3.2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn vận hành
3.2.1. Đánh giá, dự báo các tác động
Các nguồn gây tác động và đối tượng, phạm vi tác động trong giai đoạn vận hành được tóm tắt trong bảng sau:
Bảng 3. 9. Tổng hợp nguồn gây tác động, đối tượng và phạm vi tác động trong giai đoạn vận hành
TT Nguồn gây tác động Đối tượng chịu tác động Nguồn tác động có liên quan đến chất thải
1 Bụi, khí thải
- Bụi, khí thải phát sinh từ phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm;
- Khí thải phát sinh từ các công đoạn sản xuất.
- Khu dân cư dọc tuyến đường vận chuyển. Người tham gia giao thông trên tuyến đường vận chuyển.
- Công nhân làm việc trong công ty. Môi trường không khí khu vực phát thải trong nhà xưởng và khu vực xung quanh nhà xưởng.
2 Nước thải
- Nước thải sinh hoạt;
- Nước mưa chảy tràn;
- Nước thải sản xuất.
Tác động chủ yếu tới hệ thống thu gom, xử lý nước thải của KCN Khai Quang.
3 Chất thải rắn thông thường
- Chất thải sinh hoạt;
- Chất thải rắn sản xuất: Bao bì, nilon bọc hàng, giấy thải, từ quá trình sản xuất…
Môi trường đất, nước, không khí, khu vực đổ thải.
4
Chất thải nguy hại
- Phát sinh từ quá trình sản xuất;
- Giẻ lau, găng tay dính dầu;
- Hộp mực in thải;
- Bóng đèn huỳnh quang thải bỏ…
Môi trường đất, nước, không khí, khu vực đổ thải.
Nguồn tác động không liên quan đến chất thải 5 An toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp
Cán bộ công nhân viên Công ty 6 Ồn, rung
Dự báo rủi ro về sự cố môi trường
7 Rủi ro về cháy, nổ do Dự án có sử dụng điện Sự cố do sự đổ tràn hóa chất
- Môi trường đất, nước, không khí - Thiệt hại về tài sản và ảnh hưởng tới sức khỏe của người lao động.
8 Rủi ro về tai nạn lao động - Thiệt hại về người và tài sản.
A. Các tác động môi trường liên quan đến chất thải 3.2.1.1. Tác động do bụi, khí thải
- Khí thải phát sinh từ các công đoạn sau: In chữ vào bản mạch, sấy, ép nóng, mạ đồng và mạ Niken – vàng, xử lý bề mặt bằng plasma. Thành phần khí thải chủ yếu là:
Các hợp chất axit, bazơ, dung môi hữu cơ hòa tan, các hợp chất keo dính như Propylenoxyt, Axetaldehyt và bụi, hơi chì rất thấp. Các hợp chất này có tác động chủ yếu và mạnh tới sức khỏe công nhân lao động trong nhà xưởng sản xuất.
- Bụi phát sinh chủ yếu từ quá trình dập viền phần thừa bản mạch FPCB thải, cắt, khoan, đục lỗ bản mạch
✓ Đánh giá các tác động do bụi, khí thải phát sinh:
- Bụi do quá trình khoan, cắt, đục lỗ trên bề mặt bản mạch. Bụi này chứa thành phần là các hạt nhựa có trong bản mạch, đường kính hạt bụi phát sinh khoảng từ 10- 200àm.
Các hạt bụi trên phát sinh có thể gây ra nhiều loại bệnh cho con người như: Các bệnh ngoài da, bệnh liên quan tới mắt và đường hô hấp.
Cỏc hạt bụi cú đường kớnh lớn hơn 10àm thường gõy tỏc động đến đường hụ hấp trên, đặc biệt là phần mũi và khí quản. Tuy nhiên, lượng bụi và chất thải phát sinh trong quá trình khoan, cắt, đục lỗ thường dễ thu hồi và có thể quản lý bằng các biện pháp kỹ thuật. Do đó, mức độ tác động của bụi loại này tới môi trường khu vực và sức khỏe của công nhân lao động là nhỏ.
- Đối với H2SO4, HCl có tính ăn mòn cao, hơi của axit này cũng rất độc, khi hít phải khí này sẽ ảnh hưởng niêm mạc cơ, mắt, đường hô hấp trên và da.
Ngoài ra, hơi axit H2SO4, HCl phát tán ra ngoài môi trường là nguồn gây suy thoái môi trường đất, nước, không khí, suy giảm đa dạng sinh học, làm ảnh hưởng gián tiếp đến đời sống người dân khu vực gần dự án, công nhân viên của các công ty lân cận xung quanh.
- Hơi hữu cơ phát sinh từ công đoạn mạ và công đoạn in gây mùi khó chịu, nhức đầu cho con người. Hơi hữu cơ trong quá trình mạ và in là các chất có độc tính, chứa nhiều chất gây ung thư như các hợp chất có vòng thơm: benzene, ethylbenzene, toluene, xylene… Ngoài ra, các hợp chất này còn chứa các chất ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây đau đầu, chóng mặt, nôn mửa, bất tỉnh, thậm chí gây tử vong. Người tiếp xúc thường xuyên với hơi hữu cơ từ quá trình mạ có khả năng mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi, họng, khí quản, phổi…
Công nhân lao động trực tiếp tại công đoạn in, sấy, xử lý bề mặt và mạ khi tiếp xúc với dung môi hữu cơ mà không có biện pháp bảo vệ sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh về da liễu.
- NaOH là chất kiềm, khi con người hít phải có thể gây tổn thương đường hô hấp, phổi.
- Chì (Pb): Các hợp chất chì hữu cơ có trong bản mạch điện tử rất bền vững với môi trường và độc hại đối với con người, có thể dẫn đến chết người khi ngộ độc.
Những biểu hiện của ngộ độc chì cấp tính như: Nhức đầu, dễ bị kích thích, và nhiều biểu hiện khác liên quan đến hệ thần kinh. Khi bị nhiễm độc chì lâu dài, con người có thể bị giảm trí nhớ, giảm khả năng hiểu, giảm chỉ số thông minh, thiếu máu. Ngoài ra, chì cũng là tác nhân gây ung thư phổi, dạ dày và u thần kinh đệm.
- Ni: Có thể làm rối loạn chức năng thận, bệnh da liễu và nếu nặng có thể bị nhồi máu cơ tim…
✓ Dự báo, tính toán lượng phát thải hơi dung môi, axit trong quá trình tạo mạch, mạ Niken – vàng và các công đoạn in sấy, xử lý bề mặt của nhà máy 2
- Đối với hơi axit phát sinh từ công đoạn làm sạch bề mặt trong quá trình mạ bản mạch:
Trong quá trình sản xuất, Công ty sử dụng axit để xử lý bề mặt bản mạch (làm sạch, tẩy gỉ) trước khi mạ. Các công đoạn xử lý bề mặt cụ thể như sau:
- Xử lý bề mặt bằng dung dịch axit H2SO4 5%: Dung dịch này có nhiệt độ sôi 2700C. Do vậy, ở điều kiện nhiệt độ làm việc trong nhà xưởng sản xuất của Công ty, H2SO4 chưa phát sinh hơi axit gây ảnh hưởng đến môi trường làm việc và sức khỏe của người lao động.
- Xử lý bề mặt bằng dung dịch axit HCl 35%: Dung dịch có nhiệt độ sôi là 480C.
Do vậy, ở điều kiện nhiệt độ làm việc trong nhà xưởng sản xuất của Công ty, HCl chưa phát sinh hơi axit gây ảnh hưởng đến môi trường làm việc và sức khỏe của người lao động.
Như vậy, có thể thấy quá trình xử lý bề mặt bằng axit không làm phát sinh các hơi axit. Tuy nhiên, dung dịch axit H2SO4 khi sử dụng thường tỏa nhiệt lượng kèm theo hơi nước. Tuy nhiên, toàn bộ quy trình làm sạch được thực hiện trong các thiết bị khép kín. Do vậy, toàn bộ các hơi dung môi, hơi axit (nếu có) phát sinh được thu về hệ thống các thiết bị xử lý khí thải và hơi dung môi (gọi là các scrubber). Do vậy, tác động do hơi axit phát sinh từ công đoạn làm sạch bề mặt đến môi trường và sức khỏe của công nhân là nhỏ.
- Đối với hơi dung môi phát sinh trong công đoạn in, sấy, ép nóng, xử lý bề mặt:
Các hợp chất dung môi hữu cơ có trong mực in và trong bản mạch nguyên liệu từ quá trình làm sạch plasma, có khả năng bay hơi phát tán ra khu vực xưởng sản xuất.
Với nhu cầu sử dụng mực in khoảng 292kg/tháng, theo tài liệu đánh giá của Tổ chức Y tê thế giới, lượng bay hơi chiếm khoảng 0,5 – 1% lượng hóa chất sử dụng. Như vậy, tổng lượng hóa chất bay hơi trong trung bình trong quá trình in là 0,17kg/ngày, tương đương 0,0071kg/giờ. Mặt khác, các công đoạn này đều thực hiện trong các thiết bị khép kín, do đó, mức độ tác động các hợp chất hữu cơ đến sức khỏe công nhân của Nhà máy 2 được đánh giá ở mức trung bình.
* Khí thải từ máy phát điện dự phòng
Để phòng trường hợp mất điện lưới, Công ty trang bị 01 máy phát điện dự phòng có công suất 250KVA. Do đó, khí thải còn phát sinh trong quá trình vận hành máy phát điện dự phòng.
Theo định mức tiêu thụ của hãng chế tạo máy Cummins, tổng mức tiêu thụ dầu DO của máy phát điện Công ty dự kiến sử dụng (khi hoạt động 100% công suất) là 37lít/giờ, tương đương với 0,0296 tấn/giờ (trọng lượng của dầu DO là 0,8tấn/m3).
Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, đối với việc đốt dầu DO thì lưu lượng khí thải phát sinh là 25m3/kg dầu DO. Như vậy, nếu vận hành 01 máy phát điện có công suất 250KVA trong vòng 1 giờ thì khí thải phát sinh là 740m3, các chất khí bao gồm:
Muội khói, CO2, SO2, NOx, VOC...
Dựa trên hệ số tải lượng của WHO ta tính được nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải của máy phát điện như sau:
Bảng 3. 10. Tải lượng các chất ô nhiễm từ khí thải của máy phát điện hoạt động trong 1h
TT
Thông số ô nhiễm
Hệ số ô nhiễm (kg/tấn DO)*
Tải lượng ô nhiễm (kg/giờ)
Nồng độ ô nhiễm (mg/Nm3)
QCVN
19:2009/BTNMT, (cột B, Kp=1, Kv=1) (mg/Nm3)
1 Muội
khói 0,28 0,008 11,2 200
2 SO2 20S 0,03 40 500
3 NO2 2,84 0,084 113,6 1.000
4 CO 0,71 0,021 28,4 850
5 VOCs 0,035 0,001 1,4 -
*Hệ số ô nhiễm: Số liệu tham khảo của Tổ chức Y tế thế giới WHO, năm 1993
Ghi chú: QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.
- Hàm lượng S = 0,05%.
- Kp là hệ số lưu lượng nguồn thải, tổng lưu lượng khí thải ≤ 20.000m3/h, thì Kp = 1.
- Kv là hệ số vùng, khu vực. Đối với các KCN thì Kv = 1.
- Nm3 là mét khối khí thải ở nhiệt độ 250C và áp suất tuyệt đối 760 mm thủy ngân.
Nhận xét:
Kết quả tính toán ở bảng trên cho thấy: Nồng độ của hầu hết các chất ô nhiễm trong khí thải của máy phát điện dự phòng đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 19:2009/BTNMT, cột B. Do đó, tác động của khí thải từ hoạt động của máy phát điện đối với môi trường không khí là nhỏ. Mặt khác, máy phát điện chỉ hoạt động trong trường hợp mất điện (máy phát điện chỉ chạy đến khi kết thúc dây chuyền đang sản xuất dang dở), chế độ hoạt động không liên tục. Do đó, mức độ tác động do phát thải của máy phát điện tới môi trường là không đáng kể.
3.2.1.2. Tác động do nước thải
Khi đi vào hoạt động nguồn gây ô nhiễm nước của Công ty chủ yếu là:
+ Nước thải sản xuất (bao gồm nước thải từ quá trình lọc RO và nước thải từ quá trình sản xuất);
+ Nước thải sinh hoạt;
+ Nước mưa chảy tràn.
❖ Nước thải phát sinh từ quá trình sản xuất
Nước trước khi đưa vào quy trình sản xuất phải được lọc qua hệ thống RO để tạo nguồn nước tinh khiết. Lượng nước sử dụng đầu vào và tỉ lệ nước tinh khiết/nước thải là 6/4.
Nước thải sản xuất phát sinh từ các công đoạn tạo mạch, tẩy rửa viền mạch thừa, dầu mỡ, xử lý khí thải, mạ, rửa bản mạch, dung cụ sản xuất với tổng lượng nước phát sinh bằng 100% nước cấp đầu vào (tỉ lệ hao hụt không đáng kể).
Như vậy, lượng nước thải phát sinh từ quá trình sản xuất trong giai đoạn hiện tại và sau khi nâng công suất như sau:
Bảng 3. 11. Lượng nước thải sản xuất phát sinh hiện tại và dự kiến khi nâng công suất của dự án
TT Nội dung
Hiện tại (m3/ng.đ) Khi nâng công suất (m3/ng.đ) CSSX
số 1
CSSX
số 2 Tổng CSSX số 1
CSSX
số 2 Tổng 1 Nước cấp sản xuất
2.648 2.674
5.322
2.648
4.218
6.866 2 Nước RO sau xử lý
đi vào sản xuất
1.589
1.604
3.193
1.589
2.531
4.120 3 Nước RO thải
1.059
1.070
2.129
1.059
1.687
2.746 4 Nước thải sản xuất
1.589
1.604
3.193
1.589
2.531
4.120 Hiện tại:
- Nước thải sản xuất phát sinh: 3.193 m3/ngày đêm - Nước sau lọc RO phát sinh: 2.129 m3/ngày đêm Sau khi nâng công suất:
- Nước thải sản xuất phát sinh: 4.120 m3/ngày đêm.
+ Cơ sở sản xuất số 1: 1.589 m3/ngày đêm + Cơ sở sản xuất số 2: 2.531 m3/ngày đêm
- Nước sau lọc RO phát sinh: 2.746 m3/ngày đêm.
+ Cơ sở sản xuất số 1: 1.059 m3/ngày đêm + Cơ sở sản xuất số 2: 1.687 m3/ngày đêm
Nước thải RO sẽ đấu nối, xả vào bể chứa nước sau xử lý của trạm xử lý nước thải sản xuất. Do vậy, các tác động tới môi trường từ nước thải loại này là nhỏ.
Đặc tính của nước thải phát sinh từ quá trình mạ: Nước thải loại này có chứa hàm lượng kim loại nặng, pH dao động mạnh (có khi có tính axit rất cao, có khi lại có tính kiềm rất mạnh). Nước thải có thành phần đa dạng về nồng độ và pH biến đổi rộng trong khoảng pH = 2-3, đến pH = 10-11. Đặc trưng nước thải loại này chứa hàm lượng cao các muối vô cơ và kim loại nặng. Các chất hữu cơ ít có trong nước thải xi mạ, thành phần chủ yếu là chất tạo bông, chất hoạt động bề mặt nên BOD và COD thấp.
* Đánh giá tác động:
+ Ảnh hưởng đến môi trường: Nước thải sản xuất có thể gây các tác động đến môi trường như sau:
- Là độc chất đối với cá và thực vật trong nước.
- Có thể tiêu diệt các sinh vật phù du, gây bệnh cho cá và biến đổi các tính chất lý hóa của nước, tạo ra sự tích tụ sinh học đáng lo ngại theo chiều dài chuỗi thức ăn. Các
chất ô nhiễm ở nồng độ nhỏ có thể gây ngộ độc mãn tính hoặc tích tụ sinh học ảnh hưởng đến sự sống của sinh vật về lâu về dài. Với nồng độ các chất ô nhiễm đủ lớn, sinh vật có thể chết hoặc bị thoái hóa.
- Ảnh hưởng đến đường ống dẫn nước, gây ăn mòn hệ thống cống rãnh.
- Ảnh hưởng đến chất lượng cây trồng, vật nuôi, hoạt động canh tác nông nghiệp, làm thoái hóa đất do sự chảy tràn và thấm của nước thải.
+ Ảnh hưởng đến con người:
- Nước thải nếu không được xử lý, qua thời gian tích tụ bằng con đường trực tiếp hay gián tiếp, các kim loại nặng có thể tồn tại trong cơ thể con người, gây bệnh nghiêm trọng như viêm loét da, viêm đường hô hấp, ung thư,…
Tuy nhiên, trong giai đoạn mở rộng, Công ty tiếp tục áp dụng các biện pháp giảm thiểu như hiện tại. Do đó, mức độ tác động của nước thải sản xuất đến môi trường là trunh bình.
❖ Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án bao gồm:
- Nước thải sinh hoạt phát sinh tại nhà xưởng sản xuất.
- Nước thải phát sinh tại nhà ăn.
Cụ thể, lượng nước thải sinh hoạt phát sinh của dự án trong từng giai đoạn như sau:
Bảng 3. 12. Lượng nước thải sinh hoạt phát sinh hiện tại và dự kiến khi nâng công suất của dự án
Cơ sở
Lượng nước thải sinh hoạt phát sinh (m3/ngày đêm) Hiện tại Khi nâng công suất
Cơ sở sản xuất số 1 120 120
Cơ sở sản xuất số 2 206 236
Tổng lượng NTSH 326 356
Trong giai đoạn sau khi nâng công suất, trạm XLNT công suất 150m3/ngày.đêm của cơ sở sản xuất số 1 và 550m3/ngày.đêm của cơ sở sản xuất số 2 hoạt động tương đối ổn định. Công suất của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt hiện trạng hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu xử lý. Công ty sẽ thực hiện vận hành theo quy trình xử lý của đơn vị thiết kế và xây dựng. Do đó, tác động của nước thải sinh hoạt trong giai đoạn này tác động không lớn tới môi trường.
Đặc tính của nước thải sinh hoạt:
❖ Nước mưa chảy tràn
Trong giai đoạn hoạt động, nếu xảy ra mưa sẽ phát sinh nguồn nước mưa chảy qua bề mặt khuôn viên của Công ty. Nước mưa chảy tràn có lưu lượng dòng chảy xuất hiện không đều và tồn tại trong thời gian ngắn với khoảng dao động lớn, phụ thuộc vào các mùa trong năm. Vào mùa khô lượng nước mưa chảy tràn ít hơn so với mùa mưa.
Thành phần trong nước mưa chảy tràn về bản chất là nước sạch. Tuy nhiên, trong quá trình chảy tràn nước mưa có thể cuốn theo các tạp chất ô nhiễm trên bề mặt bao gồm rác thải, lá cây, đất cát... Từ đó, nước mưa chảy tràn có thể làm gia tăng hàm lượng chất ô nhiễm cho nguồn nước tiếp nhận.
Trong giai đoạn mở rộng, hầu hết sân bãi, đường nội bộ được bê tông hóa. Đồng thời, Công ty sẽ bố trí công nhân vệ sinh sạch sẽ sân bãi, đường nội bộ trong khuôn viên Công ty. Do đó, tác động của nước mưa chảy tràn được giảm thiểu đáng kể. Tác động này kéo dài trong suốt quá trình hoạt động của dự án.
3.2.1.3. Tác động do chất thải rắn thông thường
➢ Chất thải rắn sinh hoạt:
- Nguồn phát sinh: Chất thải rắn sinh hoạt gồm rác thải khu nhà hành chính văn phòng, rác vệ sinh khu công cộng, rác sinh hoạt từ khu vực hành lang, chất thải từ khu nhà bếp.
- Thành phần chất thải: Theo số liệu thống kê, thành phần của rác thải sinh hoạt có khoảng 60% chất hữu cơ và 40% chất vô cơ.
Thành phần hữu cơ trong rác thải sinh hoạt có khả năng phân hủy nhanh. Nếu không được chứa trong thùng kín và thu gom hàng ngày, các khí ô nhiễm và mùi khó chịu sẽ phát tán và không khí xung quanh.
Ngoài ra, còn một lượng bùn thải phát sinh từ quá trình hút bể phốt. Nguồn thải này sẽ được đơn vị hút bể phốt vận chuyển và đem xử lý, đảm bảo không gây ảnh hưởng đến môi trường.
- Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh:
- Chất thải rắn sinh hoạt: Theo số liệu hiện trạng nhà máy có 4.808 lao động, khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh trung bình khoảng 240 kg/ngày, tương đương với khoảng 0,05 kg/người/ngày (theo thống kê tại báo cáo công tác BVMT năm 2021). Như vậy khi mở rộng quy mô tăng công suất, với tổng số cán bộ công nhân viên là 5.308 người thì khối lượng CTR phát sinh khoảng 265 kg/ngày. Thành phần chủ yếu là các loại chất thải phát sinh từ hoạt động ăn ca của công nhân: thực phẩm thừa, thủy tinh, nilon, nhựa, …