Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thả i

Một phần của tài liệu Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cơ sở “Bệnh viện đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam” (Trang 59 - 63)

a. Đối với khí thải phát sinh từmáy phát điện:

Bệnh viện trang bị02 máy phát điện dựphòng có công suất là:

+ Máy phát điện số1: Công suất tối đa 115KVA, công suất liên tục 110KVA.

+ Máy phát điện số 2: Công suất liên tục 500KVA, công suất dự phòng 550KVA.

Để đảm bảo hoạt động của máy phát điện dự phòng không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, máy phát điện dự phòng được đặt trong phòng riêng, cách xa khu vực khám chữa bệnh. Máy phát điện không hoạt động thường xuyên, mà chỉ họat động khi có sự cố mất điện do đó nguồn phát thải này không đáng kể.

Máy phát điện dựphòng phát sinh khí thải không phải kiểm soát, do các thiết bị sử dụng nhiên liệu là dầu DO, không thuộc đối tượng yêu cầu có hệ thống xử

lý bụi, khí thải và quan trắc môi trường. Tuy nhiên, yêu cầu Bệnh viện phải đảm bảo luôn sử dụng nhiên liệu sạch (dầu DO đạt tiêu chuẩn) trong mọi trường hợp.

b. Đối với bụi từquá trình hoạt động giao thông

- Quy định tốc độ ra vào khu vực bệnh viện (5-20 km/h), đồng thời có biển chỉ dẫn ra vào bệnh viện.

- Trồng cây xanh cách ly tại khu vực hàng rào bệnh viện, bồn hoa trong khuôn viên bệnh viện để tạo không khí trong lành, mát mẻ.

- Trang bị bảo hộlao động cho đội ngũ cán bộy, bác sỹlàm việc tại bệnh viện.

- Vệ sinh quét dọn khuôn viên bệnh viện.

- Bê tông hóa sân đường nội bộ.

- Sử dụng xe điện để chở bệnh nhân và người nhà bệnh nhân từ cổng bệnh viện vào các khoa phòng.

c) Mùi phát sinh từ khu vực tạm chứa CTR sinh hoạt

Các biện pháp chủ cơ sở đang áp dụng để giảm thiểu mùi hôi từ khu vực tạm chứa CTR sinh hoạt, CTR y tế đã chứng minh được hiệu quả và tính khả thi cao; do đó chủcơ sở tiếp tục sử dụng các biện pháp sau:

- Tổ chức các buổi tập huấn nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho cán bộ trong bệnh viện, yêu cầu mọi người tuân thủnghiêm ngặt vấn đề an toàn vệ sinh môi trường trong bệnh viện.

- Bố trí các thùng chứa rác tại các khu vực phát sinh CTR sinh hoạt như khu nhà ăn, khu giường bệnh, khu khám bệnh,.... Bốtrí các thùng chứa CT y tế tại khu vực khám bệnh và phòng bệnh của các bệnh nhân. Cuối mỗi ngày làm việc, toàn bộ các loại chất thải trong các thùng chứa chuyên dụng sẽ được thu gom tập kết về khu vực lưu chứa chất thải rắn, cách biệt với khu làm việc và khu phòng bệnh đểtránh phát tán mùi, ảnh hưởng đến mọi người trong Bệnh viện.

d. Mùi hôi từ trạm xử lý nước thải

Các biện pháp chủcơ sởđang áp dụng để giảm thiểu mùi hôi từ trạm XLNT đã chứng minh được hiệu quảvà tính khảthi cao; do đó chủcơ sở tiếp tục sử dụng các biện pháp sau:

- Quét dọn sạch sẽ khu vực trạm XLNT sinh hoạt.

- Tại khu vực vệ sinh phải được vệ sinh sạch sẽhàng ngày.

- Các nắp cống, hốga được đậy kín để tránh phát tán mùi hôi.

- Các bể xử lý được bố trí dạng bể ngầm có nắp đậy.

- Lắp đặt hệ thống xử lý khí, mùi cho hệ thống XLNT (tháp hấp phụ than hoạt tính).

Sơ đồthu gom và xửlý khí, mùi:

Hình 3.13. Sơ đồ thu gom, xửlý khí, mùi phát sinh từ hệ thống XLNT Mùi hôi phát sinh trong các bể xửlý nước thải kín thường được biết đến như là khí H2S, CH4, NH3. Các khí này sẽ được tập trung tại khoảng không phía trên bể. Các công đoạn nước thải có hàm lượng ô nhiễm đậm đặc thường dễphát sinh mùi hôi như bểđiều hòa, bể thiếu khí, bể hiếu khí. Nhằm đảm bảo quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải không phát sinh mùi hôi ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh, khí mùi phát sinh từcác cụm bể này sẽđược thu qua đường ống qua quạt hút dẫn về hệ thống xử lý khí mùi bằng than hoạt tính trước khi thoát ra ngoài. Dưới tác động lực hút của quạt hút khí, các dòng khí thải gây mùi được dẫn vào buồng lọc chứa vật liệu than hoạt tính. Nhờ cấu tạo rỗng xốp của than hoạt tính, các tạp khí và mùi hôi đi qua sẽ bị giữ lại, khí sạch được thoát ra ngoài.

Khí, mùi sau khi qua tháp hấp phụ than hoạt tính được xảra ngoài môi trường bằng đường ống uPVC đường kính D90.

Thông tin vềtháp hấp phụ:

- Vật liệu: SUS304. Vật liệu hấp phụ: than hoạt tính.

- Kích thước: đường kính (D) 800mm, chiều cao (H) 2.000mm.

- Công suất quạt hút: Q = 0,45kW, lưu lượng 500 m3/giờ. - Thiết bịđược đồng bộ với quạt hút.

- Chiều dày lớp than là 0,5m, tương ứng với thể tích than là 𝜋*0,4*0,5 = 0,6m3. Than có trong lượng riêng khoảng 400kg/m3, nhà máy sử dụng 0,6 m3 than, tần suất thay thế than 1 năm/lần. Do đó, lượng than sử dụng 1 năm là 240kgđược thu gom vềthùng chứa CTNH, có nắp đậy, dán nhãn và có dấu hiệu cảnh báo theo quy định, đặt trong kho CTNH. Than hoạt tính thải bỏ cùng với các loại CTNH khác được các các đơn vịcó chức năng thu gom đi xửlý theo quy định.

Khí, mùi phát sinh từ bểđiều hòa, bể thiếu khí, bể hiếu khí, bể

chứa bùn

Tháp hấp phụ (DxH=800x2000)mm

Khí sau xửlý thoát vào ống thông hơi ra ngoài môi trường

Quạt hút

Hình 3.14. Tháp hấp phụ bằng than hoạt tính

e. Biện pháp phòng chốngchất thải phóng xạđối với môi trường không khí Phòng X-quang sử dụng máy X-quang phát ratia X hay tia Rơghen để chuẩn đoán, chụp hình y tếdo nó có khảnăng xuyên qua cơ thểngười. Tuy nhiên, tia X có khảnăng ion hóa hoặc các phản ứng có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe con người. Nếu liều lượng, cường độvà thời gian chiếu sáng của tia X vượt quá giới hạn cho phép sẽ rất nguy hiểm đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng. Do đó, bệnh viện có thực hiện xây dựng phòng chụp X-quang đảm bảo các tiêu chuẩn quy định hiện hành như sau:

- Tường trong phòng ốp tấm chì dày 2mm, ngoài đóng lambri gỗ. Cửa quan sát từphòng điều khiển là cửa chì dày 2mm, ô quan sát bằng kính chì.

- Cửa ra vào có bọc chì bảo vệdày 2mm;

- Có gắn quạt lưu thông gió trên một góc trần của phòng X-quang. Vịtrí gắn quạt cốđịnh trên tường xoay ra lưng bệnh viện, không gắn vềphía hành lang hoặc nơi thường xuyên có người đi lại, tránh lọt tia thứ cấp ra ngoài môi trường gây nguy hiểm.

- Trong thời gian máy hoạt động, thời gian làm việc của nhân viên, kỹ thuật viên vận hành, tuyệt đối không để người không phận sự và không hiểu biết về thao tác thiết bịđi vào vùng cấm.

- Tăng khoảng cách từngười đến nguồn chiếu xạ. Tăng chiều dày tường che chắn bức xạ. Nhân viên vận hành máy X-quang phải trang bị thiết bị bảo vệ và che chắn phù hợp và theo dõi, khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần.

- Xây dựng quy trình và nội dung làm việc với bức xạ, giám sát chặt chẽquá trình thực hiện. Đào tạo cho nhân viên làm việc với bức xạ về các quy định pháp luật, tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm, nội quy và hướng dẫn vềan toàn bức xạ.

Một phần của tài liệu Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cơ sở “Bệnh viện đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam” (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)