CHƯƠNG 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng đất chịu sự chi phối và nằm trong mối quan hệ của rất nhiều các yếu tố.
Sử dụng đất đạt hiệu quả (Hiệu quả được đánh giá, xem xét trên 3 khía cạnh hiệu quả kinh tế cao, hiệu quả xã hội - được xã hội chấp nhận, hiệu quả sinh thái – bền vững về môi trường sinh thái) và bền vững đáp ứng được mục tiêu trước mắt và lâu dài.
Chính vì thế cần xem xét những yếu tố nào có thể chi phối, ảnh hưởng đến sử dụng đất như là quá trình hình thành và phát triển của xã; điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội; các tổ chức quản lý và sử dụng đất; phong tục tập quán của người dân; giá cả;
chính sách, pháp luật …để trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp quản lý sử dụng đất bền vững.
2.3.2. Nguyên tắc đánh giá và quan điểm đánh giá
Sử dụng đất bền vững phải hợp nhất hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường. Sự tác động đồng thời trên ba mặt có thể không đồng nhất, tốt ở mặt này, lại xấu ở mặt kia hoặc ngược lại. Chính điều này có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng là tiêu chí cơ bản để so sánh cho phép người sản xuất lựa chọn kiểu SDĐ hợp lý.
Một nguyên tắc bất di bất dịch là thu thập số liệu, tư liệu, phân tích và đánh giá phải hết sức khách quan.
2.3.3. Phương pháp thu thập số liệu
Để phục vụ cho các nội dung nghiên cứu của đề tài chủ yếu là kế thừa có chọn lọc các số liệu, tài liệu sẵn có; thu thập thông tin bằng công cụ PRA (Đánh giá nông thôn có sự tham gia), RRA (Đánh giá nhanh nông thôn): phỏng vấn người dân; sơ đồ ven, đi lát cắt …Nhưng mỗi nội dung nghiên cứu sẽ cần thu thập số liệu khác nhau và cần những phương pháp khác nhau . Cụ thể đó là:
(1) Lịch sử hình thành và đặc điểm điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của xã.
Trong lĩnh vực này, các tư liệu, số liệu chủ yếu được tham khảo một cách có chọn lọc và so sánh; đồng thời sử dụng thường xuyên các công cụ phỏng vấn, đặc biệt
đối với những cán bộ có kinh nghiệm, những già làng trưởng bản, những gia đình đã từng sống tại xã lâu năm.
Từ các đặc điểm trên phân tích lôgic những mặt thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến phát triển của xã và tìm ra những mối liên hệ giữa các yếu tố, từ đó đề xuất các giải pháp.
(2) Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố xã hội đến sử dụng đất của xã:
- Vai trò và ảnh hưởng của các tổ chức xã hội đến SDĐ:
Dùng công cụ RRA để phỏng vấn các tổ chức xã hội của xã về vai trò của họ có ảnh hưởng đến quản lý SD đất như thế nào, qua đó vẽ sơ đồ ven mối quan hệ của các tổ chức đến quản lý sử dụng đất của xã
- Ảnh hưỏng phong tục, tập quán của người dân đến SDĐ:
Dùng công cụ RRA để phỏng vấn người dân về phong tục tập quán của họ có ảnh hưởng đến SDĐ như thế nào: cách thức quản lý, sử dụng, bảo vệ đất, khai thác đất ...
- Ảnh hưởng của các chính sách, pháp luật đến SDĐ:
+ Thu thập tài liệu các loại văn bản về chính sách, pháp luật có qui định liên quan đến quản lý sử dụng đất như: Hiến pháp, pháp luật, chỉ thị, nghị quyết, thông tư hướng dẫn, nghị định, quyết định của các cấp chính quyền từ trung ương tới địa phương.
+ Dùng công cụ RRA để phỏng vấn cán bộ xã và người dân các chính sách, pháp luật của nhà nước ảnh hưởng đến SD đất của xã như thế nào.
- Ảnh hưởng của giá cả thị trường đến SDĐ
Dùng công cụ RRA để phỏng vấn người dân về giá cả thị trường các loại hàng hoá nông sản của xã, xem xét ảnh hưởng của chúng đến sử dụng đất như thế nào thông qua ảnh hưởng cơ cấu cây trồng vật nuôi...
Khảo sát thị trường giá cả ở khu vực xã và huyện ĐamRông.
- Ảnh hưởng của QHSDĐ cấp trên đến sử dụng đất của xã:
+ Thu thập tài liệu về quy hoạch sử dụng dụng đất cấp huyện đối với xã.
+ Dùng công cụ RRA để phỏng vấn cán bộ xã về QHSDĐ của cấp trên có ảnh hưởng đến tình hình SDĐ của xã như thế nào...
(3) Nghiên cứu tình hình sử dụng đất của xã:
- Nghiên cứu tiềm năng đất đai và hiện trạng sử dụng đất của xã:
+ Thu thập các loại bản đồ của xã như bản đồ hiện trạng, bản đồ địa hình.
+ Tài liệu về phát triển nông – lâm nghiệp, phát triển kinh tế của xã.
+ Tài liệu về hiện trạng sử dụng đất của xã.
+ Tài liệu về khuyến nông, khuyến lâm của xã ( cơ cấu cây trồng vật nuôi, kỹ thuật, lịch mùa vụ …).
+ Khảo sát hiện trạng sử dụng đất, ranh giới các loại đất trên thực địa.
+ Để đánh giá tiềm năng của đất - Sơ đồ lát cắt sử dụng đất của xã:
Trước tiên tham khảo địa hình, hiện trạng đất trên bản đồ hiện trạng SDĐ để chọn được tuyến vẽ lát cắt đặc trưng nhất cho xã
Đi thực địa để vẽ lát cắt sử dụng đất, đi từ địa hình thấp đến địa hình cao, ghi chép những đặc điểm địa hình, hiện trạng SDĐ, tại mỗi địa hình dùng phương pháp RRA để phỏng vấn những người dân về những thuận lợi, khó khăn và những giải pháp có thể, cũng như các ý kiến về sử dụng và quản lý đất trong tương lai.
- Phân tích lịch mùa vụ của xã:
Dùng công cụ RRA để phỏng vấn thu thập thông tin về cơ cấu cây trồng, mùa vụ sản xuất của từng loại cây trồng ...
Lịch mùa vụ cũng được chính người dân sống trong cộng đồng bàn bạc, phân tích và thống nhất xây dựng, lịch mùa vụ là một biểu hàng trên được ghi thời gian 12 tháng trong năm. Phần dưới mô tả các công việc mà có liên quan đến các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp theo thời gian trong năm: như lịch gieo trồng các loài cây trồng chính, các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp, lịch sử dụng lao động...
- Đánh giá lựa chọn cây trồng vật nuôi:
Dùng công cụ RRA để phỏng vấn người dân thu thập các thông tin cần thiết.
Đánh giá phân loại cây trồng, vật nuôi trong đề tài sử dụng phương pháp Matrix: phương pháp này phỏng vấn một nhóm người dân cân bằng về giới cho việc lựa chọn, đánh giá cây trồng vật nuôi. Phương pháp Matrix là một biểu mà hàng trên cùng ghi các loại cây trồng, vật nuôi của địa phương, cột bên trái là các tiêu chí đánh giá cây trồng vật nuôi. Các ô còn lại dành để ghi kết quả đánh giá các tiêu chí cho từng cây, con. Kết quả đánh giá cho mọi tiêu chí cao nhất là 10 điểm, thấp nhất là 1 điểm.
Hàng cuối cùng ghi tổng số điểm đánh giá tổng hợp từ các tiêu chí cho một cây, con.
Phỏng vấn người dân về những loài cây, con đã được trồng hoặc nuôi ở địa phương, sau đó hướng dẫn, gợi mở cho người dân và thống nhất đưa ra các chỉ tiêu để phân loại, dựa vào các chỉ tiêu để so sánh và cho điểm.
Các chỉ tiêu dùng để đánh giá phân loại như là: phù hợp khí hậu, đất đai, dễ kiếm giống, dễ gây trồng, khả năng chống chịu sâu bệnh, dễ tiêu thụ, tác dụng cải tạo đất đai...
Tuỳ theo từng loại cây trồng, vật nuôi khác nhau mà sử dụng những chỉ tiêu đánh giá một cách linh hoạt và hợp lý.
- Đánh giá hiệu quả một số mô hình sử dụng đất của xã:
Trên cơ sở các mô hình sử dụng đất hiện có của xã, tiến hành lựa chọn các mô hình điển hình để đánh giá hiệu quả. (hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, hiệu quả tổng hợp).
Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng đất:
Đánh giá hiệu quả kinh tế theo 2 phương pháp:
+ Phương pháp tĩnh:
Coi các chi phí và kết quả là độc lập tương đối và không chịu tác động của các nhân tố thời gian.
Các công thức tính:
Tổng lợi nhuận: P = TN - CP Trong đó: P là lợi nhuận, TN là thu nhập, CP Là chi phí.
+ Phương pháp động:
Coi các yếu tố về chi phí và kết quả có mối quan hệ động với nhân tố thời gian.
Các chỉ tiêu kinh tế được tính toán bằng hàm: NPV, BCR, IRR, trong chương trình Excel.
♦ Giá trị hiện tại thuần tuý NPV (Net Present Value): Là hiệu số giữa giá trị thu nhập và chi phí thực hiện các hoạt động sản xuất trong các mô hình khi đã tính chiết khấu để quy về thời điểm hiện tại.
n
t
t t t
r C NPV B
1 (1 ) ) (
♦ Tỷ lệ thu hồi nội bộ IRR (Interal rate of return): Đây là chỉ tiêu đánh giá khả năng thu hồi vốn đầu tư có kể đến yếu tố thời gian thông qua tính chiết khấu. IRR chính là tỷ lệ chiết khấu khi tỷ lệ này làm cho NPV = 0, tức là khi đó tỷ lệ chiết khấu i được xác định là tỷ lệ thu hồi nội bộ ( NPV = 0 thì i = IRR)
♦ Tỷ lệ thu nhập so với chi phí BCR (Benefit Cost Ration):
BCR: là hệ số sinh lãi thực tế, phản ánh chất lượng đầu tư và cho biết mức thu nhập trên một đơn vị chi phí sản xuất.
CPV BPV r
Ct r Bt
BCR n
t t
n
t
t
1 1
) 1 (
) 1 (
- Phương pháp tính hiệu quả tổng hợp:
Hiệu quả tổng hợp được đánh giá trên 3 mặt hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường. Để đánh giá hiệu quả tổng hợp của các phương thức canh tác chỉ số hiệu quả tổng hợp các phương thức canh tác (Ect) của W.Rola (1994).
xn f hoac f f
f f
hoac f f
Ect f
n
n 1
) (
...
)
( min
max 1
min max
1
Sử dụng công cụ RRA để phỏng vấn trực tiếp các chủ hộ có mô hình cần đánh giá để thu thập các thông tin như là diện tích mô hình, cơ cấu cây trồng, thời gian trồng, biện pháp kỹ thuật áp dụng, số vốn đầu tư, nguồn vốn, năng suất, giá cả, thu nhập của các năm, số lao động sử dụng, số sản phẩm, hiệu quả sử dụng lao động.
Tiến hành điều tra, kiểm tra mô hình về cơ cấu loài cây, điều tra độ che phủ của mô hình ( điều tra thông qua các ô tiêu chuẩn dạng bản) hoặc điều tra độ tàn che thông qua phương pháp 100 điểm, đánh giá khả năng bảo vệ đất, mức độ xói mòn ...
Đánh gía mức độ chấp nhận của người dân đối với mô hình thông qua phương pháp hỏi ý kiến đánh giá của 30 người.
- Đánh giá những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thưc việc SDĐ của xã.
Dùng phương pháp phân tích SWOT để tìm hiểu về những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức việc sử dụng đất của xã trên cơ sở phòng vấn người dân và cán bộ xã.
(4) Đề xuất các giải pháp giúp việc SDĐ của xã hiệu quả và bền vững
Từ việc nghiên cứu, phân tích một cách lôgic các tư liệu, số liệu thu thập được, sẽ tìm ra những ưu nhược điểm của việc sử dụng đất ở địa phương, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp nhằm giúp sử dụng đất tốt hơn, hiệu quả hơn.