3.6. PHƯƠNG ÁN PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
3.6.1. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải
3.6.1.1. Các công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường tại trạm XLNT tập trung
Để dự phòng trong trường hợp xảy ra sự cố tại trạm XLNT tập trung, nhà máy đã xây dựng 02 bể sự cố để lưu chứa nước thải trong thời gian các hệ thống XLNT gặp sự cố. Quy mô các bể sự cố tại trạm XLNT tập trung của nhà máy cụ thể như sau:
- Bể sự cố số 01:
+ Dung tích 850 m3.
+ Kết cấu: Thành bể có kết cấu bê tông đá hộc. Đáy bể có kết cấu cát đầm chặt phủ bê tông lót. Trên thành bể và đáy bể được phủ lớp vải địa HDPE.
+ Mục đích: lưu chứa nước thải sản xuất của nhà máy khi hệ thống XLNT sản xuất gặp sự cố phải dừng vận hành.
+ Thời gian lưu nước thải sản xuất trong bể sự cố số 01 tối đa là khoảng 03 ngày.
- Bể sự cố số 02:
+ Kớch thước: ỉ4,2 m x7,3m. Dung tớch: 80 m3.
+ Kết cấu: Bể Composite đặt trên nền bê tông dày 20 cm.
+ Mục đích: Lưu chứa nước thải sinh hoạt của nhà máy khi hệ thống XLNT sinh hoạt gặp sự cố phải dừng vận hành.
+ Thời gian lưu nước thải sinh hoạt trong bể sự cố số 02 tối đa là khoảng 04 ngày.
3.6.1.2. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố tại hệ thống xử lý nước thải sản xuất Quy trình ứng phó khi xảy ra sự cố tại hệ thống XLNT sản xuất của dự án được thuyết minh cụ thể như dưới đây:
- Bước 1: Khi nước thải sản xuất sau xử lý không đạt yêu cầu kỹ thuật, công nhân nhà máy sẽ đóng van để ngăn nước thải dẫn về hệ thống làm mát của nhà máy.
- Bước 2: Mở rốn thoát trong các bể xử lý thuộc hệ thống XLNT sản xuất; toàn bộ nước thải sản xuất được tháo về bể sự cố số 01 với dung tích 850 m3. Dung tích của bể sự cố số 01 đảm bảo lưu chứa nước thải sản xuất phát sinh từ nhà máy trong thời gian khoảng 03 ngày.
- Bước 3: Nhân viên kỹ thuật của nhà máy tiến hành kiểm tra các máy móc thiết bị, nhanh chóng khắc phục những hỏng hóc. Một số các sự cố có thể xảy ra trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải sản xuất và phương án khắc phục được tổng hợp và trình bày trong bảng dưới đây.
Bảng 3. 35. Các biện pháp ứng phó sự cố hệ thống xử lý nước thải sản xuất
TT Hiện tượng Nguyên nhận Cách giải quyết
I Hệ thống xử lý sơ bộ nước thải từ xưởng sản xuất PAC
1 Dừng hệ
thống
- Do mức nước trong bể điều hòa thấp (phao LS9 báo đỏ).
- Do mức nước trong bể phản ứng 1 thấp (phao LS10 báo đỏ).
- Do nhảy automat.
- Kiểm tra mức bể.
- Kiểm tra Automat hệ thống bơm xem có bị nhảy không thì bật lại.
2
Lưu lượng vào lọc sơ bộ và tháp khử không đạt
- Do túi lọc bẩn, đồng hồ báo áp ở lọc sơ bộ cao.
- Do độ mở của van bơm WP3, TP4 quá nhỏ.
- Kiểm tra túi lọc của lọc sơ bộ có bẩn không, vệ sinh hoặc thay thế.
- Kiểm tra van đẩy của bơm WP3 xem mở chưa, điều chỉnh độ mở van phù hợp.
- Sau khi kiểm tra, chuyển contact bơm về auto chạy lại.
3
Đầu đo pH và độ dẫn điện hiển thị không chính xác.
- Đầu đo bị bám cặn bẩn sau một thời gian hoạt động.
- Đầu đo lâu chưa được hiệu chuẩn sau một thời gian hoạt động.
- Lưu lượng nước thải quá lớn so với lượng hóa chất châm.
- Đầu đo bị lỗi, hỏng.
- Kiểm tra đầu đo, vệ sinh thường xuyên bằng dung dịch chuyên dụng nếu cần.
- Định kỳ hiệu chuẩn đầu đo.
- Điều chỉnh độ mở của van đẩy các bơm cấp phù hợp với lưu lượng theo thiết kế.
- Kiểm tra đầu đo, thay thế mới nếu hỏng, lỗi.
II Hệ thống xử lý nước thải sản xuất
1
Dừng RO do đèn cảm biến áp đường hồi LPS3003 báo
- Do áp lực sau filter lọc 5μm PI3002 thấp hơn 1bar.
- Báo lỗi Low Pressure trên màn hình.
- Kiểm tra van Inlet AV2001 có mở không, bơm cấp nước TP3A, B có hoạt động không.
- Sau khi kiểm tra nhấn ON trên bộ điều khiển OS3051 để chạy lại hệ RO.
2 Dừng RO do cảm biến áp đường thành
- Do áp lực nước ra đường thành phẩm RO cao hơn 3bar.
- Báo lỗi Over Pressure trên màn
- Kiểm tra van CV2104, CV2106 có bị nén quá ko.
- Kiểm tra đường ống ra bể
phẩm
HPS3102 báo
hình. chứa nước sạch có bị nghẹt.
- Sau khi kiểm tra, nhấn ON trên bộ điều khiển OS3051 để chạy lại hệ RO.
3
Dừng RO do lưu lượng đường thải thấp
- Do lưu lượng đường thải RO thấp hơn 3,75 m3/h
- Báo lỗi Concentrate low trên màn hình điều khiển
- Kiểm tra van CV2202 - Kiểm tra áp lực trước và sau màng RO.
- Kiểm tra lưu lượng đường hồi, đường thành phẩm.
- Kiểm tra bơm RO1, RO2 có hoạt động không.
- Sau khi kiểm tra, nhấn ON trên bộ điều khiển OS3051 để chạy lại hệ RO.
Nguồn: Công ty Cổ phần Đông Á.
- Bước 4: Sau khi khắc phục xong sự cố, nước thải từ bể sự cố số 01 sẽ tự chảy về bể gom của hệ thống xử lý nước thải sản xuất, tiếp tục quá trình xử lý nước thải sản xuất theo các bước trong quy trình công nghệ của hệ thống. Nước thải sản xuất sau khi xử lý đạt quy định sẽ được bơm về hệ thống làm mát để tái sử dụng.
- Bước 5: Sau khi toàn bộ lượng nước thải trong bể sự cố số 1 được xử lý đạt quy chuẩn, công nhân vận hành đóng van dẫn nước thải vào bể sự cố số 1 và đưa hệ thống xử lý nước thải sản xuất trở lại hoạt động ở trạng thái bình thường.
3.6.1.3. Biện pháp ứng phó sự cố môi trường đối với hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt Quy trình ứng phó khi xảy ra sự cố tại hệ thống XLNT sinh hoạt của dự án được thuyết minh cụ thể như dưới đây:
- Bước 1: Khi nước thải sinh hoạt sau xử lý không đạt yêu cầu kỹ thuật, công nhân nhà máy sẽ đóng van để ngăn nước thải dẫn về hệ thống làm mát của nhà máy.
- Bước 2: Mở rốn thoát trong các bể xử lý thuộc hệ thống XLNT sinh hoạt; toàn bộ nước thải sinh hoạt được tháo về bể sự cố số 02 với dung tích 80 m3. Dung tích của bể sự cố số 02 đảm bảo lưu chứa nước thải sinh hoạt phát sinh từ nhà máy trong thời gian khoảng 1,5 ngày.
- Bước 3: Nhân viên kỹ thuật của nhà máy tiến hành kiểm tra các máy móc thiết bị, nhanh chóng khắc phục những hỏng hóc. Một số các sự cố có thể xảy ra trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt và phương án khắc phục được tổng hợp và trình bày trong bảng dưới đây.
Bảng 3. 36. Biện pháp ứng phó một số sự cố điển hình tại hệ thống XLNT sinh hoạt
TT Hiện tượng Nguyên nhận Cách giải quyết
1 Hệ vi sinh bị chết
- Do nước sinh hoạt đầu vào có pH không phù hợp.
- Do không xục khí trong quá trình nuôi cấy vi sinh.
- Do bị lẫn nước thải khác.
- Kiểm tra nước cấp cho hệ thống - Kiểm tra máy sục khí, đĩa chia khí, kiểm tra xem có bị tràn nước thải khác lẫn vào nước thải sinh hoạt không.
2 Dừng hệ
thống
- Do mất điện.
- Do nhảy atomat các bơm hệ thống.
- Kiểm tra túi lọc của lọc sơ bộ có bẩn không, vệ sinh hoặc thay thế.
- Kiểm tra van đẩy của bơm WP3 xem mở chưa, điều chỉnh độ mở van phù hợp.
- Sau khi kiểm tra, chuyển contact bơm về auto chạy lại.
3
Chỉ tiêu nước sau xử lý không đạt tiêu chuẩn.
- Do hệ vi sinh bị thiếu hoặc bị chết.
- Do lưu lượng nước thải quá công suất thiết kế.
- Do bị lẫn các thành phần thải khác trong nguồn thải.
- Đầu đo bị lỗi, hỏng.
- Kiểm tra hệ thống vi sinh.
- Điều chỉnh độ mở của van đẩy các bơm cấp phù hợp với lưu lượng theo thiết kế.
- Kiểm tra nguồn thải - Kiểm tra đầu đo, thay thế mới nếu hỏng, lỗi.
Nguồn: Công ty Cổ phần Đông Á
- Bước 4: Sau khi khắc phục xong sự cố, nước thải từ bể sự cố số 02 sẽ tự chảy về bể gom của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tiếp tục quá trình xử lý nước thải sinh hoạt theo các bước trong quy trình công nghệ của hệ thống. Nước thải sinh hoạt sau khi xử lý đạt quy định sẽ được bơm về hệ thống làm mát để tái sử dụng.
- Bước 5: Sau khi toàn bộ lượng nước thải sinh hoạt trong bể sự cố số 2 được xử lý đạt quy chuẩn, công nhân vận hành đóng van dẫn nước thải vào bể sự cố số 2 và đưa hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt trở lại hoạt động ở trạng thái bình thường.