Chương IV. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
4.1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải
4.1.1. Nguồn phát sinh nước thải
- Nguồn số 01: Nước thải từ các cơ sở thứ cấp trong Khu công nghiệp Tràng Duệ. Nước thải được xử lý sơ bộ tại các cơ sở để đạt tiêu chuẩn đấu nối nước thải của khu công nghiệp trước khi thu gom về trạm xử lý nước thải tập trung của 3 giai đoạn có tổng công suất thiết kế 12.000 m3/ngày (24 giờ) để xử lý.
+ Nguồn số 02: Nước thải sinh hoạt từ văn phòng điều hành của Khu công nghiệp Tràng Duệ. Nước thải được xử lý sơ bộ tại bể tự hoại, bể tách mỡ sau đó thu gom về trạm xử lý nước thải tập trung của 3 giai đoạn có tổng công suất thiết kế 12.000 m3/ngày (24 giờ) để xử lý.
+ Nguồn số 03: Nước thải sinh hoạt từ khu Nhà máy XLNT giai đoạn 1 của Khu công nghiệp Tràng Duệ. Nước thải được xử lý sơ bộ tại bể tự hoại, sau đó thu gom về trạm xử lý nước thải tập trung có công suất thiết kế 4.000 m3/ngày (24 giờ) để xử lý.
+ Nguồn số 04: Nước thải sinh hoạt và nước thải phòng thí nghiệm từ khu Nhà máy XLNT giai đoạn 2 (Module 1 và Module 2) của Khu công nghiệp Tràng Duệ.
Nước thải sinh hoạt được xử lý sơ bộ tại bể tự hoại, sau đó thu gom cùng nước thải phòng thí nghiệm đưa về Nhà xử lý nước thải tập trung của giai đoạn 2 (Module 1 và Module 2) có tổng công suất thiết kế 8.000 m3/ngày (24 giờ) để xử lý.
+ Nguồn số 05: Nước thải sinh hoạt và nước thải từ khu vực pha hóa chất của trạm xử lý nước cấp được thu gom về Nhà máy xử lý nước thải tập trung có tổng công suất thiết kế 12.000 m3/ngày đêm (24 giờ) để xử lý.
+ Nguồn số 06: Nước thải từ sân phơi bùn của Nhà máy XLNT tập trung giai đoạn 1 của Khu công nghiệp Tràng Duệ được thu gom về Nhà máy xử lý nước thải tập trung giai đoạn 1 có công suất thiết kế 4.000 m3/ngày (24 giờ) để xử lý.
+ Nguồn số 07: Nước thải từ quá trình ép bùn của Nhà máy XLNT tập trung giai đoạn 2 (Module 1 và Module 2) của Khu công nghiệp Tràng Duệ được thu gom về Nhà máy xử lý nước thải tập trung giai đoạn 2 có công suất thiết kế 8.000 m3/ngày (24 giờ) để xử lý.
4.1.2. Lưu lượng xả nước thải tối đa đề nghị cấp phép
Lưu lượng xả thải lớn nhất: 12.000 m3/ngày.đêm; 500 m3/giờ.
4.1.3. Dòng nước thải đề nghị cấp phép
- Số lượng dòng nước thải đề nghị cấp phép: 06 dòng thải.
+ Giai đoạn 01: 04 dòng (03 dòng chính, 01 dòng dự phòng).
+ Giai đoạn 2: 02 dòng.
- Dòng nước thải: nước thải sau Nhà máy xử lý nước thải tập trung của 2 giai đoạn với tổng công suất 12.000 m3/ngày.đêm thải ra sông Lạch Tray, tại xã Lê Lợi, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng.
4.1.4. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải
Giá trị tiếp nhận nước thải của KCN Tràng Duệ như sau:
Bảng 4.1. Giá trị tiếp nhận nước thải của KCN Tràng Duệ
TT Thông số Đơn vị Giá trị Cmax
1 Nhiệt độ oC 45
2 Màu Pt/Co 170
3 pH - 5 – 9
4 BOD5 (20oC) mg/l 200
5 COD mg/l 450
6 Chất rắn lơ lửng mg/l 250
7 Asen mg/l 0,5
8 Thuỷ ngân mg/l 0,02
9 Chì mg/l 1
10 Cadimi mg/l 0,5
11 Crom (VI) mg/l 0,5
12 Crom (III) mg/l 2
13 Đồng mg/l 5
14 Kẽm mg/l 5
15 Niken mg/l 2
16 Mangan mg/l 5
17 Sắt mg/l 10
18 Tổng xianua mg/l 0,3
19 Tổng phenol mg/l 1
20 Tổng dầu mỡ khoáng mg/l 15
21 Sunfua mg/l 2
22 Florua mg/l 10
23 Amoni (tính theo N) mg/l 30
24 Tổng nitơ mg/l 60
25 Tổng phốt pho (tính theo P ) mg/l 8
26 Clorua (không áp dụng khi xả vào nguồn nước mặn, nước lợ)
mg/l 1,200
27 Clo dư mg/l 4
28 Tổng PCB mg/l 0,02
Chất lượng nước thải sau xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp, cột A với hệ số Kq = 1,0; Kf = 0,9 rồi mới thải ra sông Lạch Tray, cụ thể như sau:
Bảng 4.2. Quy chuẩn nước thải sau xử lý của Nhà máy XLNT tập trung KCN Tràng Duệ
TT Thông số Đơn vi ̣ Giá trị giới hạn cho phép
Tần suất quan trắc
định kỳ
Quan trắc tự động, liên
tục
1 Nhiệt độ 0C 40 Không áp Đã lắp đặt
TT Thông số Đơn vi ̣
Giá trị giới hạn cho phép
Tần suất quan trắc
định kỳ
Quan trắc tự động, liên
tục
3 COD mg/l 67,5
4 TSS mg/l 45
5 Amoni mg/l 4,5
6 BOD5 (200C) mg/l 27 03 tháng/
lần
Không áp dụng
7 Màu Pt/Co 50
8 Asen (As) mg/l 0,045
9 Thủy ngân mg/l 0,0045
10 Chì (Pb) mg/l 0,09
11 Cadimi (Cd) mg/l 0,045
12 Crom VI mg/l 0,045
13 Crom III mg/l 0,18
14 Đồng (Cu) mg/l 1,8
15 Kẽm (Zn) mg/l 2,7
16 Niken (Ni) mg/l 0,18
17 Mangan mg/l 0,45
18 Sắt (Fe) mg/l 0,9
19 Tổng Phenol mg/l 0,09
20 Tổng dầu mỡ khoáng mg/l 4,5
21 Tổng N mg/l 18
22 Tổng P mg/l 3,6
23 Tổng xianua (CN) mg/l 0,063
24 Sunfua mg/l 0,18
25 Clo dư mg/l 0,9
26 Clorua mg/l 450
27 Florua mg/l 4,5
28 PCBs mg/l 0,027
29 Coliform Vi khuẩn
/100ml 3.000
4.1.5. Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải 1/. Vị trí xả nước thải
- Điểm xả thải của Nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN Tràng Duệ là tại sông Lạch Tray, thuộc địa phận xã Lê Lợi, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng.
- Tọa độ điểm tiếp nhận nước thải tại sông Lạch Tray: X = 2306918,012; Y = 584416,277 (Theo hệ toạ độ VN 2000, kinh tuyến trục 1050, múi chiếu 60)
2/. Phương thức xả thải và nguồn tiếp nhận - Phương thức xả thải:
+ Nước thải sau xử lý của Nhà máy XLNT - Giai đoạn 1, công suất 4.000 m3/ngày.đêm được bơm trực tiếp qua 04 đường ống PVC D110mm với chiều dài 97m/ống ra hố ga xả thải; sau đó xả ra sông Lạch Tray.
+ Nước thải sau xử lý từ hệ thống xử lý nước thải Giai đoạn 2 (Module 1 và Module 2), công suất 8.000m3/ngày đêm xả ra hồ chứa nước sau xử lý (hồ sinh học),
sau đó được bơm vào 02 đường ống HPDE D200mm với chiều dài 200m/ống xả ra sông Lạch Tray.
- Hình thức thức xả thải: Xả mặt, ven bờ.
- Chế độ xả nước thải: 24 giờ/ngày đêm.
4.1.6. Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với thu gom, xử lý nước thải
Mạng lưới thu gom nước thải từ các nguồn phát sinh nước thải để đưa về hệ thống xử lý nước thải
Dự án đã xây dựng hệ thống thu gom, thoát nước mưa tách biệt với hệ thống thu gom, thoát nước thải.
Hệ thống thu gom sử dụng ống HDPE D300-600, BTCD300-600 được bơm qua 4 trạm bơm nước thải với công suất lần lượt: công suất 270m3/giờ (số lượng: 01 trạm), công suất 360m3/giờ (số lượng: 02 trạm) và công suất 1.100m3/giờ (số lượng: 01 trạm) dẫn về nhà máy xử lý nước thải tập trung.
Toàn bộ nước thải của khu công nghiệp Tràng Duệ được tập trung xử lý tại nhà máy XLNT (Giai đoạn 1, 2) đặt cạnh đường D4, phía Bắc Khu Công nghiệp, với tổng chiều dài đường ống thu gom 14.721m, trong đó:
+ Ống PVC D300 dài 12.951m;
+ Ống PVC D600 dài 347m;
+ Cống BTCT D300 dài 625m;
+ Cống BTCT D600 dài 798m;
+ Chiều dài ống thoát nước thải:
+ 04 đường ống PVC D110mm dài 97m;
+ 02 đường ống HPDE D200mm dài 200m.
Công trình, thiết bị xử lý nước thải - Giai đoạn 1:
+ Đã xây dựng hoàn chỉnh nhà máy xử lý nước thải KCN Tràng Duệ giai đoạn 1 với công suất 4.000 m3/ngày.đêm, theo quy trình như sau: Nước thải từ hệ thống cống dẫn trong khu công nghiệp → Hố ga thu gom nước thải → Bể điều hòa → Bể kỵ khí 1
→ Bể kỵ khí 2 → Bể Aeroten 1 và 2 → Bể lắng → Hồ sinh học 1 → Hồ sinh học 2 → Khử trùng → Sông Lạch Tray. Nước thải đạt QCVN 40:2011/BTNMT cột A, Kq=1,0;
Kf=0,9.
+ Công suất thiết kế: công suất 4.000 m3/ngày.đêm với lưu lượng trung bình giờ Qh = 166,67 m3/h, thời gian làm việc 24 giờ/ngày đêm.
+ Hóa chất sử dụng: Hydroxit sắt, clorine (hoặc các hóa chất khác tương đương đảm bảo chất lượng nước thải sau xử lý đạt yêu cầu và không phát sinh thêm chất ô nhiễm).
- Giai đoạn 2: gồm 2 module: Module 1 và Module 2
+ Công nghệ xử lý nước thải của Module 1 và 2: Công nghệ xử lý nước thải sử dụng công nghệ kết hợp giữa biện pháp xử lý cơ học, hóa học – hóa lý và xử lý sinh học MBBR với các quá trình xử lý như sau:
+ Nước thải từ hệ thống cống dẫn trong khu công nghiệp → Bể thu gom nước thải → Bể điều hòa → Bể keo tụ → Bể tạo bông → Bể lắng hoá lý → Bể Anoxic → Bể MBBR → Bể trung gian → Bể lắng sinh học → Bể khử trùng → Hồ chứa nước thải sau xử lý (Hồ sinh học) → Sông Lạch Tray. Nước thải đạt QCVN 40:2011/BTNMT cột A, Kq=1,0; Kf=0,9.
+ Công suất thiết kế: công suất 4.000 m3/ngày.đêm/01 module với lưu lượng trung bình giờ Qh = 166,67 m3/h/01 module, thời gian làm việc 24 giờ/ngày đêm.
+ Hóa chất sử dụng: Cation Polymer; Chlorine (hoặc các hóa chất khác tương đương đảm bảo chất lượng nước thải sau xử lý đạt yêu cầu và không phát sinh thêm chất ô nhiễm).
Hệ thống, thiết bị quan trắc nước thải tự động, liên tục
Nhằm giám sát một cách liên tục (24/24) hoạt động của trạm xử lý nước thải cũng như chất lượng nước thải đầu ra của KCN, để giúp các nhà quản lý giám sát chặt chẽ mọi nguồn nước thải tại mọi thời điểm và có thể có các biện pháp giải quyết, ứng cứu kịp thời nếu có các sự cố xảy ra, chủ đầu tư đã lắp đặt xong 02 hệ thống quan trắc tự động, liên tục chất lượng nước sau xử lý của Nhà máy XLNT tập trung KCN.
Thông số quan trắc tự động: nhiệt độ, pH, TSS, COD, Amoni, độ màu và lưu lượng nước thải đầu vào và đầu ra. Các thông số của trạm quan trắc tự động như sau:
- Số lượng: 2 trạm
+ 01 trạm cho giai đoạn 1
+ 01 trạm cho giai đoạn 2 (Module 1 và Module 2) - Vị trí lắp đặt:
+ Phòng giám sát quan trắc nước thải tự động Trạm XLNT giai đoạn 1 + Phòng giám sát quan trắc nước thải tự động Trạm XLNT giai đoạn 2
- Thông số: Lưu lượng (đầu vào và đầu ra), nhiệt độ, pH, TSS, COD và Amoni.
- Thiết bị lấy mẫu tự động: có
- Camera theo dõi: đã lắp camera giám sát
- Kết nối, truyền số liệu: Hiện tại, dự án đã kết nối, truyền dữ liệu quan trắc tự động liên tục về Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hải Phòng theo đúng quy định.
Biện pháp, công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố (nếu có):
Hồ sự cố có dung tích 14.200 m3 để phòng ngừa ứng phó sự cố cho nhà máy xử lý nước thải. Hồ sự cố lót lớp HDPE dày 0,75mm, bên dưới đất lót. Lối đi bộ xung quanh hồ rộng 1m.
Khi có sự cố, nước thải được bơm vào bể thu gom của Nhà máy XLNT giai đoạn 1 (gần hồ sự cố) bằng 3 bơm với công suất khoảng 120m3/giờ/ bơm. Đường ống bơm sử dụng đường ống bạt D90 có chiều dài 100m. Sau khi khắc phục xong sự cố, nước thải sẽ được bơm từ hồ sự cố quay trở lại bể thu gom của giai đoạn 1 bằng 4 bơm chìm (công suất 60-80m3/giờ) sử dụng ống bạt D90 có chiều dài 100m.