Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường

Một phần của tài liệu Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Thủy điện Sông Lô 8B (công suất 27MW) (Trang 42 - 45)

a. CTR công nghiệp thông thường

Trong giai đoạn vận hành, Cơ sở có phát sinh chất thải rắn công nghiệp là các hộp chứa mực in thải từ văn phòng làm việc (Mã chất thải 080208). Ước tính khối lượng phát sinh khoảng 0,5 kg/tháng (60 kg/năm). Hộp chứa mực máy in phát sinh sẽ được thu gom vào 01 thùng chứa có dung tích 120 lít riêng biệt.

Ngoài ra, Cơ sở còn phát sinh bùn thải từ từ các quá trình xử lý nước thải (phát sinh từ bể tự hoại, hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt) với khối lượng ước tính khoảng 60kg/năm. Định kỳ (6-12 tháng/lần), Công ty thuê đơn vị có chức năng đến bơm hút, vận chuyển và xử lý theo quy định.

b. Rác, sinh khối từ thượng nguồn về hồ chứa

Trong giai đoạn vận hành, Cơ sở còn phát sinh rác, sinh khối trôi dạt trên lòng hồ như: thân, cành, rễ cây... theo dòng nước trôi dạt về cửa lấy nước. Khối lượng ước tính khoảng 3-5kg/ngày. Tại cửa lấy nước của nhà máy bố trí lưới chắn rác và gầu vớt rác, toàn bộ lượng rác phát sinh được thu gom về 05 thùng chứa 120 lít bố trí gần khu vực cụm đầu mối. Rác thải này được thu gom, phơi khô rồi cho người dân xung quanh sử dụng làm nguyên liệu đốt.

c. Bùn cát phát sinh từ nạo vét lòng hồ

Theo Đề án khai thác sử dụng nước mặt công trình Thủy điện Sông Lô 8B, tổng thể tích bùn cát trong 1 năm khoảng 4,66 triệu m3/năm.

Để giảm thiểu lượng bùn cát lắng đọng trong hồ chứa, Công ty thực hiện xả bùn cát về hạ du thông qua việc vận hành xả đáy của 11 cửa van tràn, cao trình ngưỡng tràn 14,5 m thấp hơn MNC (25 m) là 10,5 m. Ngoài ra, dự kiến định kỳ 5 năm 1 lần, Công ty sẽ thực hiện nạo vét bùn cát bồi lắng ở hồ để công trình vận hành hiệu quả. Với khối lượng bùn cát phát sinh từ quá trình nạo vét, đơn vị sẽ khuyến khích các hộ dân trong khu vực sử dụng để đắp cho khu vực thấp trũng hoặc bón cho đất nông nghiệp.

III.3.2. Công trình lưu giữ CTR sinh hoạt

a. Nguồn, khối lượng, thành phần phát sinh

Giai đoạn vận hành, nhà máy có 23 công nhân, lượng chất thải sinh hoạt phát sinh từ khu vực văn phòng gồm chất thải thực phẩn (vỏ hoa quả, thức ăn thừa…), chất thải tái chế được (kim loại, thủy tinh, bao bì, giấy, vỏ lon, chai…) và các chất thải khác (túi nhựa chết, khăn giấy không tái chế, vải, cao su, cát, bụi…).

Theo định mức lượng chất thải rắn phát sinh trung bình là 0,51 kg/người/ngày (theo Báo cáo hiện trạng môi trường Quốc gia năm 2019 - Chuyên đề Quản lý chất thải rắn sinh hoạt, Bảng 2.8) thì tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ quá trình hoạt động của cán bộ công nhân viên trong một ngày là 11,73kg (3,52tấn/năm).

Bảng 3.7. Thành phần, khối lượng CTR sinh hoạt của Cơ sở

Thành phần Mô tả Khối lượng

(kg/ngày) Chất thải thải

thực phẩm

Rác hoa quả Vỏ hoa củ quả, ..

5,13 Thức ăn thừa Bánh, kẹo, đồ ăn...

Chất thải có thể tái sinh, tái sử dụng

Kim loại Can, vỏ lon nhôm, thiếc

5,7

Thủy tinh Chai, ly

Nhựa có thể tái sinh Chai, túi dẻo trong, vỏ hộp, nhựa plastic,..

Giấy có thể tái sinh Bao bì giấy, giấy in, giấy báo, bìa carton,..

Chất thải khác

Giấy không thể tái sinh Khăn giấy ăn,...

Nhựa plastic không thể 0,9

tái sinh Túi nhựa chết

Khác Cát, bụi, cao su, đồ vải...

Tổng 11,73

Các chất hữu cơ khi phân hủy sinh ra mùi hôi, thối; gây ô nhiễm đất, có khả năng thu hút các loại côn trùng như ruồi, muỗi; tăng nguy cơ phát sinh và lây truyền mầm bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân. Nếu không thu gom và xử lý, rác thải sẽ bị cuốn theo nước mưa chảy tràn, chảy xuống nguồn tiếp nhận làm ô nhiễm nước, ảnh hưởng đến chất lượng môi trường xung quanh và sức khỏe của công nhân tại nhà máy.

b. Biện pháp lưu giữ, xử lý

Chất thải tái chế được

Tái chế, tái sử dụng, bán Nguồn phát sinh

Phân loại

Chất thải không tái chế

Thu gom, vận chuyển chất thải

Hợp đồng với cơ quan có chức năng xử lý

Công ty đang thực hiện đúng theo quy định về quản lý chất thải rắn thông thường được quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường. Cụ thể như sau:

- Chất thải rắn có thể tái sử dụng: Bao gồm các chai nhựa, bao bì, hộp giấy…

Các chất thải rắn này được tách riêng lưu giữ trong các thùng chứa trong kho chứa sau đó mang đi tái chế, tái sử dụng hoặc bán sắt vụn. Công ty bố trí các thùng chứa chất thải rắn sinh hoạt tại khu lưu trữ CTR như sau:

+ 01 thùng rác dung tích 60 lít chứa chất thải kim loại + 01 thùng rác dung tích 60 lít chứa chất thải nhựa + 01 thùng rác dung tích 60 lít chứa chai thủy tinh + 01 thùng rác dung tích 60 lít chứa giấy có thể tái sinh

Hình 3.13. Hình ảnh thùng chứa rác tại khu vực nhà máy

- Chất thải không có khả năng tái sử dụng: Gồm thực phẩm thừa, vỏ trái cây,…

được thu gom vào 02 thùng nhựa có nắp dung tích 30 lít bố trí tại các văn phòng, 01 thùng nhựa dung tích 60 lít bố trí bên ngoài nhà máy, 01 thùng nhựa dung tích 60 lít bố trí khu vực nhà ăn của nhà quản lý vận hành.

Công ty đã hợp đồng với Công ty cổ phần Dịch vụ môi trường và Quản lý đô thị Tuyên Quang vận chuyển đi xử lý đúng quy định (Hợp đồng số 03.01/2023/HĐVC-XLR).

Bảng 3.8. Thông số công trình thu gom chất thải rắn sinh hoạt

TT Hạng mục Đơn vị Thông số kỹ thuật

1 Thùng chứa CTR sinh

hoạt chuyên dụng 8 thùng - Thùng nhựa, có nắp đậy

Một phần của tài liệu Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Thủy điện Sông Lô 8B (công suất 27MW) (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)