố.

+ Mặt khác chủ đầu tư đã lắp đặt 2 hệ thống quan trắc tự động, liên tục đối với các thông số lưu lượng, nhiệt độ, pH, COD, TSS, Amoni theo quy định và sẽ truyền dữ liệu về Sở TN&MT thành phố Hải Phòng nhằm cảnh báo kịp thời sự cố Nhà máy XLNT tập trung không hoạt động bình thường trong trường hợp cán bộ công nhân viên vận hành chưa phát hiện sự cố.

Biện pháp phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố hệ thống xử lý nước thải - Đối với trường hợp hư hỏng máy móc, thiết bị vận hành:

+ Định kỳ kiểm tra, bảo trì các máy móc thiết bị, đồng thời trang bị máy móc dự phòng cho hệ thống, kiểm tra nguồn điện, kiểm tra đường ống hút, bơm đẩy, kiểm tra nối dây, kiểm tra và vệ sinh bơm.

+ Trang bị máy móc, thiết bị dự phòng cho hệ thống xử lý nước thải: bơm hóa chất, bơm bùn, bơm nước thải, ... (chi tiết máy móc dự phòng được thể hiện trong danh mục máy móc thiết bị của Nhà máy XLNT tập trung). Đối với nhà máy xử lý nước thải giai đoạn 1 (công trình xử lý kị khí có 2 bể, công trình xử lý hiếu khí có 02 bể; và 02 hồ sinh học); đối với nhà máy xử lý giai đoạn 2 (tại mỗi module): công trình xử lý hiếu khí chia làm 3 bể, công trình bể lắng sinh học chia 2 bể). Do đó, khi có 01 thiết bị,

Bảng 3.25. Một số sự cố thiết bị và cách khắc phục

TT Hiện tượng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục

1 Bơm chìm nước thải không hoạt động

Chưa cấp điện cho bơm

Đóng tất cả các thiết bị điện điều khiển bơm (CB,

contactor, công tắc mở bơm tại tủ điện)

Nước trong bể quá ít Chờ nước đầy

Van máy bơm chưa mở Mở van và điều chỉnh van ở vị trí thích hợp

Bơm bị chèn vật lạ hay bị sự cố

Kiểm tra bơm để tìm biện pháp khắc phục

2

Bơm định lượng hóa chất không hoạt động

Chưa cấp điện cho bơm

Đóng tất cả các thiết bị điện điều khiển bơm (CB,

contactor, công tắc mở bơm tại tủ điện)

Có vật lạ nghẹt trong van

của đầu hút và đầu đẩy Vệ sinh đầu hút và đầu đẩy Bị khí lọt vào Kiểm tra đệm và xả khí

3 Máy khuấy Khô mỡ Châm mỡ vào

4

Máy thổi khí

Quá nhiệt và tiếng ồn bất

thường

Hết dầu Cấp dầu vào

Bạc đạn bị hư Cấp dầu vào hoặc yêu cầu nhà cung cấp kiểm tra Công suất

giảm

Dây đai bị đùn hoặc hư Điều chỉnh hoặc thay thế Bị nghẹt ở bộ lọc khí Vệ sinh

- Sự cố rò rỉ đường ống hệ thống xử lý nước thải:

Thường xuyên kiểm tra đường ống dẫn nước thải nhằm phát hiện, hạn chế sự cố rò rỉ hoặc chảy tràn nước thải do vỡ đường ống.

Khi sự cố xảy ra sẽ khắc phục cải tạo và thay thế các tuyến gặp sự cố hư hỏng.

Nhà máy XLNT tập trung đã thiết kế và trang bị hệ thống ống dẫn có kích thước lớn, chất liệu ống bằng chịu áp lực tốt, độ bền ổn định tránh vỡ ống và rò rỉ nước thải.

Trường hợp sự cố xảy ra, sẽ ngừng bơm và tiến hành thay thế đoạn ống bị hỏng.

- Sự cố công nhân vận hành không đúng với quy trình:

Nhà máy XLNT tập trung có 10 công nhân viên làm việc và mỗi ca bố trí ít nhất 5 nhân viên vận hành, giám sát quá trình hoạt động ngoài ra hệ thống vận hành của nhà máy hoàn toàn tự động do đó trường hợp xảy ra sự cố về quy trình vận hành là rất khó.

Tuy nhiên Chủ đầu tư cũng có những giải pháp phòng ngừa, khác phục sự cố như sau:

+ Đào tạo đội ngũ nhân viên vận hành có trình độ, bằng cấp.

+ Khi làm việc kiểm tra chế độ vận hành đảm báo yêu cầu.

+ Khi có sự cố, sai sót về quy trình vận hành cần điều chỉnh lại quy trình cho đúng. Trường hợp khi phát hiện muộn thì cần kiểm tra theo dõi kết quả phân tích và

các yếu tố bị tác động để khắc phục như: vận hành xử lý lại toàn bộ lượng nước vừa vận hành sai.

- Trường hợp hệ thống xử lý nước thải không đạt yêu cầu:

+ Biện pháp phòng ngừa:

Khi xây dựng Chủ dự án đã tính toán kỹ lưỡng với hệ số an toàn cao, công việc tính toán thiết kế và xây dựng được thực hiện bởi đơn vị có chuyên môn để tránh sự cố rò rỉ, vỡ bể xử lý;

Bể được xây dựng bằng bê tông cốt thép chắc chắn;

Bố trí cán bộ chuyên trách có năng lực và chuyên môn để vận hành và bảo trì hệ thống XLNT;

Thường xuyên kiểm tra các bể để kịp thời phát hiện sự cố rò rỉ, những vết nứt trên thành bể để kịp thời sửa chữa;

Chuẩn bị các bơm, thiết bị sục khí, thiết bị dự phòng khác nhằm thay thế ngay khi các thiết bị này hư hỏng, không làm gián đoạn quá trình xử lý. Bố trí hồ sự cố để đảm bảo thời gian thay thế thiết bị khi xảy ra sự cố.

Lưu lượng thiết kế cao hơn lưu lượng xả thải tối đa theo tính toán để đảm bảo hệ thống vẫn đáp ứng được khi lưu lượng tăng cao.

+ Phương án ứng phó

Phương án 1: Trường hợp khắc phục sự cố:

Hệ thống xử lý nước thải ngừng hoạt động do sự cố mất điện, sự cố cháy nổ, sự cố thiết bị chủ đầu tư có phương án phòng ngừa, ứng phó như sau:

Xác định phạm vi và nguyên nhân sự cố, tiến hành sửa chữa kịp thời và đưa hệ thống vào vận hành sau khi khắc phục. Lưu chuyển dòng thải sang hệ thống xử lý khác và tiến hành lưu giữ tại hồ sự cố.

Phương án 2: Công ty không khắc phục được sự cố

 Trong trường hợp không khắc phục được sự cố theo các bước trên. Công ty sẽ tiến hành thông báo tình trạng khẩn cấp đến các nhà máy thứ cấp để được hỗ trợ để hạn chế lượng nước thải phát sinh hoặc lưu trữ nước thải tại bể điều hòa của doanh nghiệp.

 Bên cạnh đó, tăng định mức hóa chất để tăng cường khả năng tiền xử lý, bổ sung vi sinh hoạt tính bằng các nguồn bùn từ các nơi khác có tính chất tương tự.

Tuy nhiên, hồ sự cố được xây dựng với thể tích chứa nước là 14.200 m3 có thời gian chứa nước tối đa 1,2 ngày (trong trường hợp hi hữu khi cả nhà máy XLNT gồm giai đoạn 1 và 2 cùng xảy ra sự cố) và 2-3 ngày trong trường hợp 1 trong 3 module xảy ra sự cố); hồ sinh học giai đoạn 1 có thể tích 10.399m3 đồng thời tổng hợp kích thước các bể trong nhà máy xử lý nước thải khoảng giai đoạn 1 là 8.106,4m3; Module 1 - Giai đoạn 2 là 5.862,6m3, Module 2- Giai đoạn 2 là 4.007,5m3 có thời gian lưu chứa tối đa 4-5 ngày. Như vậy khi sự cố xảy ra trong thời gian dài với thể tích chứa nước của hồ sự cố và các công trình của hệ thống xử lý có tổng thời gian lưu chứa lên đến 4 ngày đáp ứng thời gian khắc phục sự cố.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP TRÀNG DUỆ KHU A (Trang 125 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)