Đánh giá, dự báo các tác động

Một phần của tài liệu Báo cáo ĐTM của dự án: Nhà máy sản xuất linh kiện điện tử BHFlex Vina (nâng công suất và bổ sung sản phẩm hàng hóa) (Trang 100 - 109)

3.1. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn

3.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động

Dự án mở rộng nhà máy sản xuất linh kiện điện tử của Công ty TNHH BHFlex Vina được thực hiện tại Lô CN14, KCN Khai Quang, phường Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Hiện tại, trên phần diện tích này đã xây dựng hoàn thiện các hạng mục công trình phục vụ hoạt động sản xuất (bao gồm các hạng mục chính và phụ trợ). Khi thực hiện dự án mở rộng, Công ty TNHH BHFlex Vina sẽ tiến hành xây dựng thêm nhà xưởng mới trên diện tích khu đất trống đã được Công ty Cổ phần phát triển hạ tầng Vĩnh Phúc san lấp mặt bằng.

Như vậy, trong giai đoạn này, môi trường khu vực sẽ chịu tác động bởi quá trình xây dựng và lắp đặt máy móc, thiết bị, đồng thời cũng chịu tác động cộng hưởng từ hoạt động sản xuất hiện tại của Công ty.

Các nguồn gây tác động và đối tượng, phạm vi tác động trong giai đoạn thi công xây dựng và lắp đặt máy móc, thiết bị được tóm tắt trong bảng sau:

Bảng 3. 1. Tổng hợp nguồn gây tác động, đối tượng và phạm vi tác động trong giai đoạn mở rộng nhà xưởng và lắp đặt máy móc, thiết bị

TT Các hoạt động Nguồn gây tác động

1 Xây dựng nhà xưởng Bụi, khí thải, tiếng ồn, độ rung của các phương tiện thi công.

2

Hoạt động tập kết, lưu trữ nguyên, vật liệu phục vụ xây dưng

Bụi từ quá trình bốc xếp nguyên, vật liệu.

3 Hoạt động sinh hoạt của công nhân xây dựng

- Nước thải sinh hoạt;

- Chất thải rắn sinh hoạt.

4 Hoạt động sản xuất hiện tại của Công ty

- Bụi, khí thải, tiếng ồn từ hoạt động sản xuất và phương tiện giao thông - Nước thải sinh hoạt;

- Chất thải rắn sinh hoạt.

- Nước thải sản xuất - Chất thải rắn sản xuất - Chất thải nguy hại A. Các tác động môi trường liên quan đến chất thải

3.1.1.1. Tác động do bụi, khí thải

Trong giai đoạn xây dựng nhà xưởng có các nguồn phát sinh bụi khí thải sau:

+ Hoạt động đào móng, san lấp nền.

+ Hoạt động của các phương tiện giao thông: Quá trình vận chuyển các loại nguyên vật liệu phục vụ xây dựng (cát, xi măng, sắt thép, vật liệu trang trí...);

+ Hoạt động thi công xây dựng: Hoạt động của các loại máy móc thi công; hàn các cấu kiện thép.

Đánh giá tác động:

* Bụi từ quá trình đào đắp để xây dựng các hạng mục công trình:

Để xây dựng các công trình kiên cố, Công ty sẽ tiến hành đào móng công trình và đắp nền. Quá trình này sử dụng phương pháp thủ công kết hợp thi công bằng máy móc nên sẽ phát sinh lượng bụi đáng kể.

Theo dự toán kết cấu nền móng của dự án, khối lượng đất đá đào đắp phát sinh chủ yếu như sau:

- Thể tích đất đào hố móng, đào bể phốt... ước tính: 1.500m3 - Thể tích đá dăm cần để tôn nền nhà xưởng, văn phòng: 2.060m3 Tổng khối lượng đất đá đào, đắp khoảng 3.560 m3 .

Theo tính toán nhanh của tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO, 1993), hệ số phát thải bụi trong quá trình thi công được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3. 2. Nồng độ bụi phát sinh trong quá trình san lấp nền

TT Nguồn gây ô nhiễm Hệ số phát thải

1 Bụi do quá trình đào đất, đắp nền 1-100 g/m3 2 Bụi do quá trình vận chuyển bốc dỡ đất, đá, cát 0,1 -1 g/m3 3 Xe vận chuyển cát, đất làm rơi vãi trên mặt đường

phát sinh bụi 0,1 g/m3

[Nguồn: Tài liệu đánh giá nhanh của WHO]

Từ hệ số phát thải bụi trong bảng trên ta có thể ước tính lượng bụi phát sinh do quá trình đào đắp, vận chuyển, bốc dỡ vật liệu thi công nền móng. Thời gian dự kiến thi công móng là 90 ngày, 8h/ngày thì tải lượng bụi phát sinh trong quá trình thi công nền móng là:

Bảng 3. 3. Tải lượng bụi phát sinh trong giai đoạn đào, đắp nền móng

TT Nguồn gây ô nhiễm

Tổng lượng bụi phát sinh trong cả quá trình xây

dựng (g)

Tải lượng bụi phát sinh trong ngày

(g/h) 1 Bụi do quá trình đào đất, đắp nền 1.500 – 150.000 3,125 – 312,5 2

Bụi do quá trình vận chuyển bốc dỡ đất, đá, cát (tính tải lượng bụi phát sinh do vận chuyển đá dăm đắp nền)

206 – 2.060 0,429 – 4,292

3 Xe vận chuyển cát, đất làm rơi vãi

trên mặt đường phát sinh bụi 356 0,742

Tổng 2.062 – 152.416 4,296 – 317,534 Như vậy, tổng tải lượng bụi phát sinh trong ngày từ quá trình thi công nền móng khoảng 4,296 – 317,534 g/giờ. Trong quá trình này, chủ đầu tư sẽ phối hợp với nhà thầu thi công thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu mức tối đa ảnh hưởng của bụi tới môi trường cũng như sức khỏe của công nhân xây dựng.

Nồng độ bụi tạo ra trong môi trường không khí trên toàn bộ diện tích khu đất triển khai dự án được xác định bằng công thức sau:

(Nguồn: Theo Môi trường không khí – Phạm Ngọc Đăng, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật) Trong đó:

C : Nồng độ chất ô nhiễm ổn định trong vùng phát sinh ô nhiễm, mg/m3

Cvào: Nồng độ bụi trung bình chất ô nhiễm tại khu vực dự án (kết quả phân tích hiện trạng môi trường Chương 2), Cvào =0,163 mg/m3

Es : Tải lượng của chất ô nhiễm, mg/s.m2, Es = M

S M

S

(M: Mức thải bụi, g/h; S: diện tích khu đất thực hiện đào đắp = 4.120,13 m2).

L: Chiều dài lô đất (L =115,5m).

u: tốc độ gió của khu vực, u = 2,0m/s H: Độ cao vùng xáo trộn (chọn H = 10m).

vào

s C

H u

L C = E +

. .

Bảng 3. 4. Tải lượng bụi phát sinh trong quá trình đào móng, đắp nền Mức phát

thải bụi

Tải lượng bụi (Es)

Nồng độ bụi Cvào (mg/m3)

Nồng độ bụi C (mg/m3)

QCVN 05:2013/BTNMT 4,296 –

317,534

1,05x10-3 –

7,7x10-2 0,163 0,169 – 0,607 0,3 mg/m3

Nhận xét: Khi so sánh với QCVN 05:2013/BTNMT (trung bình 1h) là 0,3mg/m3, ta thấy sự khuếch tán bụi trong quá trình đào móng và đắp nền vượt giới hạn cho phép của quy chuẩn.

* Đối với bụi và khí thải từ phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng:

Trong giai đoạn xây dựng, Công ty tiến hành xây dựng nhà xưởng 03 tầng. Theo ước tính của mỗi ngày có khoảng 04 lượt xe có tải trọng từ 10-12 tấn ra vào khu vực dự án. Các phương tiện này sử dụng chủ yếu dầu DO hoặc xăng nên sẽ thải ra môi trường một lượng khí thải giao thông chứa các thành phần như: Muội khói, CO, SO2,NOx...

Nguồn phát sinh khí thải từ các xe cơ giới là nguồn thải không tập trung và phát sinh không liên tục. Đây là nguồn ô nhiễm dạng thấp, chất độc hại phát tán cục bộ (chủ yếu ảnh hưởng trên đoạn đường Tôn Đức Thắng chạy vào KCN Khai Quang).

Hiện nay, Việt Nam chưa có tiêu chuẩn cụ thể về mức độ phát thải của từng loại phương tiện vận chuyển, do đó việc tính toán tải lượng ô nhiễm khí thải từ các phương tiện giao thông được dựa trên ước tính của WHO. Theo WHO, hệ số phát thải khí ô nhiễm đối với phương tiện giao thông như sau:

Bảng 3. 5. Hệ số phát thải chất ô nhiễm đối với xe tải chạy trên đường

Chất ô nhiễm

Hệ số chất ô nhiễm theo tải trọng xe (g/km) Tải trọng xe 3,5 tấn Tải trọng xe 3,5 – 16 tấn Trong

TP

Ngoài TP

Đường cao tốc

Trong TP

Ngoài TP

Đường cao tốc

Muội khói 0,2 0,15 0,3 0,9 0,9 0,9

SO2 1,16S 0,84S 1,3S 4,29S 4,15S 4,15S

NO2 0,7 0,55 1,0 1,18 1,44 1,44

CO 1,0 0,85 1,25 6,0 2,9 2,9

VOCs 0,15 0,4 0,4 2,6 0,8 0,8

[Nguồn: WHO, Rapid Environmental Assessment, 1993]

Ghi chú: S là tỉ tệ % của lưu huỳnh có trong nhiên liệu, lấy S = 0,05%.

Công ty lựa chọn xe 12-16 tấn để vận chuyển nguyên vật liệu thi công xây dựng.

Dựa vào hệ số phát thải của loại xe trong bảng trên, ta tính được tải lượng ô nhiễm không

khí của các xe ra vào dự án theo công thức sau:

Tải lượng ô nhiễm = Hệ số phát thải x Quãng đường/lượt x Số lượt xe/h Nồng độ bụi và các chất ô nhiễm được tính toán theo mô hình khuếch tán nguồn đường như sau (lựa chọn phương pháp mô hình khuếch tán nguồn đường Gauss được trình bày trong giáo trình: Đánh giá tác động môi trường - Trần Đông Phong và Nguyễn Thị Quỳnh Hương):

Cx = 0,8.E{exp[-(z+h)2/2.δz2] + exp[-(z-h)2/2.δz2]}/(δz.u) (1) Trong đó:

+ Cx: Nồng độ chất ô nhiễm trong không khí đo tại vị trí x so với nguồn đường (mg/m3);

+ E: Tải lượng chất ô nhiễm của nguồn đường trong một đơn vị thời gian (mg/m.s), E được tính toán cho mỗi loại tác nhân ô nhiễm;

+ δz: Hệ số khuếch tán theo phương z (m), δz là hàm số của x theo phương gió thổi và được xác định theo công thức Slade với cấp độ ổn định khí quyển loại B (đây là cấp độ ổn định khí quyển đặc trưng của khu vực) như sau: δz = 0,53.x0,73

+ x: Khoảng cách của điểm tính so với nguồn thải, tính theo chiều gió thổi;

+ u: Tốc độ gió trung bình (m/s), khu vực có tốc độ gió trung bình là 2 m/s;

+ z: Độ cao của điểm tính (m), tạm tính z ở độ cao 2 m;

+ h: Độ cao của mặt đường so với mặt đất xung quanh (m), lấy h = 0,5 m;

Bỏ qua sự ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm khác trong khu vực, các yếu tố ảnh hưởng của địa hình... Thay các thông số vào Công thức (1) ta tính được nồng độ khí thải từ hoạt động giao thông chở nguyên vật liệu xây dựng như sau:

Bảng 3. 6. Kết quả tính toán nồng độ khí thải và bụi do hoạt động giao thông trong giai đoạn thi công xây dựng và lắp đặt máy móc, thiết bị của Dự án

Khoảng cách x (m)

C(x,z) (μg/m3)

Bụi SO2 NO2 CO VOCs

5 1,015 0,234 1,624 3,271 0,902

10 0,368 0,085 0,589 1,186 0,327

20 0,187 0,043 0,299 0,601 0,166

30 0,133 0,031 0,213 0,428 0,118

40 0,106 0,024 0,169 0,341 0,094

50 0,089 0,021 0,142 0,287 0,079

100 0,053 0,012 0,085 0,170 0,047

150 0,032 0,007 0,051 0,102 0,028

200 1,015 0,234 1,624 3,271 0,902

QCVN 05:2013/BTNMT (trung bình 1 giờ)

300 350 200 30.000 -

Từ kết quả tính toán ở bảng trên cho thấy: Nồng độ các chất ô nhiễm phát sinh từ các phương tiện vận chuyển trên mỗi km đường đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 05:2013/BTNMT, trung bình 1 giờ. Như vậy, các chất ô nhiễm phát sinh do hoạt động của các phương tiện vận chuyển ảnh hưởng nhỏ đến môi trường xung quanh.

3.1.1.2. Tác động do nước thải

❖ Nước thải xây dựng

- Nguồn phát sinh nước thải:

Nước thải từ quá trình thi công xây dựng dự án bao gồm: Nước thải từ quá trình phối trộn nguyên vật liệu, nước vệ sinh máy móc, thiết bị thi công, nước dưỡng hộ bê tông và lượng nhỏ nước tưới đất, đường để giữ ẩm và hạn chế bụi phát tán vào môi trường xung quanh. Nước thải xây dựng có chứa các thành phần chủ yếu là: Dầu mỡ, bụi đất, bụi cát... Do quy mô xây dựng của Công ty không lớn, chủ yếu sử dụng khung thép tiền chế để lắp đặt nên lượng nước thải xây dựng phát sinh không nhiều. Theo kinh nghiệm của nhà thầu thi công thì lượng nước thải xây dựng phát sinh trung bình khoảng 0,5m3/ngày.đêm.

Nước thải xây dựng phát sinh thường chảy tràn trên bề mặt và ngấm trực tiếp xuống đất nên không tạo thành dòng chảy và rất khó thu gom. Tuy nhiên, lượng nước thải phát sinh là tương đối ít, mức độ tác động của nước thải xây dựng là trung bình.

Thời gian tác động:Trong suốt giai đoạn thi công xây dựng dự án.

❖ Nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng

Trong giai đoạn thi công xây dựng, có khoảng 30 công nhân tham gia thi công.

Áp dụng định mức lượng nước cấp cho sinh hoạt là 80lít/người/ngày.đêm (Theo QCXDVN 01:2008/BXD - Quy chuẩn xây dựng Việt Nam - Quy hoạch xây dựng) và chọn tỷ lệ nước thải sinh hoạt phát sinh trung bình bằng 100% lượng nước cấp. Như vậy, tổng lượng nước thải sinh hoạt sẽ là:

30 x 80 x 100% = 2,4m3/ngày.đêm

Trong giai đoạn này, công nhân xây dựng sẽ được hướng dẫn sử dụng nhà vệ sinh có sẵn của Công ty. Do đó, lượng nước thải này được thu gom và xử lý cùng lượng nước thải sinh hoạt phát sinh trong giai đoạn hiện tại của Công ty. Như vậy, theo dự báo

nước thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân xây dựng tác động nhỏ tới môi trường và sức khỏe con người.

* Đối với nước mưa chảy tràn:

Lượng nước mưa chảy tràn trên khu vực dự án được tính toán theo phương pháp cường độ giới hạn (Theo tài liệu Hướng dẫn kỹ thuật lập báo cáo ĐTM của Trần Đông Phong và Nguyễn Thị Quỳnh Hương, năm 2008) như sau:

Q = F x W (m3/ngày)

Trong đó: Q: Lượng nước mưa chảy tràn trên khu vực dự án F: Diện tích khu vực dự án (F = 30.092,8 m2)

W: Lượng mưa ngày lớn nhất tại thành phố Vĩnh Yên là 124,3mm (Nguồn: Theo trạm khí tượng Vĩnh Yên).

Thay số liệu vào công thức ta tính được:

Qmax = 30.092,8 x 0,1243 ≈ 3.740,3 m3/ngày.

Nước mưa chảy tràn khi qua các khu vực như bãi tập kết nguyên vật liệu, bãi tập kết chất thải rắn… sẽ cuốn theo các chất ô nhiễm cơ học (đất, cát, rác thải…), chất ô nhiễm hữu cơ (dịch chiết trong bãi rác…), dầu mỡ, kim loại nặng...

Từ đó, có thể gây tắc nghẽn dòng chảy của hệ thống thoát nước mưa KCN Khai Quang, gây ngập úng cục bộ cũng như gây ô nhiễm nguồn nước mặt (Đầm Vạc), nước ngầm tầng nông và môi trường đất khu vực dự án.

3.1.1.3. Tác động do chất thải rắn thông thường

Chất thải rắn sinh hoạt:

Thành phần chủ yếu của chất thải rắn sinh hoạt là các chất hữu cơ dễ phân hủy như: Gốc rau, vỏ hoa quả, thức ăn thừa... và các chất vô cơ như túi nilong thải, vỏ chai nhựa... Với mức phát thải chất thải rắn trung bình khoảng 0,5kg/người/ngày, số lượng công nhân thường xuyên có mặt trên công trường khoảng 30 người. Như vậy, tổng lượng CTRSH phát sinh trong giai đoạn thi công xây dựng ước tính trung bình khoảng 15kg/ngày.

3.1.1.4. Tác động do chất thải nguy hại

Chất thải nguy hại phát sinh từ các quá trình sau:

- Bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thi công: Giẻ lau, găng tay dính dầu mỡ, dầu mỡ thải, vỏ hộp dầu mỡ, ắc quy hỏng...

- Quá trình thi công các cấu kiện thép: Đầu mẩu que hàn thải bỏ...

- Quá trình hoàn thiện công trình: Vỏ thùng đựng sơn, chổi quét sơn, giẻ lau, găng tay dính sơn...

- Quá trình sinh hoạt: Bóng đèn huỳnh quang cháy, hỏng...

Hiện tại, ở Việt Nam chưa có định mức tính toán lượng chất thải nguy hại phát sinh từ quá trình xây dựng. Tuy nhiên, căn cứ theo thực tế xây, theo kinh nghiệm của nhà thầu xây dựng có thể ước tính, lượng chất thải nguy hại phát sinh trung bình khoảng 5kg/tháng.

Thành phần hóa chất trong chất thải nguy hại có thể theo nước mưa hòa tan vào nguồn nước mặt, tác động trực tiếp đến hệ động thực vật sống trong vùng nước mặt (tôm, cua, cá...). Nồng độ dầu trong nước đạt 0,1 mg/l có thể gây chết các loài sinh vật phù du, ảnh hưởng lớn đến cây non và ấu trùng của các sinh vật đáy, dầu bám vào cơ thể hoặc sinh vật hấp thụ qua quá trình lọc nước làm giảm giá trị sử dụng. Dầu gây ô nhiễm, làm chết cá và các sinh vật hàng loạt do thiếu oxy hòa tan trong nước... Từ đó, gây ra nguy cơ làm suy giảm đa dạng sinh học.

Tuy nhiên, lượng chất thải nguy hại này sẽ được thu gom, vận chuyển và xử lý cùng với lượng chất thải nguy hại phát sinh của Công ty trong giai đoạn hoạt động sản xuất hiện tại. Do đó, tác động của chất thải loại này ở mức trung bình.

B. Các tác động môi trường không liên quan đến chất thải 3.1.1.5. Tác động do tiếng ồn

- Nguồn phát sinh tiếng ồn:

Tiếng ồn và độ rung phát sinh chủ yếu từ phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng.

- Đánh giá tác động: Mức ồn trong hoạt động xây dựng được đánh giá như sau:

Quá trình hoạt động của các máy móc thiết bị thi công làm phát sinh tiếng ồn.

Mức độ gây tiếng ồn của các thiết bị thi công được xác định như sau:

Bảng 3. 7. Mức độ ồn gây ra do các máy móc thi công

Đơn vị: dBA TT Thiết bị thi công Mức ồn đo được tại vị trí cách nguồn 1,5m

1 Máy san ủi 93

2 Máy khoan 87

3 Máy nén Diezel 80

[Nguồn: Giáo trình ĐTM - Trần Đông Phong, Nguyễn Quỳnh Hương]

Khả năng lan truyền tiếng ồn từ nguồn phát sinh đến các khu vực xung quanh được xác định theo công thức sau (Nguồn: GS. TS Phạm Ngọc Đăng, Môi trường không khí, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội, 1997):

Li = Lp – ΔLd – ΔLc – ΔLcx (dBA)

Li - Mức ồn tại thời điểm tính toán cách nguồn gây ồn một khoảng cách d (m) Lp - Mức ồn đo được tại nguồn gây ồn (cách 1,5m)

ΔLd - Mức ồn giảm theo khoảng cách d ở tần số i:

ΔLd = 20lg[(r2/r1)1+a] (dBA).

ΔLc - Độ giảm mức ồn qua vật cản; trường hợp này coi ΔLc = 0

ΔLcx - Độ giảm mức ồn sau các dải cây xanh, trường hợp này coi ΔLcx = 0.

Từ công thức trên, mức độ gây ồn của các loại thiết bị thi công tới môi trường xung quanh ở các khoảng cách khác nhau được tính toán như sau:

Bảng 3. 8. Tiếng ồn của một số loại máy móc thi công xây dựng ở các khoảng cách khác nhau

Đơn vị: dBA Khoảng cách (m) Máy san ủi Máy khoan Máy nén Diezel

5 81,5 75,5 68,5

10 74,87 68,87 61,87

15 69,8 63,8 56,8

QCVN 26:2010/BTNMT

(6h - 21h) 70

Như vậy: Ở khoảng cách 5m, hoạt động của máy khoan và máy san ủi gây tiếng ồn vượt giới hạn từ 1,08 đến 1,16 lần. Khoảng cách 10m chỉ có máy san ủi vượt giới hạn quy chuẩn 1,07 lần. Công nhân thi công xây dựng là đối tượng chịu ảnh hưởng lớn nhất từ nguồn này.

3.1.1.6. Tác động tới an ninh trật tự khu vực

Việc tập trung khoảng 30 cán bộ, công nhân xây dựng trong khu vực dự án sẽ có khả năng gây ra những tác động nhất định đến trật tự trị an ninh xã hội, cụ thể:

+ Mâu thuẫn về văn hóa giữa công nhân thi công dự án với công nhân tại nhà máy của Công ty đang hoạt động hiện tại.

+ Mâu thuẫn trong quá trình sinh hoạt giữa các công nhân thi công.

+ Phát sinh các tệ nạn xã hội: cờ bạc, trộm cắp...

Một phần của tài liệu Báo cáo ĐTM của dự án: Nhà máy sản xuất linh kiện điện tử BHFlex Vina (nâng công suất và bổ sung sản phẩm hàng hóa) (Trang 100 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(338 trang)