Biểu 3.1. Các loại đất trên địa bàn xã Đạ K’nàng
3.3. Nghiên cứu tình hình sử dụng đất của xã
Theo số liệu thống kê năm 2011 của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, tổng diện tích tự nhiên của xã là 5.193,73 ha chiếm 6,03% tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện, trong đó có các loại đất sau:
a. Đất nông nghiệp: diện tích có 4.801,8 ha, chiếm 92,45% diện tích tự nhiên; trong đó:
- Đất sản xuất nông nghiệp: diện tích có 1.476,55 ha, chiếm 28,43% diện tích tự nhiên, bao gồm các loại đất sau:
+ Đất trồng cây hàng năm: diện tích có 146,09 ha, trong đó đất lúa có 89,34 ha, đất trồng cây hàng năm khác có 56,75 ha.
+ Đất trồng cây lâu năm: diện tích có 1.330,46 ha.
- Đất lâm nghiệp: diện tích có 3.319,65 ha, chiếm 63,92% diện tích tự nhiên, trong đó có các loại đất:
+ Đất rừng sản xuất: diện tích 942 ha.
+ Đất rừng phòng hộ: diện tích 2.377,65 ha.
b. Đất phi nông nghiệp: diện tích có 359,63 ha, chiếm 6,92% diện tích tự nhiên, trong đó:
- Đất ở: diện tích có 17,45 ha được phân bố ở 7 thôn trên toàn xã.
- Đất chuyên dùng: có 308,05 ha.
- Đất nghĩa trang nghĩa địa có 1,26 ha.
- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng có 32,87 ha.
c. Đất chưa sử dụng: diện tích có 32,3 ha, chiếm 0,62% diện tích tự nhiên.
Biểu 3.10. Thống kê hiện trạng sử dụng đất năm 2011 xã Đạ K’Nàng
TT Loại đất Mã số Diện tích Tỷ lệ
(Ha) (%)
Tổng diện tích đất tự nhiên 5.193,73 100,00
1 Đất nông nghiệp NNP 4.801,80 92,45
1,1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 1.476,55 28,43
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 146,09 2,81
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 1.330,46 25,62
1,2 Đất lâm nghiệp LNP 3.319,65 63,92
1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 942,00 18,14
1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 377,65 45,78
1,3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 5,60 0,11
2 Đất phi nông nghiệp PNN 359,63 6,92
2,1 Đất ở OTC 17,45 0,34
2,2 Đất chuyên dung CDG 308,05 5,93
2,4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 1,26 0,02 2,5 Đất sông suối và mặt nước CD SMN 32,87 0,63
3 Đất chưa sử dụng CSD 32,30 0,62
3,1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 0,87 0,02
3,2 Đất đồi chưa sử dụng DCS 31,43 0,61
3.3.2. Tiềm năng đất đai của xã
Quản lý và sử dụng tiềm năng đất đai luôn được con người đặt lên vị trí hàng đầu, với một suy nghĩ là làm thế nào để sử dụng đất một cách hiệu quả nhất, mang lại lợi ích tối đa nhất trên cơ sở vẫn duy trì được độ phì của đất. Hiện nay việc quản lý sử dụng đất của nước ta nói chung và ở địa phương nói riêng còn nhiều bất cập và không hợp lý. Là ở sự thiếu hiểu biết về đất đai, do kỹ thuật sử dụng đất, do kỹ canh tác và sự lựa chọn cơ cấu cây trồng vật nuôi không phù hợp với đất đai chính vì thế để giải quyết những vấn đề không phù hợp ở trên cần đòi hỏi người chủ
sử dụng đất phải có những kiến thức nhất định về sử dụng đất đai, phải đánh giá được tiềm năng đất trên cơ sở đó mới bố trí việc sử dụng đất được hợp lý và hiệu quả.
Đánh giá tiềm năng đất một cách đúng đắn để giúp việc tổ chức sản xuất, xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi thích hợp từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng đất đồng thời khai thác tiềm năng đất đai hiện có để đảm bảo sản xuất nông lâm nghiệp bền vững.
Diện tích đất tự nhiên Của xã là 5.193diện tích trên người thì đạt 1,01ha/
người. Tuy nhiên do diện tích chủ yếu của xã là đất lâm nghiệp 3.319,65ha chiếm đến 63.92%; diện tích đất sản xuất nông nghiệp xã 1.476,55ha như vậy bình quân đầu người đạt 0,29ha/người và 1,2/hộ là thấp. Do đó có một số thiếu đất ssnr xuất.
Cần chuyển đổi một số diện tích đất lâm nghiệp sang đất nông nhiệp hoặc phát triển nông lâm kết hợp và hướng sử dụng trong thời gian tới cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên những diện tích sản xuất nông nghiệp cũ bằng cách đầu tư phân bón, giống mới, kỹ thuật. Đồng thời phải quy hoạch, cải tạo đất chưa sử dụng để nâng cao diện tích đất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Tiến hành giao khoán nồng ghếp các chương trình dự án, và giải pháp về phát triển trồng cây đặc sản, dược liệu, cây cho lâm sản phụ. Để giúp người dân nâng cao thu ngập từ rừng
Đặc điểm một số đơn vị phân loại đất:
* Đất phù sa ngòi suối (Py)
Loại đất này phân bố ở địa hình bằng thấp gần các hợp thuỷ, có điều kiện tích tụ phù sa suối. Đất có độ phì tiềm tàng cao, phản ứng chua (pHKCl < 4,8), tỷ lệ hữu cơ trong đất từ khá đến giàu (từ 3,2 – 3,8%), lân dễ tiêu và ka li trao đổi từ trung bình đến khá, dung tích hấp thu khá, thành phần cơ giới thịt trung bình. Đất thích hợp với bắp, dâu, rau, màu và một số cây ăn quả.
* Đất nâu vàng trên đá diorit (Fd)
Được hình thành do đá diorit (là loại đá macma trung tính) phong hoá ra, đất có màu nâu vàng chủ đạo, cấu tượng viên, thành phần cơ giới trung bình đến thịt nặng, tầng đất dày.
Đất này thích hợp với cây công nghiệp lâu năm.
* Đất đỏ vàng trên đá mác ma axít (Fa)
Loại đất này phân bố phần lớn diện tích đất đồi núi còn lại. Là đất phát triển trên đá mác ma axít dạng phún xuất nên đất có tầng dày khá (đa số trên 70 cm), đất có phản ứng chua (pHkcl = 4,3 - 4,8), tỷ lệ hữu cơ trong đất từ trung bình đến khá (từ 2,0 - 2,7 %), các chất tổng số như N, P2O, K2O có trị số hơi nghèo đến trung bình. Các chất dễ tiêu đều nghèo, riêng K2O có trị số trung bình. Thành phần cơ giới thịt nhẹ. Do đất có độ dốc lớn, lại thiếu nước nên việc khai thác sử dụng cho mục đích nông nghiệp gặp khó khăn. Một số diện tích trồng cà phê, các loại hoa màu…. có hiệu quả kinh tế thấp.
* Đất đỏ vàng trên đá sa phiến (Fs)
Loại đất này phân bố ở bậc thềm cao, khu vực đồi cao nơi chuyển tiếp với vùng núi cao. Đất có phản ứng chua (pHkcl = 4,3 - 4,8), tỷ lệ hữu cơ trong đất từ trung bình đến khá (từ 2,2 - 2,4 %), đất dưới tán rừng tỷ lệ hữu cơ cao hơn (trên 3,0 %), lân dễ tiêu và ka li trao đổi trung bình, dung tích hấp thu trung bình, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt trung bình. Đất có nhiều đá lẫn và đá lộ đầu. Nhìn chung loại đất trên có độ phì nhiêu tiềm tàng không cao, ít thích hợp với các cây trồng nông nghiệp.
* Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D)
Loại đất này phân bố ở địa hình thấp, các hợp thuỷ, có điều kiện tích tụ các vật chất rửa trôi. Đất có độ phì tiềm tàng cao, phản ứng chua (pHKcl < 4,2), tỷ lệ hữu cơ trong đất từ khá đến giàu (từ 3,0 – 3,5%), lân dễ tiêu và ka li trao đổi thấp, dung tích hấp thu cao, thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt trung bình. Đất thích hợp với lúa nước, rau, màu và một số cây ăn quả. Hiện trạng sử dụng là lúa nước, hoa màu.
* Đất mùn nâu vàng trên đá diorit (Hn)
Được hình thành do đá diorit phong hoá ra, phân bố ở độ cao trên 1.000 m so với mặt nước biển và còn rừng tự nhiên bao phủ. Đất có màu xám đen ở lớp đất mặt do tích luỹ mùn, màu nâu vàng ở các tầng dưới, kết cấu tượng viên, thịt trung bình đến thịt nặng, tầng đất dày trên 100 cm.
Đất này dành cho lâm nghiệp tu bổ, bảo vệ rừng.
* Đất mùn vàng đỏ trên đá granite (Ha)
Được hình thành do đá granite phong hoá ra, phân bố ở độ cao trên 1.000 m so với mặt nước biển và còn rừng tự nhiên bao phủ. Đất có màu xám đen ở lớp đất mặt do tích luỹ mùn, màu vàng đỏ ở các tầng dưới, kết cấu tượng viên, thịt trung bình, tầng đất dày trên 100 cm.
Đất này dành cho lâm nghiệp tu bổ, bảo vệ rừng.
3.3.3. Sơ đồ lát cắt sử dụng đất của xã
Các loại hình sử dụng đất của xã Đạ K’Nàng, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng được thể hiện qua Lát cắt sau:
Thực vật Lúa Cà phê, cây ăn quả
Ngô, Sắn, Lạc, đậu tương, khoai sọ, khoai lang
Keo lai, Trẩu,
Thông mã vĩ Cây bụi
Các loại cây gỗ như Thông , Dẻ De……
Tổ chức
quản lý - Hộ gia đình - Hộ gia đình - Hộ gia đình - Hộ gia đình - Hộ gia đình - Chưa giao -Giao khoán theo nhóm hộ Hình 3.2. Sơ đồ lát cắt của xã
Ao Ruộng lúa Vườn hộ Nương rẫy Rừng trồng Đất chưa sử dụng
Rừng tự nhiên
Qua quá trình điều tra cho thấy: các loại cây trồng chủ yếu trong xã là: Lúa, Ngô, Sắn, Lạc, Đậu tương, Khoai lang, Khoai sọ, cà phê, cay ăn quả, các loại cây thuộc trồng rừng và mùa vụ sản xuất của từng loại cây được xây dựng qua biểu sau:
Biểu 3.11. Lịch mùa vụ của xã Đạ K’Nàng
STT
Tháng Công việc
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
1 Lúa nước Trồng C.sóc Thu Trồng Chăm sóc Thu
2 Lúa nương Trồng Chăm sóc Thu
3 Sắn Trồng C.sóc C.sóc C.sóc Thu
4 Ngô Trồng Chăm sóc Thu
5 Lạc Trồng Chăm sóc Thu
6 Đạu tương Trồng Chăm sóc Thu
7 Khoai sọ Trồng C.sóc C.sóc Thu
8 Cà phê C.sóc Trồng C.sóc Thu
9 Khoai lang Trồng Chăm sóc Thu
10 Cây ăn quả C.sóc Thu hoạch Chăm sóc
11 Cây lâm nghiệp Trồng Chăm sóc
Qua đây ta thấy:
- Việc gieo trồng và chăm sóc các loại cây được tiền hành chủ yếu vào tháng 4 trở đi, đây là thời kì cuối mùa khô, đầu mùa mưa tại khu vực, ở những tháng đầu năm ( Tháng 1 và tháng 2,3) người dân tập chung cho chăm sóc cây công nghiệp như cây cà phê, gieo trồng lúa, thời gian từ tháng 4 đến hết tháng 11, đây là thời gian sản xuất chính trong năm nên người dân rất bận rộn.
- Việc bố trí các loại cây trồng sản xuất quanh năm như thế đã tạo ra các nguồn thu nhập cho người dân trong cả năm, ta thấy hầu như trong tất cả các tháng người dân đều có thu nhập, việc cần thiết trong thời gian tới là việc bố trí, sắp xếp và nhân rộng những mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao nhằm đem lại những nguồn thu đều quanh năm cho người
3.3.5. Đánh giá lựa chọn cơ cấu cây trồng, vật nuôi
Để sử đất một cách hiệu quả và bền vững thì việc lựa chọn cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp là rất quan trọng để giúp cây trồng sinh trưởng phát triển tốt mang lại năng suất cao, đồng thời cho hiệu quả kinh tế cao và bền vững.
Vì thế lựa chọn cơ cấu cây trồng vật nuôi cho xã phải căn cứ vào điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội của xã.
+ Về điều kiện tự nhiên
Phải lựa chọn những loài cây trồng, vật nuôi có đặc điểm sinh thái giống hoặc tương đống với điều kiện tự nhiên của xã. Bởi vì cây trồng, vật nuôi chỉ thực sự sinh trưởng, phát triển tốt nhất ở những khu vực có điều kiện tự nhiên tương đồng với đặc điểm sinh thái. Có như vậy cây trồng mới sinh trưởng, phát triển tốt.
+ Về điều kiện kinh tế xã hội
Phải lựa chọn những cây trồng, vật nuôi phù hợp với phong tục tập quán canh tác của người dân, dễ trồng, dễ kiếm giống, có thị trường tiêu thụ ổn đinh, giá bán cao có như vậy mới đảm bảo mang lại hiệu quả cao và ổn định.
Cơ cấu cây trồng, vật nuôi của xã được chia ra các nhóm: nhóm cây nông
nghiệp ngắn ngày; cây công nghiệp, cây ăn qủa; cây lâm nghiệp; nhóm cây nông lâm kết hợp là những những cây trồng có thể phối hợp với nhau; cơ cấu vật nuôi và đề tài đã sử dụng phương pháp Matrix để lựa chọn.
Các tiêu chí chung về lựa chọn cây trồng được người dân đưa ra để thảo luận, lựa chọn đánh giá là.
+ Dễ kiếm giống: Người sản xuất có thể tự sản xuất ra cây giống hoặc mua một cách dễ dàng.
+ Dễ trồng: Kỹ thuật trồng đơn giản, tỷ lệ sống cao
+ Phù hợp với điều kiện khu vực: Đánh giá mức độ sinh trưởng, khả năng cho năng xuất của cây trồng.
+ Dễ bán sản phẩm: Thị trường tiêu thụ sản phẩm nhiều, nhiều mgười mua, có thể bán sản phẩm ngay tại nhà.
+ Nhanh thu hoạch: Đánh giá Chu kỳ kinh doanh ngắn hay thời gian cho thu hoạch ngắn.
+ Hiệu quả kinh tế cao: Đánh giá lợi nhuận thu được sau 1 chu kỳ kinh doanh + Ít sâu bệnh: Khả năng chống chịu, phát sinh sâu bệnh hại
+ Đầu tư ít: Chi phí, đầu tư cho sản xuất ít.
+ Người dân ưa thích: Đánh giá mức độ chấp nhận hay ưa thích của người dân đối với cây trồng.
+ Đa tác dụng: Đánh giá khả năng cho số lượng sản phẩm của cây trồng nhiều hay ít hay đánh giá tác dụng của cây trồng.
+ Tác dụng phòng hộ: đó chính là vai trò bảo vệ đất, nước của cây trồng.
+ Tác dụng cải tạo đất: Khả năng cại tạo hay trả lại chất dinh dưỡng cho đất.
a) Lựa chọn cây nông nghiệp ngắn ngày
Lúa là loài cây trồng chính của các hộ gia đình và trực tiếp là nguồn của cải vật chất nuôi sống con người. Vì thế mà đề tài không đánh giá cây lúa mà chỉ đánh giá lựa chọn những cây trồng nông nghiệp ngắn ngày khác trong số các loài cây khác đang
được trồng trong khu vực. Hiện nay cây nông nghiệp ngắn ngày được người dân trong xã trồng chủ yếu Ngô, Sắn, Đậu tương, Khoai lang ....
Kết quả lựa chọn đánh giá được thể hiện ở biểu số liệu sau.
Biểu 3.12. Đánh giá, lựa chọn cây nông nghiệp ngắn ngày
TT Tiêu chí Loài cây trồng
Lạc Ngô Sắn Đậu tương
Khoai lang
1 Dễ trồng 8 9 9 8 9
2 Dễ kiếm giống 8 9 9 8 7
3 Phù hợp với điều kiện tự nhiên 7 9 9 7 9
4 Dễ bán 7 10 10 7 9
5 Hiệu quả kinh tế cao 7 9 8 7 9
6 Nhanh thu hoạch 9 8 6 9 7
7 Ít sâu bệnh 7 8 8 7 8
8 Đầu tư ít 8 6 8 8 7
9 Người dân ưa thích 7 9 9 6 8
Tổng điểm 68 77 76 67 73
Thứ tự ưu tiên 4 1 2 5 3
Từ bảng số liệu trên cho thấy, trong số 9 tiêu chí mà người dân lựa chọn để đánh giá lựa chọn cây nông nghiệp ngắn ngày thì cây Ngô là cây có tổng số điểm cao nhất (77điểm), tiếp đến là các cây Sắn ( 76điểm), khoai lang ( 73điểm), Lạc (68điểm) và Đậu tương (67điểm).
Xét về hiệu quả kinh tế thì cây khoai lang là cây có hiệu quả kinh tế cao nhất tiếp đến là các cây Ngô, Lạc, Sắn và Đậu tương. Nhưng Khoai sọ là loài cây rất kén đất để trồng và chỉ có một ít diện tích là có thể trồng được, còn các diện tích khác khi trồng cây sinh trưởng trung bình không cho củ hoặc cho củ rất ít và bé. Ngoài ra cây Lạc và cây đậu tương rất kén đất trồng, đòi hỏi trồng ở những nơi tương đối bằng phẳng, đất
tốt, hiện nay đang trồng rải rác tại các bản.
Xét khả năng gây trồng đại trà và thị trường tiêu thụ dễ, ổn định thì cây Ngô, Sắn là 2 loài cây có khả năng gây trồng rộng nhất cũng như thị trường tiêu thụ rất dễ, người thu mua đến tận nơi trồng để thu mua sản phẩm.
Căn cứ vào khả năng gây trồng, thị trường tiêu thụ ổn định, dễ tiêu thụ cũng như hiệu quả kinh tế người dân đã đánh giá mức độ ưu tiên gây trồng như sau: ưu tiên số 1 là cây Ngô, số 2 là cây Sắn, số 3 là cây Khoai lang, số 4 cây Lạc, số 5 cây đậu tương.
b) Lựa chọn cây công nghiệp, cây ăn quả
Hiện nay cây công nghiệp và cây ăn quả được người dân trong xã trồng chủ yếu là Cà phê, Xoài, Chuối lapa, Mát mát, Bơ. Trong đó có cây Cà phê, Chuối ba la, Mát mát là những loài cây được trồng nhiều, trồng thành các mô hình. Còn cây Bơ, Xoài được người dân trồng ít, nhỏ lẻ và trồng xen trong vườn hộ gia đình.
Đối với cây công nghiệp, cây ăn quả của xã thì cây Cà phê là một trong những cây trồng được người dân rất ưa thích trồng. Bởi vì đất của xã phù hợp với cây cà phê, có thị trường tiêu thụ cũng như giá cả tương đối ổn định, hiệu quả kinh tế cũng rất cao.
Bên cạnh cây Cà phê thì cây chuối ba la, mát mát là những cây ăn quả rất phù hợp với điều kiện xã Đạ K’Nàng, cho năng suất cao, giá cả rất ổn đinh, thị trường cũng tiêu thụ dễ dàng. Còn cây Bơ, cây Xoài năng suất, giá cả không ổn định, khó tiêu thụ
Kết quả đánh giá, lựa chọn cây công nghiệp, cây ăn quả được thể hiện ở biểu số liệu 3.13.
Qua bảng số liệu trên, với 9 tiêu chí mà người dân lựa chọn để đánh giá cây công nghiệp, mức độ ưu tiên trồng cây như sau: ưu tiên số 1 là cây cà phê, số 2 là cây Chuối ba la, số 3 là cây Mát mát, số 4 là cây Bơ.
Biểu 3.13. Đánh giá, lựa chọn cây công nghiệp, cây ăn quả
TT Tiêu chí Bơ Chuối ba la Cà phê Mát mát
1 Dễ trồng 7 9 9 8
2 Dễ kiếm giống 8 7 9 7
3 Phù hợp với điều kiện tự nhiên
8 9 9 8
4 Dễ bán 8 8 9 8
5 Hiệu quả kinh tế cao 7 8 9 8
6 Nhanh thu hoạch 9 9 8 7
7 Ít sâu bệnh 7 9 8 8
8 Đầu tư ít 7 8 6 9
9 Người dân ưa thích 7 8 9 7
Tổng điểm 68 75 76 70
Thứ tự ưu tiên 4 2 1 3
c) Lựa chọn cây Lâm nghiệp
Xã Đạ K’Nàng có 168 ha rừng trồng. Trong đó, rừng trồng sản xuất là 97 ha với chủ yếu 3 loài cây là Keo lai, Keo lá tràm, Thông mã vĩ; rừng trồng phòng hộ là71 ha với duy nhất 1 loài cây là Thông ba lá. Ngoài diện tích rừng trồng kể trên thì người dân còn trồng cây lâm nghiệp phân tán trên các nương rẫy, vườn hộ gia đình với 2 loài cây chủ yếu là sao, cây sưa.
Trên cơ sở các loài cây lâm nghiệp hiện có với sự tham gia đánh giá của người dân thì kết quả lựa đánh giá, lựa chọn cơ cấu cây lâm nghiệp được thể hiện ở bảng 3.14.
Qua bảng số liệu trên cho thấy, với 12 tiêu chuẩn người dân đưa ra để đánh giá, lựa chọn cây lâm nghiệp thì cây có số điểm cao nhất là keo(87điểm),tiếp đến là cây thông. Đối với loài cây Keo lá tràm được ưu tiên số 1, tiếp đến Keo lai được ưu tiên số 2 bởi đây là hai loài cây sinh trưởng tương đối nhanh, chu kỳ kinh doanh ngắn khoảng 8 năm và có khả năng cải tạo đất rất tốt. Cây Thông mã vĩ có tổng ưu tiên thứ 3 bởi vì