NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Thủy điện Sông Lô 8B (công suất 27MW) (Trang 71 - 75)

IV.1.1. Nguồn phát sinh nước thải

- Nguồn số 01: Nguồn nước thải sinh hoạt

- Nguồn số 02: Nguồn nước thải sản xuất (nước rò rỉ nhiễm dầu mỡ trong nhà máy)

IV.1.2. Lưu lượng xả nước thải tối đa

Lưu lượng xả nước thải lớn nhất 10,65 m3/ngày đêm trong đó:

- Dòng nước thải số 1: 2,3 m3/ngày đêm.

- Dòng nước thải số 2: 8,35 m3/ngày đêm.

IV.1.3. Dòng nước thải

Công ty đề nghị cấp phép 02 dòng nước thải bao gồm:

+ Dòng nước thải số 1: Nước thải sinh hoạt khu vực nhà máy và nhà quản lý vận hành (tương ứng nguồn thải số 1) sau xử lý được xả ra kênh xả sau nhà máy rồi chảy vào sông Lô tại xã Thắng Quân, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.

+ Dòng nước thải số 2: Nước thải sản xuất (tương ứng nguồn thải số 2) sau xử lý được xả ra kênh xả sau nhà máy rồi chảy vào sông Lô tại xã Thắng Quân, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.

IV.1.4. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm trong dòng nước thải

- Dòng số 1: Áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt (QCVN 14:2008/BTNMT - cột B với hệ số K= 1,2), cụ thể:

Bảng 4.1. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt

TT Thông số Đơn vị

tính

Giá trị tối đa

cho phép

Tần suất quan

trắc định kỳ

Quan trắc tự

động, liên tục

1 pH - 5-9

Không áp dụng

Không áp dụng

2 BOD5 (20oC) mg/l 60

3 Chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 120

4 Chất rắn hòa tan (TDS) mg/l 1200

TT Thông số Đơn vị tính

Giá trị tối đa

cho phép

Tần suất quan

trắc định kỳ

Quan trắc tự

động, liên tục

5 Sunfua (S2-) mg/l 4,8

6 Amoni (NH4+) mg/l 12

7 NO3- mg/l 60

8 PO43- mg/l 12

9 Dầu mỡ động, thực vật mg/l 24

10 Tổng các chất hoạt động bề mặt mg/l 12

11 Tổng Coliforms MPN/100ml 5.000

- Dòng số 2: Áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp (QCVN 40:2011/BTNMT - cột B với hệ số Kq = 0,9; Kf = 1,2), cụ thể:

Bảng 4.2. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm trong nước thải sản xuất

TT Thông số Đơn vị tính Giá trị tối đa cho phép

Tần suất quan trắc

định kỳ

Quan trắc tự động,

liên tục

1 Nhiệt độ 0C 40

Không áp dụng

Không áp dụng

2 Độ màu Pt/Co 150

3 pH - 5,5-9

4 BOD5 (20oC) mg/l 54

5 COD mg/l 162

6 Chất rắn lơ lửng

(TSS) mg/l 108

7 Sắt (Fe) mg/l 5,4

8 Tổng phenol mg/l 0,54

9 Tổng dầu mỡ khoáng mg/l 10,8

10 Sunfua (S2-) mg/l 0,54

11 Amoni (NH4+) mg/l 10,8

12 Tổng nitơ mg/l 43,2

TT Thông số Đơn vị tính Giá trị tối đa cho phép

Tần suất quan trắc

định kỳ

Quan trắc tự động,

liên tục

13 Tổng phốtpho mg/l 6,48

14 Clo dư mg/l 2,16

15 Coliform MPN/100ml 5.000

IV.1.5. Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải a. Vị trí xả thải

- Dòng nước thải số 1:

+ Điểm xả ra kênh xả hạ lưu nhà máy: X= 2423508; Y= 414370 + Điểm xả từ kênh xả vào sông Lô: X=2423339; Y=414555 - Dòng nước thải số 2:

+ Điểm xả ra kênh xả hạ lưu nhà máy: X=2423515; Y= 414398 + Điểm xả từ kênh xả vào sông Lô: X=2423339; Y=414555 (Theo hệ tọa độ VN 2000, kinh tuyến trục 106o00’, múi chiếu 3o).

b. Phương thức xả nước thải - Dòng số 1:

+ Nước thải sau xử lý tự chảy qua ống thoát nước HDPE tới vị trí điểm xả 1 ra kênh xả hạ lưu nhà máy, sau đó chảy xuống nguồn tiếp nhận là Sông Lô.

+ Hình thức xả thải: Xả mặt, xả ven bờ.

+ Chế độ xả nước thải: Xả liên tục (24 giờ).

- Dòng số 2:

+ Nước thải sau hệ thống xử lý được bơm dẫn theo ống thoát nước bằng thép mạ kẽm tới vị trí điểm xả 2 ra kênh xả hạ lưu nhà máy, sau đó chảy xuống nguồn tiếp nhận là Sông Lô.

+ Hình thức xả thải: Bơm cưỡng bức.

+ Chế độ xả nước thải: Xả gián đoạn.

Điểm xả nước thải sau xử lý phải có biển báo, thuận lợi cho việc kiểm tra, kiểm soát nguồn thải.

IV.2. Nội dung đề nghị cấp giấy phép đối với khí thải

Đặc trưng của Cơ sở là công trình nhà máy thuỷ điện, gần như không phát sinh khí thải cũng như bụi phát tán trong quá trình vận hành. Lượng khí thải, bụi phát sinh chủ yếu:

- Khí thải từ máy phát điện dự phòng (lắp đặt tại khu vực riêng biệt) do sử dụng nhiên liệu là dầu DO, thuộc trường hợp không yêu cầu có hệ thống xử lý bụi, khí thải.

- Khí thải từ các quạt thông gió, các máy điều hòa tại nhà văn phòng, bảo vệ, nhà điều hành do có cùng tính chất, chất lượng không khí tại các khu vực lắp đặt.

Do đó, Cơ sở không thuộc đối tượng phải cấp phép môi trường đối với khí thải.

IV.3. Nội dung đề nghị cấp giấy phép đối với tiếng ồn, độ rung IV.3.1. Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung

- Nguồn số 1: Khu vực đặt 03 tổ máy phát điện.

- Nguồn số 2: Máy phát điện dự phòng.

Cả 2 nguồn ồn đều là nguồn không liên tục, chỉ phát sinh tiếng ồn khi sử dụng.

IV.3.2. Vị trí phát sinh tiếng ồn, độ rung

Vị trí phát sinh tiếng ồn, độ rung: Khu vực nhà máy Thủy điện Sông Lô 8B, xã Thắng Quân, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.

- Nguồn số 1: Tọa độ đại diện: X = 2423558 ; Y = 414402.

- Nguồn số 2: Tọa độ đại diện: X = 2423561; Y = 414358.

(Hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 106o00’ múi chiếu 3o).

IV.3.3. Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung

Tiếng ồn, độ rung phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn, QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về độ rung, cụ thể như sau:

Bảng 4.3. Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn TT Từ 6 giờ đến

21 giờ (dBA)

Từ 21 giờ đến 6 giờ (dBA)

Tần suất quan

trắc định kỳ Ghi chú

1 70 55 Không áp dụng Khu vực thông thường

Bảng 4.4. Giá trị giới hạn đối với độ rung T

T

Thời gian áp dụng trong ngày và mức

gia tốc rung cho phép (dB) Tần suất quan

trắc định kỳ Ghi chú Từ 6 giờ đến 21 giờ Từ 21 giờ đến 6 giờ

1 70 60 Không áp dụng Khu vực thông thường

CHƯƠNG V

Một phần của tài liệu Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Thủy điện Sông Lô 8B (công suất 27MW) (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)