3.1. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn
3.1.2. Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường
3.1.2.1. Biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường không khí
❖ Bụi, khí thải từ quá trình xây dựng:
✓ Giảm thiểu bụi đất cát
Các biện pháp quản lý máy móc phương tiện chuyên chở, xây dựng kế hoạch thi công hợp lý, quản lý kho, bến bãi được thực hiện nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí, cụ thể như sau:
- Che chắn công trường xây dựng để tránh phát tán bụi (chiều cao tối thiểu 2,5m).
- Lập kế hoạch thi công và cung cấp vật tư hợp lý, hạn chế việc tập kết vật tư tập trung vào cùng một thời điểm.
- Tại cổng công trường bố trí cầu rửa lốp xe để ngăn chặn đất bám dính tại bánh xe khi ra khỏi công trường.
- Sử dụng xe tưới nước chuyên dụng dung tích 5m3 để phun nước giảm thiểu bụi (tại khu vực cổng ra vào công trường thi công và phạm vi 500m từ cổng công trường).
Tần suất thực hiện: tối thiểu 2 lần/ngày.
- Sử dụng các loại xe tải chở nguyên vật liệu xây dựng đúng theo qui định hiện hành. Tất cả các xe đều phải có vải bạt che phủ kín thùng xe. Không chạy quá tốc độ quy định đối với từng đoạn đường.
- Tổ chức bố trí chiều xe đi lại thông thoáng, hợp lý.
- Thực hiện kế hoạch thi công cuốn chiếu. Lập kế hoạch xây dựng và nhân lực phù hợp để tránh chồng chéo giữa các quy trình thực hiện, áp dụng phương pháp xây dựng hiện đại, các phương tiện thi công tiên tiến, cơ giới hóa và tối ưu hóa quy trình xây dựng.
3.1.2.2. Biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường nước
❖ Biện pháp giảm thiểu tác động do nước thải xây dựng:
* Giảm thiểu tác động do nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng:
Để giảm thiểu tác động do nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng, Công ty phối hợp với đơn vị nhà thầu thi công thực hiện một số các giải pháp sau:
- Tăng cường tuyển dụng lao động địa phương để hạn chế số người sinh hoạt, lưu trú thường xuyên tại khu vực công trường.
- Hướng dẫn công nhân xây dựng sử dụng các công trình nhà vệ sinh hiện có của Công ty. Tại đây, nước thải phát sinh sẽ được thu gom, xử lý tại hệ thống xử lý nước thải hiện có trước khi chảy vào hệ thống thoát nước và xử lý nước thải của KCN Khai Quang.
* Giảm thiểu tác động do nước thải xây dựng:
Để giảm thiểu tác động do nước thải xây dựng, Công ty sẽ yêu cầu đơn vị thi công thực hiện một số các giải pháp sau:
- Không vệ sinh các phương tiện máy móc, dụng cụ chuyên dụng tại khu vực gần hệ thống thoát nước mưa của KCN Khai Quang;
- Việc thay dầu, mỡ cho các thiết bị chỉ được tiến hành trong các cơ sở bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, không thực hiện tại khu vực công trường.
3.1.2.3. Biện pháp giảm thiểu tác động do chất thải rắn
* Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ công nhân xây dựng:
Để giảm thiểu các nguồn tác động này, chủ Dự án thực hiện các biện pháp sau:
- Tuyên truyền công tác ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường tại khu lán trại và trên công trường Dự án.
- Công ty yêu cầu nhà thầu thi công bố trí công nhân thu gom tất cả các loại chất thải rắn phát sinh vào cuối ngày. Rác thải sinh hoạt của cán bộ, công nhân thi công được Công ty thu gom, xử lý cùng với rác thải sinh hoạt phát sinh trong giai đoạn hoạt động sản xuất hiện tại. Chất thải được đưa tới khu vực nhà kho chứa chất thải sinh hoạt của Công ty để chờ Công ty Cổ phần Môi trường Thuận Thành vận chuyển, xử lý theo quy định.
* Chất thải rắn xây dựng:
- Các loại phế liệu có thể thu gom tái chế hoặc tái sử dụng như: Chai lọ, sắt thép đầu mẩu dư thừa… sẽ được chuyển giao đơn vị thu mua phế liệu.
- Đối với các loại chất thải rắn không sử dụng được, Công ty sẽ thuê đơn vị có chức năng đến thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định.
- Đối với các loại vật liệu tháo dỡ, thu hồi: Gỗ ván, khung nhựa, panel thừa…
Chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu xây dựng dọn dẹp, tiến hành vận chuyển, xử lý hoặc tận dụng tại các công trình khác.
3.1.2.4. Biện pháp giảm thiểu tác động do chất thải thải nguy hại
Để giảm thiểu tác động do chất thải nguy hại, Công ty phối hợp với đơn vị nhà thầu thi công thực hiện một số các giải pháp sau:
- Yêu cầu nhà thầu thi công không thực hiện sửa chữa phương tiện, thiết bị tại khu vực dự án. Trường hợp bất khả kháng phải thực hiện việc sửa chữa máy móc tại khu vực dự án thì dầu mỡ, giẻ lau, găng tay dính dầu sẽ được đơn vị thi công thu gom, lưu giữ vào các thùng có nắp đậy đặt tại khu lưu giữ chất thải nguy hại tạm thời của Công ty;
- Các loại CTNH khác như vỏ thùng sơn, bóng đèn huỳnh quang hỏng ...cũng sẽ được đơn vị thi công thu gom và lưu giữ tại khu lưu giữ chất thải nguy hại tạm thời của Công ty;
- Toàn bộ các CTNH phát sinh lưu giữ tại khu chứa rác sẽ được Công ty Cổ phần Môi trường Thuận Thành thu gom, vận chuyển và xử lý theo đúng quy định
3.1.2.5. Biện pháp giảm thiểu tác động do tiếng ồn
- Giảm thiểu tiếng ồn trong quá trình thi công xây dựng:
Để giảm thiểu tác động do tiếng ồn, Công ty sẽ yêu cầu nhà thầu thi công thực hiện một số các giải pháp sau:
+ Không tiến hành thi công xây dựng vào thời điểm từ 22h tối hôm trước đến 6h sáng hôm sau;
+ Lựa chọn máy móc, thiết bị và phương tiện vận chuyển đã qua kiểm định và được phép hoạt động;
+ Hạn chế việc vận hành đồng thời các thiết bị gây ồn bằng cách bố trí thời gian và sắp xếp các hoạt động thi công hợp lý;
+ Định kỳ bảo dưỡng các phương tiện vận chuyển, máy móc thi công theo đúng quy định;
+ Không chở nguyên vật liệu vượt quá trọng tải quy định.
+ Hạn chế bóp còi và giảm tốc độ các phương tiện vận chuyển của dự án khi đi qua khu vực dân cư tập trung.
3.1.2.6. Biện pháp đảm bảo an ninh trật tự, an ninh xã hội trong quá trình thi công xây dựng
Để đảm bảo trật tự, an ninh xã hội trong quá trình thi công xây dựng dự án, Công ty sẽ phối hợp với nhà thầu thi công thực hiện một số các giải pháp sau:
+ Ưu tiên tuyển dụng lao động tại địa phương.
+ Phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giữ gìn trật tự an ninh xã hội tại địa phương. Thực hiện đăng ký tạm trú, tạm vắng cho lực lượng công nhân xây dựng từ nơi khác đến.
+ Xây dựng các nội quy về lán trại, quản lý công nhân xây dựng chấp hành đúng, đầy đủ nội quy.
3.1.2.7. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó rủi ro, sự cố môi trường - Biện pháp đảm bảo an toàn lao động
Để phòng ngừa sự cố tai nạn lao động, Công ty sẽ phối hợp với nhà thầu thi công thực hiện các biện pháp sau:
+Lập nội quy làm việc tại công trường xây dựng;
+ Đặt biển cảnh báo các sự cố có nguy cơ xảy ra trong khu vực công trường xây dựng;
+ Cách ly khu vực công trường xây dựng với các khu vực khác bằng các rào chắn bằng tôn;
+ Sử dụng công nhân có tay nghề để thực hiện các công đoạn cần chuyên môn, kinh nghiệm như công đoạn hàn, lợp mái, lắp đặt thiết bị...
- Biện pháp giảm thiểu sự cố cháy nổ
Để phòng tránh sự cố cháy nổ, Công ty sẽ yêu cầu nhà thầu thi công áp dụng các biện pháp sau:
+ Dầu mỡ thải, các vật dụng dễ cháy được thu gom và lưu giữ đúng nơi quy định.
+ Đối với công đoạn hàn các kết cấu thép, yêu cầu công nhân thực hiện đúng theo các nội quy an toàn lao động và PCCC.
+ Xây dựng nội quy PCCC tại các khu tập kết nguyên nhiên liệu và các vị trí có khả năng cháy nổ.
+ Lập rào chắn cách ly các khu vực nguy hiểm như trạm biến thế, vật liệu dễ cháy nổ (như kho chứa xăng dầu,...), đồng thời lắp đặt biển báo cấm lửa tại các khu vực này.
+ Tại những nơi tập kết nhiên liệu dễ cháy sẽ được trang bị các phương tiện chữa cháy như bình CO2, vòi phun nước,...
+ Thường xuyên kiểm tra công tác phòng chống cháy nổ tại công trường.
+ Xây dựng hệ thống giao thông nội bộ đảm bảo tiêu chuẩn và xe chữa cháy có thể vào được khi xảy ra sự cố